Vietstock - Dầu giảm hơn 3% sau báo cáo của EIA
Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Tư (01/02) sau khi sụt hơn 3 USD/thùng trong phiên, sau khi dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy dữ trữ dầu thô, xăng và các sản phẩm chưng cất tăng mạnh, đồng thời Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh duy trì chính sách sản lượng của nhóm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 2.62 USD (tương đương 3.1%) xuống 82.84 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.46 USD (tương đương 3.1%) còn 76.41 USD/thùng.
Vào ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ trong tuần trước tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021, do nhu cầu vẫn yếu.
Cụ thể, dự trữ dầu thô tăng 4.1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 27/01/2022 lên 452.7 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 0.4 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Đây là tuần tăng thứ 6 liên tiếp, do hoạt động tinh chế giảm và nhập khẩu ròng tăng.
John Kilduff, Đối tác tại Again Capital, nhận định: “Thị trường đang phản ứng với báo cáo cho thấy không có nhu dầu đối với dầu thô hoặc nhiên liệu”.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày thứ Tư, nhưng vẫn tiếp tục hứa hẹn “sẽ tăng tiếp” chi phí đi vay như một phần trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa được giải quyết.
“Lạm phát đã giảm bớt phần nào nhưng vẫn ở mức cao”, Fed cho biết trong một tuyên bố đánh dấu sự thừa nhận rõ ràng về những tiến bộ đạt được trong việc giảm lạm phát từ mức đỉnh 40 năm hồi năm ngoái.
Đồng USD lùi 0,9% xuống 101.19.
Bộ trường từ nhóm các nhà sản xuất OPEC+ đã giữ nguyên chính sách sản lượng không đổi vào ngày thứ Tư.
Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 01/2023, khi xuất khẩu của Iraq giảm và sản lượng của Nigeria không phục hồi, với 10 thành viên OPEC bơm 920,000 thùng/ngày, thấp hơn mức sản lượng mục tiêu của OPEC+.
Trong một diễn biến khác, Phó Thủ tướng Nga cho biết ông dự báo nhu cầu dầu sẽ sau nhờ hoạt động kinh tế ở Trung Quốc.
An Trần (Theo CNBC)