- Chỉ số Russell 2000 đạt mức kỷ lục thứ 3 liên tiếp, cho thấy thương mại vẫn là vấn đề chính
- Chỉ số NASDAQ kết thúc tuần kém 0,5% so với mức kỷ lục tháng 3
- Ngành công nghệ chỉ số SPX đạt kỷ lục mới
- Chỉ số S&P tăng trong tuần, chỉ số Dow giảm
- Số liệu Bảng lương phi nông nghiệp hỗ trợ USD tăng
- Giá dầu đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4
- Sản lượng Mỹ cao kỷ lục: Bổ sung 2 giàn khoan, khiến tổng giàn khoan lên mức 861, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015, tăng 8 trong 9 tuần vừa qua.
- Một quan chức thuộc Bộ Năng lượng Nga cho biết Nga có thể tăng sản lượng trong vòng vài tháng nếu họ quyết định chấm dứt thoả thuận với OPEC, và
- USD tăng vọt 0,5% sau khi báo cáo Bảng lương phi Nông nghiệp cho thấy kỳ vọng về lãi suất, tăng áp lực lên giá hàng hoá.
Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi?
Phiên ngày thứ 6 - sau một tuần giảm trên các thị trường chính của Mỹ do tâm lý lo ngại về các vấn đề địa chính trị và chiến tranh thương mại – chỉ số Russell 2000 phiên thứ 3 kỷ lục, đóng cửa tăng 0,88%; chỉ số NASDAQ Composite đóng cửa chỉ cách ít hưn 0,5% so với mức kỷ lục trong tháng 3, tăng 1,51% trong phiên; chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,5% và tăng 1,08% trong ngày giao dịch cuối cùng, trong khi chỉ số Dow tăng 0,9% trong ngày, tuy nhiên giảm 0,5% trong cả tuần.
Cũng trong ngày thứ 6, số liệu Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 đã được công bố, bổ sung thêm 223.000 việc làm, vượt mức ước tính là 188.000.
Những con số này có cho chúng tôi biết điều gì về xu hướng trong tuần tới đối với thị trường Mỹ trước những kết quả bất ổn và không đồng đều trong tuần qua không? Các nhà đầu tư có nên tập trung vào kết quả tăng của S&P hàng tuần hay thay vào đó họ đã nhận ra bên kia vấn đề là chỉ số Dow đã giảm trong tuần đó.
Bất ổn chính trị ở Châu Âu, các luật thuế mới và thâm chí báo cáo việc làm tích cực cũng khiến thị trường biến động mạnh, chúng tôi tin rằng “cốc nước mới chỉ đầy một nửa và sẽ càng được tiếp thêm động lực”.
Quan ngại chiến tranh thương mại gia tăng
Về những yếu tố cơ bản, nền kinh tế Mỹ tiếp tục chuyển biến tốt như báo cáo về việc làm trong tháng 5. Ngoài số lượng việc làm mới được bổ sung, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8%, vượt mức kỳ vọng 3,9%, xuống mức thấp nhất trong 18 năm. Thu nhập theo giờ trung bình ở mức khiêm tốn, 2,7% theo năm biểu thị một “nền kinh tế Goldilocks”, nền kinh tế phát triển với tốc độ ổn định và bền vững, cho phép Fed có thể dần tăng lãi suất trong khi vẫn hỗ trợ chi tiêu hộ gia đình.
Những lo ngại bất ổn chính trị ở Ý sẽ lan rộng đến phần còn lại của Châu Âu và ở các khu vực xa hơn đã tạm thời dịu lại, sau khi chính phủ dân chủ mới của nước này tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ 6, chấm dứt bế tắc trước đó cản trở sự hình thành một liên minh mới và đe doạ sự ổn định của khu vực Châu Âu và đồng tiền chung ở đây.
Nỗi lo sợ cơ bản lớn nhất trong tuần mới này là về chiến tranh thương mại, sau khi chính quyền Trump thực hiện một số thuế nhập khẩu đã công bố trước đây về thép và nhôm từ Châu Âu, Canada và Mexico. Những câu hỏi chưa được trả lời nhưng quan trọng đối với các nhà đầu tư, như là khi nào cuộc đàm phán này sẽ chấm dứt hay tác động về tăng trưởng nào sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong tương lai?
Thật vậy, thực tế là Russell 2000, chỉ số gồm những công ty vốn hoá nhỏ và nội địa đã tăng 1,3% trong tuần, cùng với việc đạt kỷ lục 3 tuần liên tiếp là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy thương mại và bất kỳ sự không chắc chắn nào xung quanh vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến thịt rường chứng khoán. Chỉ số các công ty vốn hoá nhỏ tiếp tục mở rộng đà tăng đến phiên thứ 5 liên tiếp, khi nó hoàn thành một mô hình tiếp tục.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số the S&P 500 đã xác nhận xu hướng tăng dài hạn, khi nó bật ra khỏi khu vực tĩnh luỹ kể từ cuối tháng 1. Tương tự, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones không trở lại xu hướng giảm. Việc nó giảm 0,5% trong tuần cũng vẫn được xem là tín hiệu tích cực do nó đã làm giảm nhẹ mức giảm sâu 2%. Chỉ số NASDAQ Composite đóng cửa với mức tăng hàng tuần thứ 2, hoàn thành mô hình tăng giá.
Quỹ công nghệ Technology Select Sector SPDR (NYSE:XLK), theo dõi ngành công nghệ của chỉ số SPX đã đạt mức kỷ lục lần đầu tiên kể từ tháng 3, sau khi hoàn thành một phiên bứt phá tăng. Liệu ngành công nghệ có thể giúp thị trường đạt đỉnh cao mới không? Hay điều này sẽ trở thành một tín hiệu đảo ngược đỉnh đôi?
