Vietstock - Dầu giảm từ mức đỉnh nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng tại Trung Quốc yếu
Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm từ mức cao nhất trong nhiều tuần vào ngày thứ Hai (16/12), do nhu cầu yếu ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, và khi nhà đầu tư tạm dừng mua vào trước khi có quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/12, hợp đồng dầu Brent lùi 58 xu (tương đương 0.8%) xuống 73.91 USD/thùng, sau khi khép phiên ngày 13/12 tại mức cao nhất kể từ ngày 22/11/2024.
Hợp đồng dầu WTI mất 58 xu (tương đương 0.8%) còn 70.71 USD/thùng, sau khi ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 07/11/2024.
Tuần trước, giá dầu được hưởng lợi từ kỳ vọng rằng nguồn cung sẽ thắt chặt hơn với các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga và Iran, trong khi khả năng giảm lãi suất ở Mỹ và châu Âu sẽ thúc đẩy nhu cầu.
Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc thấp hơn so với dự báo, gây áp lực buộc Bắc Kinh phải tăng cường kích thích nền kinh tế vốn mỏng manh đang phải đối mặt với thuế quan thương mại của Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump thứ 2.
Triển vọng nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc đã góp phần vào quyết định hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu của OPEC+ cho đến tháng 4/2024.
Nhà đầu tư cũng tiến hành chốt lời trong khi chờ đợi quyết định của Fed về lãi suất trong tuần này, sau khi giá dầu vọt hơn 6% trong tuần trước.
Fed được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất thêm 0.25% tại cuộc họp vào ngày 17-18/12, cuộc họp này c cũng sẽ mang đến cái nhìn cập nhật về mức độ mà các quan chức Fed cho rằng họ sẽ giảm lãi suất thêm bao nhiêu vào năm 2025 và có thể là đến năm 2026.
Lãi suất thấp hơn có thể kích thích tăng trưởng kinh tế và gia tăng nhu cầu dầu.
Giá dầu đã chịu áp lực bởi đồng USD, đồng tiền này đã tích tắc dao động gần mức đỉnh 3 tuần, ngay trước tuần họp của ngân hàng trung ương. Đồng USD và các hàng hoá như dầu thô có xu hướng giao dịch ngược chiều.
An Trần (Theo CNBC)