Ngày 4/11/2021, NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB (HM:VIB)) đã tổ chức buổi gặp gõ nhà đầu tư để thông báo về KQKD 3Q2021 và triển vọng kinh doanh quý cuối năm 2021 như sau:
Tăng trưởng LNTT 3Q2021 đạt -17% YoY, tỷ lệ nợ xấu đạt 2.1%
- 3Q 2021, VIB ghi nhận KQKD suy giảm so với cùng kì do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thu nhập lãi thuần 3Q2021 đạt 2,678 tỷ VND (HM:VND), tăng 19.9% YoY với động lực từ tăng trưởng tín dụng đạt 25.7% YoY và 10.9% YTD và NIM vẫn duy trì ở mức cao, đạt 4.37% (-17bps QoQ). Thu nhập ngoài lãi đạt 401 tỷ VND, giảm 49.6% YoY trong đó lãi phí bảo hiểm giảm mạnh 46% YoY trong khi lãi phí thẻ tăng 21% YoY. Thu nhập hoạt động 3Q2021 đạt 3,080 tỷ VND, tăng 1.6% YoY tuy nhiên chi phí hoạt động tăng mạnh với tỷ lệ CIR đạt 46.4% (+928bps YoY) và chi phí trích lập dự phòng tăng 12.0% YoY khiến LNTT đạt 1,385 tỷ VND, giảm 17.0% YoY. Lũy kế 9M2021, LNTT đạt 5,339 tỷ VND, tăng 32.7% YoY.
- Nợ xấu tính đến 3Q2021 đạt 3,986 tỷ VND tương đương tỷ lệ nợ xấu đạt 2.12%, tăng 43bps QoQ. Chi phí trích lập dự phòng chỉ tăng 12% YoY khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 54.1%, giảm 976bps QoQ, thuộc nhóm có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp trong nhóm các ngân hàng được theo dõi. Với diễn biến làn sóng dịch bệnh đang có dấu hiệu trở lại cùng với tệp khách hàng cá nhân chiếm hơn 87% tổng dư nợ, nhiều khả năng VIB sẽ phải đẩy mạnh trích lập trong 4Q2021 và năm 2022. Dư nợ tái cơ cấu theo thông tư 01/2020 tính đến hết 3Q2021 dưới 1% tổng dư nợ, trong đó khoảng 95% thuộc khối ngân hàng bán lẻ và có tài sản đảm bảo.
Kì vọng tăng trưởng cao trong 4Q2021 nhờ hồi phục sau làn sóng dịch thứ 4
- KQKD trong tháng 10/2021 có sự hồi phục đáng kể so với 3Q2021. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đạt 13.4% YTD, tương đương tín dụng tháng 10 tăng trưởng 2.6% MoM, vượt xa trung bình 3 tháng quý 3 là 0.92% MoM. Thu nhập lãi thuần tăng 32% so với tháng 9, thu nhập từ phí bảo hiểm và phí thẻ lần lượt tăng 58% và 29% so với trung bình tháng 3Q2021; TOI tăng 35% MoM. Ban lãnh đạo kì vọng 4Q2021 sẽ ghi nhận KQKD cao nhất trong năm nhờ sự hồi phục sau dịch của nền kinh tế.
Nợ xấu sẽ là yếu tố cần quan tâm trong ngắn-trung hạn
- Theo quan điểm của KBSV, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp cùng với tỷ trọng khối bán lẻ lớn, áp lực trích lập đối với VIB sẽ gia tăng và ảnh hưởng đến KQKD nếu quá trình hồi phục của nền kinh tế bị chậm lại do dịch. Tuy nhiên, các nỗ lực tăng trưởng tín dụng, duy trì NIM, cải thiện CIR cùng dư địa cải thiện CASA nhờ việc thúc đẩy số hóa sẽ là yếu tố tích cực đối với VIB trong thời gian tới.