- Các nhà đầu tư thận trọng sau khi thị trường chứng khoán biến động, cuộc đàn áp tiền điện tử tại Trung Quốc, sự sụp đổ của Bitcoin
- Nỗi lo lạm phát vẫn tiếp tục treo lơ lửng, động lực kinh tế trong trung và dài hạn
- Đức, Thụy Sĩ và Canada: các thị trường đều đóng cửa nghỉ lễ.
- 2:00: Đức - {{ecl-131||GDP}}: dự kiến giữ nguyên ở mức -1,7%.
- 4:00: Đức - {{ecl-132||Ifo Business Climate}}: tăng từ 96,8 lên 98,1.
- 10:00: Mỹ - {{ecl-48||Chỉ số niềm tin người tiêu dùng CB }}: dự báo giảm từ 121,7 xuống 119,0.
- 10:00: Mỹ - {{ecl-222||Báo cáo doanh thu nhà mới}}: giảm từ 1.021 nghìn xuống 975 nghìn.
- 22:00: New Zealand - {{ecl-167||Quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương RBNZ}}: dự kiến sẽ duy trì ở mức 0,25%.
- 10:30: Mỹ - {{ecl-75||Tồn kho Dầu Thô}}: trước đó đạt 1.321 triệu Bbls.
- 8:30: Mỹ - {{ecl-59||Đơn đặt hàng lâu bền lõi}}: dự đoán sẽ giảm mạnh từ 2,3% xuống 0,7%.
- 8:30: Mỹ - {{ecl-375||GDP}}: dự kiến tăng tới 6,5% từ 6,4% theo quý.
- 8:30: Mỹ - {{ecl-294||Báo cáo trợ cấp thất nghiệp lần đầu}}: dự đoán sẽ giảm một lần nữa vào tuần tới, từ 444 nghìn xuống 425 nghìn.
- 10:00: Mỹ - {{ecl-232||Doanh số bán nhà đang chờ xử lý}}: giảm từ 1,9% xuống 1,1%.
- 8:30: Mỹ - {{ecl-904||Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE}}: được một số chuyên gia gọi là chỉ số đo lạm phát ưa thích của Fed, dự kiến sẽ giảm xuống 0,2% từ 0,5%.
Cổ phiếu trên Phố Wall chứng kiến một phiên giao dịch đầy biến động một phần do ảnh hưởng của sự sự sụt giảm của tiền điện tử vào thứ 6. Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ— S&P 500, Dow Jones, NASDAQ và Russell 2000 - cũng cũng biến động trong tuần, nhìn chung điểm chuẩn giảm 0,4%, chỉ số Dow 30 giảm 0,5% so với cùng kỳ, trong khi NASDAQ kết thúc chuỗi 4 tuần thua lỗ, tăng 0,3%. Quỹ đạo của các giao dịch theo kì vọng lạm phát vẫn chưa rõ ràng trong tuần giao dịch mới.
Các chỉ số chính vẫn cung cấp một bức tranh mờ mịt về sức khỏe của thị trường chứng khoán vào thứ Sáu. Trong khi Russell 2000 đã tăng trong ngày thứ hai liên tiếp, nó vẫn giảm trong tuần. NASDAQ 100 đã giảm vào thứ Sáu nhưng tăng nhẹ trong tuần. S&P 500 là thước đo duy nhất có vẻ cho thấy sự nhất quán: nó đã giảm sau một đợt phục hồi kéo dài hai ngày, giảm vào thứ Sáu cũng như trong tuần.
Thị trường chứng khoán nói chung tăng đột biến trong ngày cuối cùng của tuần giao dịch, do các nhà giao dịch cá nhân lo lắng về tài sản tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, mối quan tâm chính của thị trường vẫn là lạm phát.
Mặc dù giao dịch theo kỳ vọng lạm phát đã không được thể hiện rõ qua sự thay đổi của các chỉ số chính, nhưng việc đi sâu vào chỉ số các ngành có thể cho chúng ta thấy một bức tranh rõ ràng hơn. Các cổ phiếu chu kỳ rõ ràng là những người chiến thắng vào thứ Sáu: Các chỉ số Financials, (+ 1%), Industrials, (+ 0.5%), Materials, (+ 0.2%) và Energy, (+ 0,2%), đều tăng cao hơn. Mặt khác, các cổ phiếu hoạt động tốt hơn trong thời kỳ đại dịch lại là những cổ phiếu giảm giá rõ ràng: Technology, (-0,5%) và Communications Services, (-0,3%), đều giảm.
