- Chỉ số S&P 500 kết thúc quý kỷ lục kể từ năm 2013
- Tesla giảm trong phiên ngày thứ 6 sau khi SEC đâm đơn kiện Elon Musk
- USD quay lại làm tài sản an toàn
While US equities slipped for the week as the US-Sino trade dispute escalated, they still capped their best quarterly advance in five years. As such, we expect investors to sustain the ongoing rally, buoyed by continued economic expansion.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm trong tuần, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại leo thang, chỉ số S&P 500 kết thúc quý kỷ lục trong vòng 5 năm. Nhờ đó, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư đang neo vào đang tăng này nhờ tin tưởng nền kinh tế đang tiếp tục mở rộng.
SPX: Quý tốt nhất kể từ năm 2013
Mặc dù chỉ số S&P 500 giảm 0,57% trong tuần, kết thúc 2 tuần tăng liên tiếp, đây là quý chỉ số này có diễn biến tốt nhất kể từ năm 2013. Ngành nguyên vật liệu, giảm 4,34% dẫn đầu đà giảm do ảnh hưởng về hàng rào thuế quan. Ngành tài chính giảm 4,04% do nhà đầu tư chốt lời sau khi Fed quyết định tăng lãi suất 0,25%, từ mức 2% lên 2,25%. Ngành phòng vệ dịch vụ tiện ích tăng 1,5% trong ngày thứ 6.
Cũng trong ngày thứ 6, Facebook (NASDAQ:FB) giảm hơn 2% sau khi thông báo vấn đề rò rỉ an ninh đã ảnh hưởng đến 50 triệu người dùng. Cổ phiếu Tesla (NASDAQ:TSLA) giảm mạnh 13,9%, mức giảm mạnh nhất trong 5 năm sau khi Uỷ ban chứng khoán Mỹ khởi kiện Elon Musk ngày thứ 5, và yêu cầu ông từ chứng khỏi ghế chủ tịch của Tesla.
The SEC's suit accused Musk of misleading investors via a tweet on August 7 about taking Tesla private. On Saturday, Elon Musk stepped down as Tesla chair, though he will retain his position as CEO. As well, it was agreed that he and the company would together pay $40 million in order to settle the government lawsuit.
Cáo buộc này khiến nhà đầu tư hoang mang trong đoạn chia sẻ riêng (tweet) ngày 7/8 về Tesla. Thứ 7 tuần trước, Elon Musk đã rời khỏi ghế Chủ tịch của Tesla mặc dù ông vẫn là CEO của công ty. Đồng thời, ông và công ty sẽ cùng trả khoản nợ 40 triệu USD về cuộc khởi kiện này.
Vào ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số SPX đi ngang. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có diễn biến tốt hơn, tăng 0,07% mặc dù chỉ số này nhạy cảm với thương mại. Chỉ số NASDAQ tăng nhẹ 0,05%.
Chỉ số vốn hoá nhỏ Russell 2000 vượt trội, tăng 0,39%. Các công ty nội địa tăng mạnh nhất do các quy định thuế quan bị tăng lên đối với các công ty đa quốc gia.
Nếu các quy định trong cuộc chiến thương mại được áp dụng đầy đủ, các chỉ số kỹ thuật Dow có thể hình thành đỉnh đôi lớn kể từ đầu năm nay.
Mặc dù trước đây chúng tôi đã thảo luận về khả năng tăng lãi suất sẽ là hạn chế đối với thị trường chứng khoán, do Fed có kế hoạch tiếp tục tăng lãi suất lên mức cao chưa từng thấy trong một thập kỷ, nhà đầu tư dường như đã bất chấp tất cả. Thị trường nhận ra rằng lãi suất đang bình thường hoá và tiền lương tiếp tục tăng trưởng, lạm phát ở gần mục tiêu 2% để hỗ trợ tăng trưởng mặc dù đang thắt chặt chính sách.
Số liệu ngày thứ 6 cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ đã chậm lại trong tháng 8, USD xoá sạch đà tăng trước đó. Tuy nhiên, nó vẫn tăng phiên thứ 3, tăng 0,2% trong phiên và 0,97% trong tuần.
Đồng yên giảm 0,99% trong tuần, kết thúc tuần giảm thứ 3 liên tiếp, với tổng thiệt hại là 2,37%. Cặp USDJPY tăng lên trên đường xu hướng giảm kể từ tháng 5. Cân nhắc những bất ổn thương mại đã thực sự gây áp lực lên cổ phiếu, có thể USD đang cố gắng trở lại vị thế như là tài sản an toàn.
Giá dầu WTI tăng 3,49% trong tuần, tuần tăng thứ 3 liên tiếp với tổng mức tăng 8,12%. Đây là đà tăng dài nhất theo tuần của dầu trong 4 tháng trước triển vọng nguồn cung giảm. Giá đang dưới ngưỡng đỉnh hồi đầu tháng 7 ($75,27) khoảng 0,25%.
Tuần tiếp theo
Mốc thời gian đều theo giờ EDT
Chủ Nhật
19:50: Nhật – Triển vọng về sản xuất lớn ở Tankan (Q3): chỉ số dự kiến giảm từ 21 xuống 19.
Thứ 2
4:30: Anh – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 9): dự kiến khảo sát giảm từ 52,8 xuống 52,5.
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI ISM (tháng 9): dự kiến giảm từ 61,3 xuống 60,3.
Thứ 3
00:30: Úc – quyết định lãi suất RBA: dự kiến chính sách không thay đổi.
1:00: Nhật – Consumer Confidence (tháng 9): dự kiến giảm từ 43,4 xuôgns 43,3.
4:30: Anh – Construction PMI (tháng 9): dự kiến giảm từ 52,9 xuống 52,5.
Thứ 4
4:30: Anh – Services PMI (tháng 9): dự kiến giảm từ 54,3 xuống 54,0.
8:15: Mỹ – ADP Employment Report (tháng 9): 185K việc làm mới được tạo ra, tăng từ ngưỡng 163K trong tháng trước..
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI phi sản xuất ISM (tháng 9): dự kiến giảm từ 58,5 xuống 58,1.
10:30: Mỹ – EIA Crude Oil Inventories (kết thúc tuần 28/9): dự trữ giảm từ -1,279 triệu thùng xuống 1,852 triệu thùng.
21:30: Úc – cán cân thương mại (tháng 8): thặng dư giảm từ A$1,551 tỷ xuống A$1,4 tỷ trong ngày thứ 5.
Thứ 5
8:30: Mỹ – Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 29/9): dự kiến giảm từ 214K xuống 208K.
10:00: Canada – Ivey PMI (tháng 9, đã điều chỉnh theo mùa): dự kiến giảm từ 61,9 xuống 61,4.
Thứ 6
8:30: Mỹ – Bảng lương phi nông nghiệp (tháng 9), cán cân thương mại (tháng 8): dự kiến tạo ra thêm 185K từ mức 201K trong tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm từ 3,9% xuống 3,8% trong khi thu nhập theo giờ trung bình tăng 0,3% theo tháng từ mức 0,4%. Thâm hụt thương mại tăng từ $50,1 tỷ lên $53,1 tỷ.
8:30: Canada – tỷ lệ thất nghiệp (tháng 9): dự kiến ổn định ở mức 6,0%.