- Hợp đồng tương lai Mỹ trên bờ vực đỉnh của mô hình Đỉnh đầu vai hoặc đỉnh đôi đối với chỉ số Russell
- Nền kinh tế Mỹ chứng kiến đà tăng trưởng dài nhất lịch sự nhưng không quá mạnh mẽ
- Thị trường vẫn trái chiều với nhiều câu chuyện
- Nghỉ lễ tưởng niệm các vị tổng thống ở Mỹ
- Nghỉ lễ mùa xuân ở Anh
Mặc dù cả 4 chỉ số chính đều tăng nhẹ trong ngày thứ Sáu trước ngày lễ Tưởng niệm cuối tuần, vẫn chưa đủ đề bù đắp thiệt hại trong tuần vừa qua. Biến động theo ngày bị ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại, khiến các chỉ số S&P 500, Dow Jones, NASDAQ và Russell 2000 giảm xuống gần đường xu hướng giảm chính thức trong trung hạn.
Đà tăng của trái phiếu chính phủ ngừng trong phiên ngày thứ Sáu, USD giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Bảng hồi phục sau khi Thủ tướng Theresa May tuyên bố bà sẽ từ chức.
Về mặt kỹ thuật, Bảng tiếp tục giao dịch trên đáy của mô hình Đỉnh đầu vai, tìm được hỗ trợ trong tuần qua ở mức thấp ngày 18/8, hình thanh vai trái trên mô hình đảo chiều.
Dầu ổn định.
Chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu
Số liệu nhà máy Mỹ gây thất vọng trong ngày thứ Năm xác nhận ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Mỹ, không chỉ đối với thị trường toàn cầu, niềm tin doanh nghiệp của Đức giảm. Cơ cấu thị trường thay đổi, do các chỉ số vốn hoá nhỏ diễn biến kém khi USD tăng. Cuộc chiến thương mại hiện nay ảnh hưởng trái chiều đối với chỉ số Russell.
Vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước, chỉ số S&P tăng nhẹ 0,15%. 8 trong số 11 ngành chính kết phiên trong sắc xanh. Tài chính tăng 0,79%, vượt trội trong khi ngành hàng tiêu dùng thiết yếu giảm 0,36%.
Trong tuần, chỉ số SPX giảm 1,17% với 8 ngành trong sắc đỏ. Năng lượng giảm 3,34% do hàng tồn kho tăng cùng triển vọng về nhu cầu giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu. Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số. Về mặt kỹ thuật, đà giảm dưới ngưỡng 2.800 đưa tín hiệu về xu hướng giảm trung hạn.
Giá giảm trong trung hạn kể từ đầu tháng 12. Mặc dù nền kinh tế vẫn khởi sắc trong tháng 6, số liệu GDP hồi phục mạnh nhất, vượt cả hồi những năm 1990, thị trường vẫn bất động.
Mỹ vừa đạt GBP thực tăng kỷ vọng trong 13 năm qua, tăng 3%. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong 50 năm, 3,6%. Tuy nhiên, liệu ngành công nghệ phát triển vượt bậc có loại bỏ ngày càng nhiều nhân lực?
Đây là thị trường tăng mạnh lần thứ hai với mức hơn 400% kể từ mức thấp năm 2009. Liệu có nên tham gia vào thị trường hiện nay hay thoát khỏi thị trường?
Chỉ số S&P 500 tìm được hỗ trợ trên ngưỡng 2.800, nhưng vẫn chưa bị phá vỡ kể từ tháng 3. Đường 200 DMA đang nằm ngang dưới ngưỡng này.
Tuy nhiên, đây là một phiên bứt phá giảm đối với mô hình cờ kể từ đầu tháng, theo phản ánh trong đầu đường cong giảm của đường 200 DMA ngay cả sau khi đường 100 DMA cắt trên đó. Phiên giảm dưới đường 200 DMA sẽ hoàn thành đỉnh của mô hình Đỉnh đầu vai, tạo ra một loạt đỉnh và đáy giảm, thiết lập đường xu hướng giảm trong trung hạn.
Mô hình cờ hoàn chỉnh cho thấy mô hình đỉnh đầu vai đảo chiều sẽ kết thúc với chỉ báo RSI tạo ra đường phân kỳ âm, nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng ngày 8/3.
Thực tế, chỉ báo RSI giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, khi giá ở mức 2.400. Kể từ khi động lực suy yếu, giá cũng giảm theo.