Tuy nhiên, chỉ xét trong tuần mà nói, các cổ phiếu tăng trưởng có lợi thế hơn. Công nghệ tăng (+ 0,15%), trong khi Năng lượng (-2,5%), Vật liệu (-1,6%, Công nghiệp (-1,5%) và Tài chính (-0,8%).
Sau khi Chủ tịch Fed Philadelphia-ông Patrick Harker cho biết vào thứ Sáu ngân hàng trung ương nên phát biểu về việc giảm mua trái phiếu sớm hơn, giao dịch kỳ vọng lạm phát đã thành xu hướng cùng với triển vọng {{ecl- 69||lạm phát}}. Vì nền kinh tế Mỹ được kỳ vọng sẽ hồi phục khi đất nước mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, vốn là nền tảng cho lợi nhuận của thị trường chứng khoán, liệu lạm phát tăng vọt có làm phá hỏng sự lạc quan này?
Mặc dù lãi suất trái phiếu chính phủ, bao gồm cả trái phiếu kỳ hạn 10-năm, cao hơn, nhưng lãi suất thực tế không cao. Trên thực tế, chúng vẫn ở gần mức thấp nhất được ghi nhận.
Nếu những gì các nhà kinh tế học mong muốn là Nền kinh tế Goldilocks - nơi lạm phát không quá lạnh cũng không quá nóng, để tăng trưởng có thể tiếp tục ổn định với tốc độ ổn định và bền vững - thì điều đáng lo ngại với nền kinh tế hiện tại là nó sẽ phát triển quá nhanh và sẽ dẫn đến sự kiệt quệ.
Giá nhà ở đã tăng vọt trong năm qua, được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhu cầu tăng vọt, nguồn cung thấp hơn và chi phí tăng do giá gỗ và đồngtăng cao kỷ lục, cũng như các mặt hàng khác cũng tăng. Lần cuối cùng giá nhà đất tăng vọt, vào đầu những năm 2000, chúng đã gây ra cuộc khủng hoảng thị trường gây ra cuộc Đại suy thoái năm 2008 — từ thời điểm đó chúng ta không có lạm phát. Đây có phải là một dấu hiệu chúng ta sắp quay trở lại giai đoạn khủng hoảng?
Một phân tích sâu rộng hơn cho thấy những khác biệt lớn giữa thời điểm đó và bây giờ. tỉ lệ thất nghiệp giảm và tỷ lệ thế chấp thấp, cùng với khoản tiết kiệm hộ gia đình ước tính hiện tại là 1,5 nghìn tỷ đô la — tất cả đều hỗ trợ cho một sự phục hồi mạnh mẽ, trong khi cuộc khủng hoảng năm 2008 diễn ra sau một đợt tăng giá kéo dài hơn năm năm.
Trước sự sụp đổ của thị trường năm 2008, các hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn của ngành công nghiệp cho vay thế chấp đầy rủi ro. Những công ty cho vay nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động của chính nhân viên bán hàng của họ, những người mà chỉ quan tâm đến doanh số đã thúc đẩy các khoản vay cho người mua, bất kể việc họ có thể không đủ tiêu chuẩn vay. Các tiêu chuẩn cho vay hiện nay đã được thiết lập thận trọng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, mặc dù sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh vào năm 2020 có thể đã đẩy việc định giá cổ phiếu lên mức cao nhất kể từ bong bóng dotcom, nhưng có một số điểm khác biệt chính.
Chỉ số S&P 500 đã tăng 75% trong 12 tháng đầu tiên trong giai đoạn phục hồi, phản ánh triển vọng tăng trở lại của lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng giá cổ phiếu theo hình parabol đã bị thổi phồng quá mức so với mức tăng 49% của thu nhập trong quý đầu tiên của năm nay. Sự khác biệt lớn hiện nay so với thời kỳ bong bóng dotcom là khi đó, lợi nhuận của các công ty đạt mức cao nhất, trong khi bây giờ chúng đang ở mức thấp.
Hệ số P/E chung giảm từ gần 24 lần xuống gần 22 lần. Mặc dù cao hơn nhiều so với mức trung bình trong lịch sử, nhưng theo quá khứ, thì chỉ số này có thể giảm ngay khi thu nhập tăng lên.
Tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng có xu hướng tăng trong năm đầu tiên của thị trường tăng giá, cùng với sự lạc quan. Tuy nhiên, sau đó, hệ số P / E thường giảm xuống ngay cả khi kết quả kinh doanh của công ty được cải thiện. Đó là một lời tiên tri tự ứng nghiệm; các nhà đầu tư không mong đợi cổ phiếu tiếp tục tăng với tốc độ nhanh như cũ.
