- Mặc dù tình hình biến động, thị trường chứng khoán vẫn chịu đựng được những cú sốc, cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn ổn định
- USD giảm sau lãi suất trái phiếu giảm, đẩy giá vàng tăng
- Liệu dầu mỏ có ở trên ngưỡng $68?
- Giá bitcoin có thể xuống thấp đến mức nào?
Mặc dù lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, nền kinh tế Mỹ ngày càng mạnh mẽ hơn và cổ phiếu nhiều lần xoá sạch mọi thiết hại trong những phiên trước đó. Mô hình đó vẫn khá rõ ràng trong tuần trước. Như vậy, chúng tôi vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán cho đến khi thị trường đưa ra lý do để tin khác đi.
Mặc dù nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ là những mã tăng điểm duy nhất trong tuần, thị trường chứng khoán Mỹ giảm do căng thẳng chiến tranh thương mại và lo ngại tăng trưởng về lạm phát và lãi suất cao hơn. Tuy nhiên chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đảo chiều trong ngày thứ 6 sau khi giảm 8 phiên liên tiếp, đóng cửa tuần tăng 0,49%. Chỉ số S&P 500 cũng tăng trong ngày giao dịch cuối cùng, kết thúc tuần tăng 0,19%.
Tất cả điều này cho thấy các nhà đầu tư cổ phiếu không mong đợi có một cuộc chiến thương mại thực sự, cho rằng đây chỉ là những chiến thuật đàm phán của hai bên, hoặc nếu có một cuộc chiến thương mại thực sự xảy ra, nhà đầu tư dường như đang cho thấy họ không tin rằng điều đó sẽ có tác động lâu dài đối với Mỹ.
Đồng USD trong khi đó tăng nhẹ hơn. Nó giảm do lãi suất trái phiếu giảm khi biến động thị trường tăng. Không có gì đang ngạc nhiên khi giá những tài sản trú ẩn như vàng và yên Nhật đều ổn định.
Biến động khiến giá trái phiếu tăng lên, USD giảm nhẹ
Khi kết thúc phiên giao dịch, nhà đầu tư đã đánh cược rằng thị trường sẽ biến động hơn, khiến chỉ số VIX tăng lên mức đóng cửa cao nhất kể từ cuối tháng 4, những vẫn ở dưới mức hồi cuối tháng 1, đầu tháng 2 mà tiếp cho đến cuối tháng 4 – giao đoạn điều chỉnh hai chữ số đầu tiên kể từ tháng 2/2016. Sau hai giai đoạn ít biến động hơn, giai đoạn mà chỉ số đã chạm đến ngưỡng đã thấy trong hầu hết năm 2017, tâm lý “lo ngại” trở lại mức cao nhất.
Do đó, nhà đầu tư đã tăng nhu cầu trái phiếu, đẩy lãi suất trái phiếu xuống thấp hơn. Lãi suất kỳ hạn 10 năm dao động quanh phạm vi 2,8 điểm cơ bản, tương đương 0,97% tăng và 6,7 điểm cơ bản, tương đương 2,3% giảm và cuối cùng kết thúc giảm 2,3 điểm cơ bản, tương đương 0,9%.
Từ quan điểm kỹ thuật, nhu cầu đã giảm từ giữa năm 2016, đẩy lãi suất trái phiếu cao hơn. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu đã dao động dưới ngưỡng 3,04% kể từ giữa tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 12/2013. Nếu diễn biến hiện tại tiếp tục và đạt mức cao hơn, nó sẽ báo hiệu một kết thúc chính thức giai đoạn 30 năm của thị trường tăng giá đối với trái phiếu.
Điều đó sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư luân phiên đưa thêm vốn ra khỏi thị trường trái phiếu và tham gia vào thị trường cổ phiếu. Mặt khác, thị trường chứng khoán cần có sự điều chỉnh đáng kể, khi nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo nhu cầu gia tăng đối với trái phiếu sẽ đẩy lãi suất trái phiếu xuống dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 7 năm ngoái, khiến nó càng có thể giảm xuống dưới mức thấp 1,698% trong tháng 7. Điều này có nghĩa thị trường tăng giá đối với trái phiếu sẽ quay trở lại.
Mặc dù chênh lệch lãi suất rõ ràng có lợi cho đồng bạc xanh, chỉ số USD dã từ bỏ mức tăng 0,75% trong tuần trước và kết thúc giảm 0,3%, giảm cùng với xu hướng của lãi suất trái phiếu Chính phủ. Về mặt kỹ thuật, chỉ số USD đã gặp đường kháng cự ở ngưỡng 0,95%, mức cao nhất kể từ tháng 10.
