📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

Nhận định tuần: Mua theo nhịp giảm hay chờ đợi đợt tăng cuối cùng của thị trường?

Ngày đăng 20:09 10/03/2019
Cập nhật 13:05 02/09/2020
US500
-
DJI
-
US2000
-
DX
-
CL
-
IXIC
-
US10YT=X
-
XLY
-
XLE
-
XLV
-
XLU
-
  • Tất cả các chỉ số chính giảm mỗi ngày vào tuần trước
  • Chỉ số S&P 500 giảm dưới đường 200 DMA
  • Diễn biến vượt trội gần đây của các công ty vốn hoá nhỏ cho thấy lạm phát tăng do mức lạm phát cao nhất trong 10 năm
  • Xu hướng giảm của trái phiếu Chính phủ tạo ra nhiều nỗi đau hơn cho thị trường chứng khoán
  • USD và WTI cùng hình thành mô hình tích cực
  • Sau khi các nhà đầu tư chứng kiến tuần tồi tệ nhất trong tuần trước, do báo cáo việc làm thấp nhất vào thứ 6 tuần trước kể từ tháng 9/2017, rất khó để nói rằng liệu tuần này sẽ là cơ hội để mua theo nhịp giảm hay là chờ đợi đợt tăng cuối cùng trước khi xu hướng tăng kết thúc.

    Thị trường chứng khoán Mỹ bán tháo kéo dài trong suốt tuần, phiên thứ 5 liên tiếp và USD giảm giá. Mặc dù 4 chỉ số chính S&P 500, Dow Jones, NASDAQ CompositeRussell 2000 - hồi phục và đóng cửa cách xa mức thấp trong phiên, các chỉ số đang chứng kiến tuần tồi tệ nhất kể từ đợt lễ Giáng sinh. Tất cả các phiên tuần trước đều giảm, xoá sạch nỗ lực tăng trong 2,5 tuần vừa qua.

    Điều chỉnh tăng trong xu hướng giảm

    Chỉ số S&P 500 Index giảm vào thứ 6 với 0,21% do ngành năng lượng giảm 1,87%, là ngành giảm mạnh nhất do giá dầu. Ngành giảm nặng nề thứ 2 là Hàng tiêu dùng không thiết yếu, giảm 0,7%, chăm sóc sức khoẻ, giảm 0,21%. Ngành dịch vụ tiện ích tăng 0,35%.

    Trong tuần, chỉ số S&P 500 giảm 2,16%. Một lần nữa, ngành năng lượng giảm 3,84%, ngành chăm sóc sức khoẻ giảm 3,82%, ngành đang được tập trung nhờ Đảng dân chủ đẩy mạnh chiến dịch “Medicare cho tất cả mọi người". Dịch vụ tiện ích tăng 0,74%, bất động sản tăng 0,3%, là những ngành duy nhất được giao dịch trong sắc xanh.

    Biểu đồ ngày chỉ số S&P 500

    Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 dừng lại ở ngưỡng 2.800. Đây là ngưỡng cao nhất kể từ đà hồi phục sau Giáng sinh, nhưng như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, đà tăng điều chỉnh trong xu hướng giảm từ mức kỷ lục tháng 9, sau khi chỉ số tạo ra một loạt đỉnh và đáy giảm, đã hoàn thành trong tháng 12 ở ngưỡng 2.600 (đường đen ngang ở trong biểu đồ).

    Kể từ đỉnh ngày 17/10 ở mức 2.816,94 (đường màu đỏ) không được đánh giá cao nhất, chúng tôi duy trì quan điểm trên. Đồng thời, giá giảm dưới đường 200 DMA. Điều này ngăn đường 50 DMA cắt trên đường 100 DMA. Cuối cùng, ngày thứ 4, giá đã phá đường xu hướng tăng kể từ đáy tháng 12.

    Biểu đồ tuần chỉ số Dow Jones

    Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,09% vào thứ 6, giảm 2,21% trong tuần. Về mặt kỹ thuật, tương tự như chỉ số S&P 500, có thể Dow Jones đang hình thành mô hình lớn với đỉnh đầu 2 vai cùng với đường cổ dốc xuống theo xu hướng giảm (khi giá quá yếu để có thể hình thành vai bên phải hoàn chỉnh). Lưu ý đường MA 200 tuần đang điều chỉnh lại với đường kháng cự.

    NASDAQ Composite giảm 0,18% trong thứ Sáu, tính trong tuần nó đã giảm mạnh 2,34%.