Điều này cho thấy cổ phiếu có thể tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ vừa phải hơn, khi hoạt động của ngành tiếp tục phát triển. Đồng thời, các chỉ số kỹ thuật SPX đang báo hiệu rằng chỉ số đang chuẩn bị phá ngưỡng cao hơn.
Chỉ số S&P 500 đã phát triển một mô hình sao đổi ngôi giảm giá vào thứ Sáu, khi điểm chuẩn nỗ lực để hoàn thành một nêm tăng giá, sau khi nó đã tạo ra một ngưỡng hỗ trợ trên mức thấp trước đó. Một sự phá ngưỡng tăng sẽ báo hiệu một bước tăng khác.
Đồng dollar đã tăng vào thứ Sáu, mặc cho lãi suất giảm. Tuy nhiên, đồng tiền dự trữ toàn cầu đã giảm trong tuần, cùng với lãi suất.
Đồng đô la được giao dịch trong ngày thứ tư ở mức thấp nhất vào ngày 25 tháng 2, cũng là đáy của nêm của nó. Sau khi nêm đó hoàn thành, chúng tôi đã khuyến nghị một vị thế bán đối với USD, nhưng chúng tôi hiện đang chờ xem liệu có một đợt tăng giá khác sắp tới sau khi đồng tiền này hoàn thành một đợt nêm lớn từ mức cao năm 2020 hay không.
Bất chấp mức tăng đô la vào thứ Sáu, vàng đã tăng trong ngày thứ hai liên tiếp hoặc ngày thứ sáu trong tổng số bảy ngày.
Kim loại quý này đã tăng sau khi thoát khỏi kênh giảm kể từ mức đỉnh năm 2020, được thúc đẩy bởi một mô hình lá cờ giảm. Vàng đang vật lộn với đỉnh của kênh tăng của nó, cho thấy khả năng giảm trở lại để kiểm tra lại mô hình lá cờ, trước khi đạt được một mức cao hơn nữa, về phía $1,920 để hướng tới giá mục tiêu của mô hình lá cờ.
Bitcoin đã tìm thấy hỗ trợ vào thứ Bảy trên đường xu hướng tăng kể từ tháng 10, trong ngày thứ tư liên tiếp. Vào thứ Sáu, đồng tiền điện tử lớn nhất đã bán tháo sau khi Trung Quốc một lần nữa nhắc lại cảnh báo của họ sẽ điều tra hoạt động khai thác và kinh doanh tiền điện tử.
Người đồng sáng lập Open Money Initiative, Jill Carlson chỉ ra rằng Bitcoin đã gần như quay trở lại mức vào giữa tháng 1, trước khi người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tesla (NASDAQ:TSLA) (HN: CEO ) Elon Musk đã tiết lộ khoản đầu tư lớn của công ty mình vào Bitcoin và cũng tweet rằng nhà sản xuất ô tô điện sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Gần đây, trong sự sụt giảm của BTC hiện tại, Tesla đã từ chối chấp nhận Bitcoin như một công cụ thanh toándo những lo ngại về ảnh hưởng môi trường xung quanh việc khai thác đồng tiền này. Bitcoin hiện đã trở lại mức giá tương tự vào đầu năm 2021.
Carlson nói rằng thị trường đang rất rủi ro bởi các nhà giao dịch cá nhân dùng đòn bẩy cao, những người ban đầu bị thu hút bởi những dòng tweet trước đó của Musk và hiện đang bán vì lý do tương tự — những phát ngôn của Musk đối với tiền điện tử. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn đang mua vào, cho thấy giao dịch Bitcoin sẽ chuyển từ nhỏ lẻ sang chuyên nghiệp, báo hiệu các đợt tăng giá sắp tới.
Sau khi đạt mức giá dự kiến của chúng tôi và mất hơn một nửa giá trị, nếu Bitcoin có thể giữ trên mức 30.000 đô la, chúng tôi hy vọng nó sẽ phục hồi và tiếp tục tăng.
dầu tăng do lo ngại về thời tiết ở Vịnh Mexico, nhưng đã giảm vào cuối tuần do thông tin nguồn cungdầu Iran trở lại thị trường sau cuộc đàm phán hạt nhân với Iran
WTI tìm thấy hỗ trợ bởi đường xu hướng giảm bị phá vỡ kể từ đỉnh năm 2008, nhưng lại tìm thấy ngưỡng kháng cự bởi kênh tăng bị phá vỡ.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là EDT
Thứ hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu