Viết bởi Kathy Lien
Tâm lý ôn hoà của Fed đáng lẽ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với USD nhưng thay vì tiếp tục giảm, đồng bạc xanh lại hồi phục so với các loại tiền tệ chính khác. Hoạt động sản xuất tốt hơn dự kiến ở khu vực Philadelphia, đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm và các chỉ báo đều tăng khiến USD hồi phục, nhưng niềm tin của Fed về việc phải nới lỏng chính sách trong bối cảnh tăng trưởng mạnh hơn cho chúng ta biết họ vô cùng quan ngại về tình hình hiện tại. Cặp USD/JPY cũng được hưởng lợi khi thị trường hồi phục nhưng đà tăng đang ở gần ngưỡng 111 do vấn đề ngày thứ 4 đã thay đổi triển vọng. Ngoài kế hoạch của ngân hàng trung ương nhằm giữ nguyên lãi suất từ nay đến cuối năm, thoả thuận thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ chưa có kết quả. Phía Mỹ, Mnuchin và Lighthizer sẽ tới Trung Quốc tuần tới để đàm phán thương mại nhưng báo cáo cho rằng Tổng thống Trump muốn Trung Quốc gấp đôi hoặc gấp ba lượng nhập khẩu hàng hoá Mỹ, thoả thuận vẫn chưa đạt được, Do đó cặp USD/JPY sẽ nằm trong vùng 111,00 - 111,25.
Trong khi đó, bảng Anh giảm sâu nhất trong năm nay so với USD và nó không phải do công bố chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh. Ngân hàng Anh đã bỏ phiếu nhất trí để giữ nguyên lãi suất và nói rằng Brexit có thể thúc đẩy động thái chính sách theo 1 trong 2 hướng. Họ cũng cảnh báo rằng tăng trưởng việc làm sẽ ở mức trung bình do nhiều công ty cho rằng có khả năng có Brexit không có thỏa thuận. Thay vì giảm, Bảng tăng sau quyết đinh lãi suất do Ngân hàng trung ương quyết định chương trình thắt chặt có thể tăng từ từ nhưng hạn chế. Doanh số bán lẻ của Anh cũng vượt kỳ vọng, tăng 0,4% so với dự báo là giảm 0,4%. Không may là với Brexit là tâm điểm, không có điều gì quan trọng hơn phản ứng của EU đối với yêu cầu của Thủ tướng May về việc gia hạn Điều 50 trong thời gian ngắn cho đến ngày 30/6/2019. Và họ cũng sẽ không để bà “thỏa mãn” một cách dễ dàng. Đàm phán trưởng Brexit của EU Michel Barnier muốn việc gia hạn phải có điều kiện, nghĩa là họ hoặc chấp nhận thỏa thuận hiện tại, hoặc rời EU mà không có thỏa thuận. Nếu như thế, EU có thể sẽ tăng rào cản nhưng chúng ta vẫn chưa biết liệu đó có phải là phản hồi chính thức hay không. Nếu đúng thì bảng Anh sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng. Chúng ta cần chờ vào khả năng cao của cuộc họp EU khẩn cấu trong tuần tới, điều này sẽ kéo dài sự thiếu chắc chắn và đưa GBP/USD xuống dưới 1,30.
Ngân hàng Thuỵ Sỹ (SNB) cũng giữ nguyên chính sách tiền tệ. Giống BoE, điều đó không có gì bất ngờ. Chủ tịch Jordan của SNB nói rằng ông cảm thấy tích cực trong năm nay nhưng các xung đột thương mại, khủng hoảng tại Ý và bất ổn Brexit vẫn là rủi ro. USD tăng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với euro, xoá sạch mức tăng 70% của ngày thứ 4. Nếu báo cáo PMI (sản xuất, hợp nhất và dịch vụ) của khu vực Châu Âu ngày thứ 6 tiếp tục giảm, có thể cặp EUR/USD sẽ giảm dưới mức thấp ngày thứ 4, thay đổi hoàn toàn triển vọng kỹ thuật của nó. Nếu dữ liệu đủ tốt, nó sẽ củng cố xu hướng chống USD và đưa cặp EUR/USD lên trên ngưỡng 1,14.
AUD cũng giảm nhưng vẫn tốt hơn các chỉ số trong khu vực sau khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5% lần đầu tiên trong 8 năm. Không may là, phần lớn của sự tiến bộ này lại bắt nguồn từ tỷ lệ tham gia thấp. Tăng trưởng việc làm vẫn ở mức chậm với 4,6K sau khi tăng 38,3K trong tháng trước. NZD là đồng tiền có kết quả tồi tệ thứ 2. Cho dù tăng trưởng GDP vọt lên 0,6% trong quý IV, nhưng tăng trưởng qua năm lại chỉ ở mức thấp nhất trong 3 năm là 2,3%.
USD/CAD tăng lên bù đắp cho toàn bộ mức giảm của thứ Tư. CAD sẽ chịu ảnh hưởng trong ngày thứ Sáu với công bố của doanh số bán lẻ và giá tiêu dùng. Xu hướng có thể tăng bởi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, giao dịch bán buôn phục hồi trong tháng 1 và giá cấu thành của IVEY PMI tăng. Dẫu vậy, xu thế vẫn sẽ là tăng lên và kể cả nếu có sự thất vọng nào dù là nhỏ nhất thì cặp tiền này cũng sẽ vẫn tăng.