Chỉ số trung bình Dow Jones tăng 0,37% ngày thứ Sáu, nhưng giảm 0,69% theo tuần, tuần giảm thứ 5 liên tiếp. Đà giảm dài nhất kể từ năm 2011, với tổng mức giảm 3,67%. Về mặt kỹ thuật, giá giảm bớt thiệt hại sau khi kiểm nghiệm thành công đường 200 DMA ngày thứ Năm. Giá giảm dưới ngưỡng 2.5208, mức thấp ngày 11/3 sẽ hoàn thành đỉnh của mô hình Đỉnh đầu vai.
Chỉ số NASDAQ chỉ tăng 0,11% ngày thứ Sáu, là chỉ số kém nhất trong tất cả các chỉ số chính của Mỹ do các công ty công nghệ vẫn chờ thông tin đòn trừng phạt của Trung Quốc sau lệnh cấm Huawei của Mỹ. Chỉ số này giảm 2,29% theo tuần, tuần giảm thứ 3 liên tiếp với tổng mức giảm là 6,46%.
Triển vọng tích cực về một thoả thuận thương mại khiến nó trở thành chỉ số diễn biến kém nhất hiện tại. Từ quan điểm kỹ thuật, chỉ số đóng cửa ngay trên đỉnh của đỉnh mô hình Đỉnh đầu vai. Đường 200 DMA chỉ thấp hơn 1,5% ngưỡng 7.530.
Chỉ số Russell 2000 vượt trội trong ngày thứ Sáu, tăng 1,03%. Tuy nhiên, nó đã giảm 1,41% theo tuần, với tổng mức giảm là 6,19%.
Đây là chỉ số diễn biến kém thứ hai, sau chỉ số NASDAQ. Trong vài tháng qua, câu chuyện thị trường vẫn chưa đồng nhất với cấu trúc thị trường. Nếu đồng nhất, cổ phiếu vốn hoá lớn và các công ty công ty sẽ giảm, trong khi cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng, thoả thuận thương mại sẽ giảm.
Với đà giảm hiện tại đi theo câu chuyện thị trường, diễn biến chỉ số vốn hoá nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng do không chịu tác động về thuế cũng như vấn đề về vận chuyển toàn cầu. Ngoài ra, USD tăng cũng sẽ ủng hộ cổ phiếu vốn hoá nhỏ, vốn không bị ảnh hưởng do chênh lệch ngoại hối như các công ty xuất khẩu Mỹ.
Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017, đóng cửa dưới đường 200 WMA. Đây không phải là tín hiệu niềm tin thị trường trong tăng trưởng kinh tế.
Tuần tiếp theo
Thứ Hai
Thứ Ba
10:00: Mỹ – Niềm tin người tiêu dùng: dự kiến tăng từ 129,2 lên 130,0.
Thứ Tư
3:55: Đức – Thay đổi thất nghiệp và Tỷ lệ thất nghiệp: thay đổi thất nghiệp tăng từ -12K lên -8K theo tháng, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4,9%.
10:00: Canada – Quyết định lãi suất BoC cùng tuyên bố lãi suất của BoC: Chuyên gia dự báo BoC sẽ không tăng lãi suất trước cuối năm 2020 trong khi 40% người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ giảm lãi suất. Cặp USD/CAD vẫn chưa có xu hướng kể từ tháng 4.
Thứ Năm
8:30: Mỹ – GDP: có thể giảm từ 3,2% xuống 3,1% theo quý. Nền kinh tế chậm lại so với thị trường chứng khoán, được coi là chỉ số dẫn dắt đối với tăng trưởng kinh tế.
10:00: Mỹ – Doanh số nhà chờ: dự kiến giảm từ 3,8% xuống 0,9% theo tháng.
11:00: Mỹ – Hàng tồn kho dầu thô: giá dầu WTI tăng ngày thứ Sáu do rủi ro nguồn cung tăng.
Tuy nhiên dầu giảm 6,58% trong tuần qua, diễn biến kém nhất kể từ giữa tháng 12. Về mặt kỹ thuật, dầu đã đi vào xu hướng giảm trung hạn.
21:00: Trung Quốc – chỉ số PMI sản xuất: dự kiến giảm từ 50,1 xuống 49,9, do cả Trung Quốc và Mỹ đều không nhượng bộ. Trung Quốc chưa rõ tín hiệu, Mỹ cũng chưa xác định về vấn đề thương mại.
Thứ Sáu
8:30: Canada – GDP dự kiến tăng từ -0,1% lên 0,2%.