Tăng trong tuần, nhưng đóng cửa trong sắc đỏ đã hình thành một nến shooting star, kết hợp cùng đường kháng cự ở mức đó. Diễn biến đã hình thành kể từ tháng 10 phù hợp với mô hình đỉnh đầu vai đảo chiều, mà nếu hoàn thành, sẽ báo hiệu việc chỉ số sẽ trở lại trên ngưỡng 102 lên ngưỡng hồi tháng 1, trước khi Trump nói với tờ Wall Street rằng USD mạnh hơn đang “giết chết chúng ta”.
Việc USD giảm khiến giá vàng tăng nhẹ 0,15%.
Câu chuyện chiến tranh thương mại tiếp tục gây chú ý
Nhà đầu tư đang bị chia cách bởi ảnh hưởng lâu dài từ chiến tranh thương mại toàn cầu kể từ tháng Ba. Trung Quốc vẫn là mối quan tâm lớn nhất của Mỹ, tuy nhiên chính quyền Trump cũng đang hướng đến những quốc gia Châu Á khác, Châu Âu đặc biệt là Đức cũng như là hàng xóm Canada & Mexico.
Nếu chỉ nhìn bề nổi thì cuộc chiến thương mại lần này có thể sẽ chấm dứt tăng trưởng đồng loạt đầu tiên kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 2008, tuy nhiên nếu nhìn nhận sâu hơn thì đây vẫn là một vấn đề chưa rõ trắng đen. Đầu tiên, ta có thể thấy tuyên bố của Mỹ về mức áp thuế trị giá 50 tỷ USD và sau đó Trung Quốc cũng đưa ra những biện pháp trả đũa. Nhưng trên thực tế, cả hai bên đều mới chỉ đưa ra tuyên bố chứ chưa chính thức áp dụng. Điều này có thể sẽ yêu cầu một quá trình gồm nhiều bước trong một khoảng thời gian dài, và trong khi đó, hai quốc gia này vẫn còn thời gian để đàm phán hay đưa ra giải pháp giữ được thể diện cho cả hai bên.
Thứ hai, mức giá trị hàng hóa xuất khẩu 200 tỷ USD để áp thuế chỉ gần tương đương với 1% GDP của Mỹ và chỉ là một mức rất nhỏ để đủ làm phá vỡ cơ chế thương mại toàn cầu.
Và dù cho đến nay đã trải qua 15 tuần “chiến tranh thương mại”, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 3,8% thấp nhất trong vòng 18 năm qua. Trước năm 2000, thì lần cuối Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp thấp như vậy là vào 1969. Tăng trưởng lương ở mức ổn định hoàn thành tổng thể bức tranh tăng trưởng theo nền kinh tế Goldilocks và niềm tin người tiêu dùng được củng cố ở mức cao.
Ngay cả cổ phiếu thị trường bị câu chuyện về chiến tranh thương mại ảnh hưởng nhiều nhất, đã xoá sạch những thiệt hại trước đó nhờ những yếu tố cụ thể. Mặc dù tuần trước, chỉ số S&P 500 giảm 0,89% do ngành công nghiệp giảm 3,34% và nguyên vật liệu giảm 2,03%. Cho thấy lý do rõ ràng cho phiên bán tháo này. Chỉ số vẫn cách 1,15% so với mức cao nhất trong tháng 3, trước khi đà bán tháo bắt đầu.
Xu hướng chỉ số SPX vẫn rõ ràng kể từ mức thấp trong tháng 2 và giá vẫn đang cao hơn một tam giác đối xứng. Giai đoạn tích luỹ trong đó nhu cầu hấp thụ tất cả nguồn và vẫn tiếp tục tăng lên.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, chỉ số gồm các công ty vốn hoá lớn đa quốc gia mà tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đã giảm mạnh nhất trong phiên, giảm gần 500 điểm tương đương 2%, kéo dài một đợt bán tháo sang tuần thứ 2 với tổng mức giảm là 755 điểm, tương đương 3%. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, chỉ số này vẫn nằm trong xu hướng tăng kể từ mức thấp của tháng 2. Nó cũng đã xoá sạch những thiệt hại trong những phiên trước đó.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,7% trong tuần nhưng vẫn cao hơn 1,4% ngưỡng cao nhất trước khi thị trường bán tháo. Chỉ số Russell 2000, hình ảnh phản chiếu của chỉ số Dow, gồm nhiều công ty vốn hoá nhỏ mà phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa đã tăng nhẹ 0,1% trong tuần, tăng trong tuần thứ 8 liên tiếp, với tổng mức tăng tính đến nay là 8,3%.
