- VIX giảm xuống mức thấp nhất tháng nhưng vẫn cao hơn so với năm 2017 và biến động trước đó năm 2018
- Phiên bán tháo thứ 6 lần thứ 2, ngẫu nhiên hay không sẵn sàng thoả hiệp?
Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ giảm ngày thứ 6, theo diễn biến tuần, các chỉ số Dow, S&P 500, NASDAQ Composite và Russell 2000 vẫn tăng tuần thứ 3 liên tiếp. Về yếu tố cơ bản, cổ phiếu công nghệ ngày thứ 6 khiến cả thị trường đi xuống do báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng. Về mặt kỹ thuật, đây đã là tuần thứ 2 nhà đầu tư không chịu thoả hiệp qua cuối tuần. Liệu đây có phải là dấu hiệu nhà đầu tư đang mất niềm tin vào thị trường chứng khoán?
Chỉ số S&P 500 Index giảm 0,92% ngày thứ 6 với hầu hết tất cả các chỉ số đều chìm trong sắc đỏ. Hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 0,58% trong khi dịch vụ công nghệ thông tin giảm 2,05% và công nghệ giảm 1,73%. Theo diễn biến tuần, chỉ số chung đã tăng 2,13% với ngành chăm sóc sức khoẻ tăng 4,13% do Đảng Cộng hoà đã thành công trong việc bãi bỏ luật chăm sóc y tế sau khi thua Hạ viện vào tay Đảng dân chủ và một số bang đã thông qua sáng kiến để mở rộng Medicaid theo đạo luật Affordable Care.
Dow Jones có một tuần ấn tượng khi chỉ có 1 ngày giảm chỉ 0,77%. Chỉ số vốn hóa lớn này tổng cộng tăng 2,84% cho cả tuần.
NASDAQ Composite giảm 1,65% vào ngày thứ Sáu dù cho đã tăng 0,68% trong cả tuần. Chipmaker Skyworks Solutions (NASDAQ:SWKS) giảm sau khi kết quả công bố cho thấy nhu cầu điện thoại đang chậm lại.
Russell 2000 giảm 1,77% ngày thứ Sáu. Về mặt kỹ thuật, đây là sàn lớn duy nhất tại Mỹ vẫn đang nằm dưới đường xu thế tăng kể từ lần điều chỉnh trước đó vào đầu 2016. Nó cũng là sàn duy nhất nằm dưới đường 200 DMa và điểm Death Cross có vẻ sẽ diễn ra với việc đường 50 DMA cắt bên dưới 200 DMA.
VIX tăng vào thứ Năm và thứ Sáu, độ bất ổn giảm trong 2 tuần liên tiếp xuống mức thấp nhất trong tháng. Dù vật, nó vẫn nằm trên mức của cả năm 2017 và hầu hết trong năm 2018.
Lãi suất trái phiếu giảm xuống thấp hơn sau khi Fed tái khẳng định vào ngày thứ Năm họ sẽ tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất. Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu 10 năm tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức đỉnh 1 tháng trước đó 3,250. Nếu nó tiếp tục giảm xuống dưới 3,050 nó sẽ hoàn thiện đỉnh đôi.
USD chỉ còn cách mức đỉnh ngày 31/10 0,25% và một lần nữa đạt được đỉnh cao nhất kể từ giữa 2017. Đồng bảng yếu đi giữa những đồn đoán về khả năng đạt được thỏa thuận Brexit. Chứng khoán và tiền tệ tại thị trường mới nổi đều đồng loạt giảm.
Dầu WTI trải qua 10 phiên giảm, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng Ba. Về mặt kỹ thuật, đường 50 DMA cắt dưới 100 DMA cho thấy sự suy yếu trong mức giá gần đây.
Nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào bất kỳ dầu hiệu nào cho thấy chu kỳ kinh tế đang đạt đỉnh. Giá dầu giảm chủ yếu đến từ gia tăng nguồn cung chứ không phải do nhu cầu giảm, từ phía Trung Quốc có một vài dấu hiệu đáng lo ngại. Số liệu từ nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới cho thấy PPI yếu đi, doanh số ô tô giảm và triển vọng đáng thất vọng từ Ctrip.Com International (NASDAQ:CTRP). Toàn bộ điều này đều kéo dài nghi ngại về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc.