    Russell 2000 giảm 0,2% trong ngày thứ Sáu và giảm 4,26% trong tuần. Trong một khoảng thời gian, chúng ta đã luôn hoài nghi về kết quả không nhất quán của chỉ số vốn hóa nhỏ vốn tập trung vào thị trường nội địa giữa những câu chuyện thương mại xung quanh. Phần lớn từ đợt sụt giảm trong tuần trước đến từ tiến triển chậm chạp trong đàm phán Mỹ - Trung, và điều này một lần nữa xảy ra khi mà chỉ số vốn hóa nhỏ giảm. Nhà đầu tư nên rút khỏi các công ty đa quốc gia và đẩy chỉ số vốn hóa nhỏ tăng lên vì họ không phải đối mặt với thuế suất tăng.

    USD mạnh mẽ, Fed không quá kiên nhẫn?

    Chúng ta đổ lỗi cho việc USD mạnh tạo ra cơn bão đối với các công ty phụ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, quay trở lại tháng 11, khi mà USD cũng mạnh tương đương chỉ số vốn hóa nhỏ và vốn hóa lớn cùng với chiến tranh thương mại. Tại thời điểm đó, nhà đầu tư bán tháo ra cổ phiếu các công ty vốn hóa lớn rồi mua vào cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Khi mà sự căng thẳng được kéo giãn, họ lại rút vốn khỏi công ty vốn hóa nhỏ để quay lại các công ty lớn hơn. Vì vậy, USD không phải là tác nhân trực tiếp khiến các nhà đầu tư này rời khỏi thị trường như quy luật.

    Biểu đồ tuần chỉ số Đô la Mỹ

    Dường như triển vọng cho USD tăng lên là yếu tố cơ bản của sự khác biệt. USD tăng 0,82% trong tuần, dừng lại ở ngưỡng kháng cự kể từ đầu tháng 11. Mức giá đã hình thành một kênh tăng dần kể từ đầu tháng 6.

    Mô hình này có thể sẽ hấp thụ toàn bộ lượng cung kể từ đỉnh tháng 11 (đường chấm). Cuối tuần rồi đánh dấu tuần thứ 4 mà mức giá ở trên đường MA 200 tuần. 2 tuần trước giá, giá giảm, chạm đường trung bình động và tăng cao hơn, đóng phiên tại đỉnh tuần.

    Với việc đồng bạc xanh đang tăng mạnh mẽ, nhà đầu tư có lẽ đang lo ngại về lạm phát tăng, buộc Fed tiếp tục tăng lãi suất để giữ nền kinh tế không quá nóng. Động thái này sẽ làm USD mạnh lên mặc những lời phàn nàn từ tổng thống, chiến tranh thương mại và chính sách của ông ta.

    Điều này đồng nghĩa với thị trường có thể bỏ đi câu chuyện nổi bật về việc Fed tỏ ra ôn hòa. Câu chuyện có thể diễn ra lúc này có lẽ là tín hiệu nếu lạm phát tồi tệ, Fed sẽ cho thấy bản chất thật và thực sự tăng tốc việc thắt chặt.

    Nhưng tại sao lạm phát lại đột nhiên tăng? Dựa trên báo cáo bảng lương phi nông nghiệp ngày thứ Sáu, lương theo giờ đã bắt kịp với sự phát triển kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất lịch sử. Tăng trưởng thu nhập tăng vụt lên 3,4%, lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ và là mức cao nhất kể từ Đại suy thoái. Hơn nữa, do lạm phát nằm dưới 2%, tăng trưởng thu nhập vẫn tốt cho dù sức mua cao hơn. Thu nhập cao hơn, kết hợp với lạm phát thấp sẽ tăng nhu cầu cho sản phẩm, đẩy giá cao lên đồng thời lạm phát cũng sẽ tăng.

    Báo cáo ngày thứ Sáu cho thấy Mỹ đã thêm 20.000 việc làm trong tháng 2, mức tăng ít nhất trong 17 tháng. Điều này khẳng định cho lo ngại mà chúng tôi đã chia sẻ ngày thứ Năm, sau khi ADP việc làm cho doanh nghiệp tư nhân tỏ ra thất vọng. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm bù đắp cho các dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp không quá tích cực, cho thấy sẽ có một đợt điều chỉnh diễn ra sau khi tăng trưởng trong tháng 1, đây có thể là dấu hiệu của đáy, hoặc tỷ lệ việc làm đã đầy và kết quả diễn ra sau đó chỉ có thể là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

    Vì tỷ lệ thất nghiệp là dữ liệu đáng quan tâm nhất mà Fed dùng để mô tả tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, việc đó sẽ củng cố cho sự trì trệ đang diễn ra tại Trung Quốc, Châu Âu và cũng như là đối với đợt tăng dài nhất lịch sử tại Mỹ.