Tài sản mà vẫn đang phải vật lộn là Bitcoin. Đồng tiền ảo phổ biến nhất theo vốn hoá thị trường đã giảm xuống dưới ngưỡng thấp hồi tháng 2, đạt 5852,8 USD vào thời điểm viết, và đang giao dịch ở mức đáy của phiên.
Đà giảm này đã cho thấy phiên bứt phá xuống một tam giác giảm khổng lồ trong gần 5 tháng, mà khi tích luỹ, bên cung đã nhấn chìm bên cầu trong mô hình và họ đã buộc phải tìm kiếm người mua ở những mức giá thấp hơn. Nếu giá tiếp tục giảm sâu xuống, tài sản này sẽ báo hiệu có nhiều khoản lỗ hơn.
Tin trong tuần
Tất cả thời gian đều theo mốc EDT
Thứ 2
4:00: Đức – Chỉ số IFO (tháng 6): chỉ số môi trường kinh doanh dự kiến giảm từ 102,2 xuống 101,7.
Thứ 3
10:00: Mỹ – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (tháng 6): dự kiến ổn định ở mức 128.
Thứ 4
8:30: Mỹ – Số lượng đơn hàng hoá lâu bền (tháng 5): dự kiến tăng từ -1,7% lên 0,2% theo tháng, số lượng đơn hàng hoá lâu bền lõi dự kiến tăng từ -0,9% lên 0,5%.
10:00: Mỹ – Doanh số nhà chờ bán (tháng 5): dự kiến tăng từ -1,3% lên 0,6% theo tháng.
10:30: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu mỏ (kết thúc tuần 22/6): hàng tồn kho dự kiến giảm 5,1 triệu thùng sau khi giảm 5,9 triệu thùng một tuần trước đó.
Ngày thứ 6, sau khi OPEC và Nga chốt thoả thuận tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, giá dầu tăng mạnh 5% mặc dù nó đã tăng 4,5% trong phiên. Sản lượng tăng ít hơn những gì so với chuyên gia phân tích dự kiến.
Về mặt kỹ thuật, phiên tăng này đã phá vỡ áp lực bán của 2 mô hình cờ liên tiếp. Giá dầu đã tăng trở lại trên đường xu hướng tăng kể từ ngày 11/2. Việc kiểm nghiệm lại xu hướng trong tuần này sẽ là liệu nó có nằm trên đường xu hướng tăng hay khôngl còn việc kiểm nghiệm trong tháng tới là liệu giá dầu có đạt mức đỉnh mới trên ngưỡng 22/5 hay không, ở dưới $73.
Thứ 5
5:00: Châu Âu – Chỉ số niềm tin doanh nghiệp (tháng 6): dự kiến giảm từ 112,5 xuống 112.
8:00: Đức – CPI (tháng 6, sơ bộ): dự kiến giảm từ 2,2% xuống 1,9% theo năm. Để theo dõi: diễn biến đồng EUR
8:30: Mỹ – GDP (Q1, cuối cùng), Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (kết thúc tuần 23/6): tăng trưởng dự kién đạt 1,2% theo năm và 0,1% theo quý. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng từ 218K lên 219K.
19:30: Nhật – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 5): dự kiến ở mức 2,5%.
Cặp tỷ giá USD/JPY đã giảm kể từ tháng 12/2016. Đợt giảm trong tuần trước khi tiếp cận kênh giảm ở dưới mức 111,00, xác nhận đường cung từ giữa tháng 5. Nếu giá giảm xuống dưới mức 108 - đường kháng cự-hỗ trợ kể từ tháng 4/2017, nó sẽ hoàn thành một sự đảo chiều đỉnh đôi, đẩy giá lên kiểm nghiệm lại ngưỡng 105,00 trước khi nó mở rộng xu hướng giảm.
Thứ 6
7:55: Đức – Tỷ lệ thất nghiệp (June): tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 5,2%.
8:30: Anh – GDP (Q1, cuối cùng): tăng trưởng dự kiến ở mức 1,2% theo năm và 0,1% theo quý.
9:00: Châu Âu – CPI (tháng 6, sơ bộ): lạm phát dự kiến giảm 1,9% xuống 1,7% theo năm, và chỉ số CPI lõi tăng từ 1,1% lên 1,2% theo năm.
12:30: Mỹ – Thu nhập cá nhân và Chi tiêu (tháng 5): thu nhập tăng từ 0,3% lên 0,4% theo tháng, và chi tiêu giảm từ 0,6% xuống 0,4% theo tháng.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI Chicago (tháng 6): dự báo chỉ số giảm từ 62,7 xuống 60,1.