Đối với đồng bạc xanh, báo cáo doanh số bán lẻ của Mỹ được phát hành vào ngày thứ Sáu và chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan là các báo cáo kinh tế quan trọng nhất trên lịch của tuần này. Từ thứ Hai đầu tuần, các nhà đầu tư đã mong đợi hai điều: (1) tiến độ của các cuộc đàm phán về gói hỗ trợ kích thích và (2) các cập nhật mới nhất về tình hình phục hồi. Mặc dù cũng có thể mang lại làn gió thú vị cho các nhà đầu tư nhưng dữ liệu lạm phát lại rất ít tác động đến thị trường trong điều kiện lãi suất tiếp tục giữ mức bằng 0 và không có sự thay đổi nào trong chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương trong thời gian này.
Các cuộc đàm phán tại Quốc hội bị đình trệ mà không có dấu hiệu tiến triển sau cuộc gọi quan trọng giữa Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin. Theo Pelosi, đảng Dân chủ và Nhà Trắng “chỉ mới đi được một dặm” của chặng đường đàm phán, điều này mang ý nghĩa rằng một thỏa thuận vẫn còn rất xa vời. Áp lực hiện nay lên thị trường đã phản ánh phần nào sự thất vọng đối với các nhà lập pháp với lo sợ rằng các cuộc đàm phán càng kéo dài thì tác động càng lớn đến nền kinh tế và chi tiêu của người tiêu dùng. Và báo cáo doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ vào hôm nay sẽ cho thấy được mức độ ảnh hưởng trong các quyết định của các nhà lập pháp lên thị trường như thế nào.
Doanh số bán lẻ dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 7 do các nhà kinh tế dự báo chi tiêu chỉ tăng 2%, giảm so với mức 7,5% của tháng 6. Không bao gồm mức chi tiêu cho đi lại như: ô tô và xăng, thì thậm chí nhu cầu cũng đã cho thấy sự suy yếu mạnh mẽ. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng thu nhập trung bình hàng giờ đã chuyển sang tích cực, Redbook báo cáo mức tăng chi tiêu và giá xăng ổn định vào tháng trước, vì vậy mà thị trường đã có được một phạm vi cụ thể hơn để có thể đánh giá được dữ liệu.
Dự báo đối với các dữ liệu chi tiêu tương đối thấp chỉ trong khoảng 2,5% đến 4%, yếu hơn so với tháng 6, nhưng lại mạnh hơn mức dự kiến được đưa ra trước đó. Với những gì mà chúng ta có thể nhận định được thì chỉ khi dữ liệu chi tiêu tốt hơn sẽ là tin tức tích cực đối với đồng bạc xanh, nhưng nếu ngược lại thì đồng đô la sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian ngắn vì trợ cấp thất nghiệp hết hạn kết hợp với sự đình trệ ở Washington và cũng có nghĩa là chi tiêu có thể chậm lại thêm nữa.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động đã đưa ra hướng dẫn về cách thực hiện lệnh hành pháp gia hạn trợ cấp thất nghiệp liên bang do Tổng thống Donald Trump ký vào cuối tuần qua. Những người Mỹ đủ điều kiện sẽ nhận được $300 mỗi tuần vì khoản bổ sung $100 sẽ tùy theo quyết định chi trả của các bang. Theo đó, ngay cả với mức trợ cấp chỉ bằng 50% các khoản trợ cấp trước đó, thì điều này cũng gây khó khăn đối với một số gia đình vì sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của họ.
Đối với thị trường tiền tệ, hãy theo dõi USD / JPY vì 107 là ngưỡng kháng cự chính. Nếu cặp tiền tệ phá vỡ mức kháng cự này và cho tín hiệu tích cực, thì rất có thể sẽ tăng tốc để đạt được mức đỉnh nhanh chóng.
Thứ Sáu cũng sẽ đánh dấu một số vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc, khi nước này chuẩn bị công bố số liệu sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ mới nhất. Dự kiến sẽ có những cải tiến hơn nữa cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những con số tích cực hơn sẽ giúp ích cho Đô la Úc, vốn đã được bán tháo bất chấp số lượng thị trường lao động tăng mạnh. Hơn 110.000 việc làm đã được tạo ra vào tháng trước với sự kết hợp tích cực giữa công việc toàn thời gian và bán thời gian. Con số này tốt hơn đáng kể so với dự báo 30.000 và giúp nâng tỷ lệ tham gia từ 64% lên 64,7%.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Úc tăng nhưng ít hơn dự đoán. Như đã nói, phản ứng trên thị trường tiền tệ quốc gia này đã hầu như bị dập tắt vì các nhà đầu tư đang xem xét sự cải thiện trong các chính sách kiểm soát để tránh vấn đề mất việc làm có thể xảy ra với Victoria – bang đông dân thứ hai của Úc và lại đang trong tình trạng khóa cấp độ 4. Lo lắng về các dữ liệu của tháng 8 là lý do chính xác khiến AUD từ chối báo cáo, điều này các nhà giao dịch nên lưu ý cho báo cáo doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ vào hôm nay.
Trong khi đó, Đô la New Zealand giảm mạnh sau những lập luận ôn hòa từ Ngân hàng Dự trữ. Đầu tuần này, RBNZ đã tăng cường mua tài sản và cho rằng có thể cần thêm các biện pháp kích thích, bao gồm khả năng sẽ áp dụng biện pháp đưa tỷ lệ lãi suất về mức âm. Đêm qua, Geoff Bascand, Phó thống đốc RBNZ, cho biết chính sách tiền tệ có thể dễ dàng hơn, trong khi nhà kinh tế trưởng Yuong Ha của RBNZ cho biết NZD yếu hơn nhưng vẫn có thể là một lợi thế. Quốc gia này cũng báo cáo 14 trường hợp nhiễm vi-rút mới, nâng tổng số lên 17. Bên cạnh đó, Auckland vẫn trong tình trạng bị khóa và theo Thủ tướng Jacinda Arden, chính quyền tại đây sẽ “nỗ lực và nhanh chóng” trong các hành động để có thể dập tắt Covid-19. Các loại tiền tệ chính khác như: Euro, sterling và đô la Canada cũng cho thấy được các giao dịch tăng cao hơn nhờ tín hiệu điều chỉnh tăng của đô la Mỹ.