Cổ phiếu tài chính ở Châu Á đặc biệt tỏ ra đáng thất vọng vào cuối tuần vừa rồi, sau khi có những thông tin kế hoạch từ chính quyền Bắc Kinh sẽ dặt quota cho ngân hàng để bơm tín dụng vào các doanh nghiệp tư nhân. Nhân dân tệ khá ổn định, giảm nhẹ vào cuối tuần, và chỉ có rất ít dấu hiệu cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ kết thúc sau cuộc bầu cử giữa kỳ.
Tổng quan thị trường tuần trước tiếp tục hồi phục từ sau đợt sụt giảm mạnh vào tháng 10, dựa vào kết quả kinh doanh tích cực từ các doanh nghiệp, cuộc bầu cử giữa kỳ và tài sản kinh tế từ Fed. Tất cả điều trên đều cho thấy tính lạc quan của nền kinh tế. Động thái thị trường gần đây cho thấy những cơn bão có thể bị che phủ từ những yếu tố cơ bản nền tảng tạo định hướng thị trường.
Vậy liệu nhà đầu tư đã mất niềm tin vào thị trường? Khó có thể kết luận vào thời điểm này, nhưng rõ ràng là sau hơn 2 tuần, vào ngày cuối cùng giao dịch của cả tuần trước lẫn tuần trước đó thì thị trường đều giảm điểm cho thấy nhà đầu tư tỏ ra thiếu lạc quan.
Có lẽ tuần tới sẽ có một dấu hiệu khác. Liệu thị trường có lặp lại diễn biến tương tự trong tuần tới đây - tăng cả tuần nhưng lại giảm trong phiên giao dịch cuối, đó là dấu hiệu cho thấy niềm tin suy giảm.
Tuần tiếp theo
Thứ 2
19:30: Úc – Niềm tin doanh nghiệp NAB (tháng 10): tăng từ 6 lên 12
Thứ 3
4:30: Anh – Dữ liệu việc làm: số lượng thu nhập bình quân tăng 4300 từ mức 18500 trong tháng 10, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4%, và thu nhập theo giờ trung bình tăng 3% trong tháng 9.
5:00: Đức – Khảo sát ZEW (tháng 11): tâm lý kinh tế tăng từ -24,7 lên -24,2.
18:30: Úc – Niềm tin người tiêu dùng Westpac (tháng 11): tăng từ 101 lên 103.
18:50: Nhật – GDP (Q3, sơ bộ): dự báo giảm từ 0,7% xuống -0,3% theo quý.
Thứ 4
2:00: Đức – GDP (Q3, sơ bộ): theo quý giảm từ 0,5% xuống -0.3%, và theo năm giảm từ 2,3% xuống 1,2%.
4:30: Anh – CPI (tháng 10): giá tăng từ 0,1% lên 0,2% theo tháng ổn định ở mức 2,4% theo năm. Core CPI to remain flat at 1.9% YoY.
5:00: Châu Âu – GDP (Q3, ước tính thứ 2): tăng trưởng theo quý ổn định ở mức 0,2%.
8:30: Mỹ – CPI (October): prices to rise 0.3% MoM and 2.5% YoY, from 0.1% and 2.3% respectively. Chỉ số CPI lõi tăng từ 0,1% lên 0,2% theo tháng.
19:30: Úc – Dữ liệu việc làm (tháng 10): tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 5% lên 5,1%.
Thứ 5
4:30: Anh – Doanh số bán lẻ (tháng 10): tăng từ -0,8% lên 0,1% theo tháng và giảm từ 3% xuống 2,8% theo năm.
8:30: Mỹ – Chỉ số sản xuất New York (tháng 11), Doanh số bán lẻ (tháng 10): giảm từ 21,1 xuống 19,3. Doanh số tăng từ 0,1% lên 0,4%.
11:00: Mỹ – hàng tồn kho dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 9/11): hoãn 1 ngày do ngày Ăn chay, hàng tồn kho tăng từ 5,7 triệu thùng trong tuần trước lên 5,783 triệu thùng.
Thứ 6
5:00: Châu Âu – CPI (tháng 10): tăng 0,2% theo tháng từ mức 0,5%, và ổn định ở mức 2,2% theo năm. Chỉ số CPI lõi ổn định ở mức 1,1% theo năm.