Dựa vào những cú bứt phá giai đoạn tích luỹ gần đây, chúng tôi tiếp tục tin rằng phiên điều chỉnh hai chữ số vào đầu tháng 2 là phiên cho nhà đầu tư cơ hội mua khi giá giảm. Tuy nhiên biến động vẫn là một yếu tố. Nhà đầu tư có thể đợi sự thay đổi tự nhiên giữa lãi và lỗ những phiên ở giữa, và diễn biến chiến tranh thương mại, rủi ro tăng lãi suất và các bất ổn địa chính trị khác.
Tuần tiếp theo
Các mốc thời gian đều theo giờ EDT
Thứ 2
4:30: Anh – Chỉ số PMI xây dựng (tháng 5): dự kiến tăng từ 52,5 lên 52,9.
Tuần trước bảng Anh đưa ra cây nến tăng đầu tiên sau 5 trong 6 tuần giảm với tổng mức giảm gần 8%. Sau khi đạt mục tiêu từ mô hình đỉnh đôi từ tháng 1 đến tháng 4, và tiến gần mức 100 dma, đây có thể là thời điểm cho một đợt điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, nhìn xung xu hướng vẫn giảm.
21:45: Trung Quốc – chỉ số PMI dịch vụ Caixin (tháng 5): dự báo giảm từ 52,9 xuống 52,5.
Thứ 3
12:30: Úc – quyết định lãi suất của RBA: lãi suất dự kiến không thay đổi, ở mức 1,5%.
Cuối tháng 4, Đô-la Úc cắt phía dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 1/2016, đi theo mô hình Death Cross khi đường 50 DMA (xanh lá cây) cắt dưới đường 200 DMA (màu đỏ) cho thấy xu hướng đảo chiều. Kể từ đầu tháng 5, đô la Úc đã được tích luỹ trong một phạm vi hẹp với một xu hướng tăng được bảo vệ bởi đường 50 DMA, nhấn mạnh xu hướng giảm giá.
Cả 2 chỉ số MA chính đều đang trong mô hình giảm. Dữ liệu gần đây giảm thấp hơn các loại dữ liệu dài hơn. Một phiên bứt phá xu hướng giảm sẽ báo hiệu tất cả nhu cầu đã được hấp thụ và nhà đầu tư sẽ sẵn sàng tăng cung, đẩy giá giảm sâu hơn xuống ngưỡng 0,7.
4:30: Anh – Chỉ số PMI dịch vụ (tháng 5): dự kiến tăng từ 52,8 lên 53,5.
5:00: khu vực Châu Âu – Doanh số bán lẻ (tháng 4): dự kiến tăng từ 0,8% lên 1,5% theo năm.
10:00: Mỹ – chỉ số PMI khu vực phi sản xuất ISM (tháng 5): dự kiến tăng từ 56,8 lên 57,2.
21:30: Úc – chỉ số GDP (Q1): dự báo tăng trưởng theo quý từ 0,4% lên 0,6%, trong khi số liệu theo năm tăng từ 2,4% lên 2,5%.
Thứ 4
8:30: Mỹ – Cán cân thương mại (tháng 4): dự báo thâm hụt thương mại tăng từ 49 tỷ USD lên 51,3 tỷ USD.
10:30: Mỹ – Dự trữ dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 1/6): dư kiến dự trữ dầu mỏ tăng 180.000 thùng sau khi giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước.
Giá dầu giảm 3% tuần trước, tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Liệu đây có phải là cơ hội mua khi giá giảm hay chỉ là lời dạo đầu cho những tuần giảm tiếp theo?
Giá dầu đang bị áp lực bởi 3 yếu tố cơ bản chính:
Về mặt kỹ thuật, giá dầu được điều chỉnh trong đường xu hướng tăng. Sau khi đường 50 DMA (màu xanh lá cây) vượt trên đường 200 DMA (màu đỏ) trong tháng 4, hình thành một chữ thập vàng, đường 100 DMA (màu xanh dương) tiến gần về mức đường 200 DMA. Nếu nó vượt lên trên đường này, và cả 3 đường MA chính đều trong mô hình tăng, nó sẽ tiếp tục hỗ trợ đợt tăng tiếp theo.
Thứ 5
5:00: khu vực Châu Âu – GDP (Q1, ước tính lần thứ 3): tăng trưởng GDP theo quý dự kiến giảm từ 0,7% xuống 0,4%, theo năm giảm từ 2,8% xuống 2,5%.
Những quan ngại về chính trị ở Ý đã dịu lại khiến euro hồi phục nhẹ. Nó đã hồi phục lại ngưỡng 1,16, xác nhận ngưỡng hỗ trợ tháng 11/2017, sau khi tâm lý thị trường đảo chiều ở một ngưỡng kháng cự mạnh ở mức đó, kể từ tháng 2/2015.
8:30: Mỹ – Đơn xin thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 2/6): dự kiến giảm từ 221K xuống 220K.
21:50: Nhật – GDP (Q1, ước tính cuối cùng): giảm 0,2% theo quý và 0,9% theo năm
23:00: Trung Quốc – cán cân thương mại (tháng 5): thặng dư dự kiến tăng từ 28,8 tỷ USD lên 31 tỷ USD..
Thứ 6
2:00: Đức – cán cân thương mại (tháng 4): thặng dư thương mại giảm từ 25,2 tỷ Euro xuống 18,7 tỷ Euro.
8:30: Canada – Thay đổi việc làm (tháng 5): 6000 việc làm mới dự kiến bị cắt bỏ, từ mức giảm 1100 việc làm trong tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp dự kién tăng từ 5,8% lên 5,9%.