Vào hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng đã có một cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Washington DC. Thị trường cổ phiếu đã tăng gần mức cao nhất vào tuần trước và không có dấu hiệu tiếp tục tăng, vì vậy Tổng thống Trump mong muốn có một sự gia tăng về vốn sau khi tỷ lệ giảm xuống mức thấp trong cuộc biểu tình Tulsa vào thứ Bảy tuần trước. Các nhà đầu tư đã phản ứng tích cực với thông tin khả quan về cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và cam kết về gói kích thích trị giá 1 nghìn tỷ đô la mới. Trong tuần này, các thông tin về kích thích kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ sẽ là động lực chính của dòng chảy thị trường. Bên cạnh đó, phát ngôn nhầm lẫn về thất bại trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung của Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cũng làm nổi bật sự bất ổn định trong các quyết định của chính quyền và sự nhạy cảm trước các thông tin của số đông công chúng.
Trong khi chứng khoán tăng điểm, U.S. dollar giao dịch thấp hơn so với tất cả các loại tiền tệ chính, với USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tuần. Hoạt động dịch vụ và sản xuất được cải thiện trong tháng 6 nhưng vẫn ít hơn dự kiến. New home sales đã tăng trở lại, nhưng sự lạc quan của thị trường nhà ở tại Mỹ cũng không giúp đồng bạc xanh tăng giá mạnh trở lại. Đồng đô la bị bán tháo cùng với sự gia tăng giá của gold, đạt mức cao nhất trong bảy năm. Điều đó là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư không tin vào triển vọng của quan hệ thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và Quốc hội sẽ phải phê duyệt gói kích thích 1 nghìn tỷ đô la như đã hứa hẹn.
Chỉ số PMI Eurozone mạnh hơn kỳ vọng đã đưa EUR/USD trên mức 1.13. Hoạt động sản xuất và dịch vụ đã được cải thiện ở Đức và khu vực khác vào tháng 6, phù hợp với sự phục hồi chung mà chúng ta đã thấy trong nền kinh tế. Chỉ số PMI chung của Eurozone tăng lên 47,5 từ 31,9. Chính phủ Đức cũng cho biết họ không mong muốn có sự sụp đổ kinh tế nếu có một làn sóng Covid-19 thứ hai. Lợi nhuận của Sterling tăng trưởng ít hơn mặc dù Anh cũng báo cáo những cải tiến trong sản xuất và dịch vụ. Trên thực tế, chỉ số PMI sản xuất đã tăng trên 50 đến 50,1, cho thấy sự tăng trưởng là rất khiêm tốn. Thủ tướng Boris Johnson cũng nới lỏng các quy tắc cách ly xã hội, cho phép người dân có thể gặp nhau trong bất kỳ môi trường nào và giảm giới hạn khoảng cách hai mét xuống còn một mét. Các hoạt động dịch vụ như du lịch, quán rượu, rạp chiếu phim, phòng trưng bày và thư viện cũng sẽ được mở cửa trở lại. Hôm qua, Anh cũng đã báo cáo số ca lây nhiễm ít nhất kể từ tháng 3, điều này khiến chính phủ tự tin công bố các biện pháp cải thiện nền kinh tế mới nhất này.
Đồng đô la Canada, Úc và New Zealand đã mở rộng lợi nhuận. AUD được hưởng lợi từ các thông tin tích cực của cuộc đàm phán thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc và các chỉ số PMI của Ngân hàng Commonwealth trở nên mạnh hơn. Lợi nhuận của loonie yếu hơn sau khi Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu nhôm từ Canada vào cuối tuần nếu Ottawa không tự nguyện hạn chế xuất khẩu.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ có thông báo về chính sách tiền tệ vào tối nay và ngoài việc giữ nguyên lãi suất, các nhà đầu tư mong đợi một triển vọng lạc quan hơn từ Thống đốc Adrian Orr. New Zealand đã kết thúc cách ly xã hội khoảng hai tuần trước, điều này sẽ có tác động lớn đến hoạt động kinh tế. Chỉ riêng trong tháng Năm, chi tiêu tín dụng tăng 54% cho đến 80%. Cùng với sự nới lỏng cách ly xã hội triển vọng có khả năng sẽ tăng thêm trong mức chi tiêu. Bảng dưới đây cho thấy những cải thiện tích cực cũng như tiêu cực dựa trên dữ liệu của New Zealand kể từ tháng Năm trong đó tỷ lệ tăng trưởng thấp trong doanh số bán lẻ quý 1 và GDP, cũng được đề cập tại thời điểm này. Chỉ số PMI doanh số bán lẻ thấp hơn trong tháng 5 so với tháng 3 nhưng cao hơn so với tháng tư. Trong khi tuyên bố của Thống đốc Adrian Orr trước đây rằng sẵn sàng giảm lãi suất xuống mức âm, thì với các thông tin tích cực như hiện này khả năng điều đó xảy ra là rất mong manh. Nhưng sự lạc quan này lại giúp cho NZD đạt được mức tăng cao khả quan hơn.