    Biểu đồ tuần lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm

    Chuyên gia phân tích cho thấy các tín hiệu quan trọng khác về thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục giảm. Lãi suất đối với trái phiếu 10 năm Mỹ đã giảm dưới đường MA 50 tuần và dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 7 2016.

    Tuần trước, con số này giảm dưới 100 DMA khi đóng phiên dưới 1 tam giác cân, giảm trong xu thế giảm. Lãi suất trái phiếu giảm khi mà nhu cầu cho trái phiếu tăng, điều vẫn thường diễn ra khi mà nhà đầu tư chuyển ra khỏi các tài sản rủi ro như là chứng khoán và nhắm đến trái phiếu chính phủ.

    Biểu đồ ngày dầu WTI

    Giá dầu được củng cố sau khi nhu cầu hấp thụ toàn bộ lượng cung của đỉnh cuối tháng 1, khi mà OPEC+ cắt giảm sản lượng của Mỹ. Đáy thứ Sáu phản ứng chính xác ngay tại ngưỡng của kháng cự trước đó.

    Tại điểm đó, nhà đầu tư bắt đáy nhịp giảm đẩy giá trở lại với mô hình và hướng tới đường xu thế tăng kể từ đáy tháng 12. Sự tích luỹ đang hình thành cờ tăng trong xu thế tăng. Cần lưu ý rằng đường 50 DMA cũng đang tham gia vào mức hỗ trợ.

    Cơ bản, Ả Rập Xê Út đang tự tin với mức giá tăng. Họ dự kiến nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng lên mà không cần phải điều chỉnh việc cắt giảm sản lượng.

    Tuần tiếp theo

    Thời gian EDT

    Thứ Hai

    2:00: Đức – Cân bằng thương mại (Tháng 1): Thặng dư dự kiến sẽ tăng từ 19,4 tỷ lên 21,2 tỷ.

    7:30: Mỹ – Doanh số bán lẻ: Dự kiến sẽ tăng từ -1,2% lên 0,0% qua tháng.

    19:30: Úc – NAB niềm tin kinh doanh (tháng 2): Chỉ số giảm từ 4 xuống 3.

    Thứ Ba

    4:30: Anh – GDP (tháng 1): tăng trưởng tăng từ -0,4% lên 0,1% qua tháng, trong khi trung bình 3 tháng giữ lại ở mức 0,2%.

    7:30: Mỹ – CPI (tháng 2): lạm phát sẽ là 1,6% qua năm và 0,2% qua tháng, trong khi chỉ số cốt lõi duy trì ở 2,2 qua năm và 0,1% qua tháng.

    13:00 (Dự kiến): Anh – Bỏ phiếu chính phủ cho thỏa thuận rút.

    Thứ Tư

    Chính phủ Anh dự kiến sẽ bỏ phiếu cho việc tránh Brexit không thỏa thuận.

    7:30: Anh – Dự báo mùa xuân: Tiết lộ triển vọng chi tiêu của chính phủ. Với việc hạn chót Brexit đang gần tới, đó có thể là tuyên bố thú vị hơn thông thường.

    7:30: Mỹ – Đơn hàng lâu bền (tháng 1): Đơn hàng giảm từ 1,2% qua tháng xuống -0,7%.

    9:30: Mỹ – EIA Dự trữ dầu thô (w/e 08/03): tăng lên 1,203 triệu thùng.

    Thứ Năm

    Dựa vào báo cáo trước đó vào đầu tuần, Chính phủ Anh dự kiến sẽ bầu chọn cho việc có gia hạn cho điều khoản 50 hay không

    2:00: Đức – CPI (tháng 2): CPI duy trì ở mức 0,5% qua tháng và 1,6% qua năm.

    9:00: Mỹ – Bán nhà mới (tháng 1): Doanh số dự kiến sẽ giảm từ 621K xuống 620K qua tháng.

    23:00: Nhật Bản – Ngân hàng Nhật Bản quyết định lãi suất: không có thay đổi trong chính sách dự kiến.

    Thứ Sáu

    6:00: Khu vực Châu Âu – CPI (tháng 3): Dự kiến là 0,3% qua tháng và 1,5% qua năm, và CPI lõi duy trì ở mức 0,3% qua tháng và 1,0% qua năm.

    9:00: Mỹ – Niềm tin người dùng Michigan (tháng 3): chỉ số niềm tin tăng từ 93,8 lên 95,5.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.