- Mùa báo cáo thu nhập bắt đầu với các báo cáo của nhóm ngân hàng vào giữa tuần
- Vòng quay chu kỳ thay đổi liên tục giữa cổ phiếu tăng trưởng và giá trị
- 23:00: Trung Quốc– Cán cân thương mại: dự kiến sẽ giảm xuống 52.55 tỷ USD từ 103.25 tỷ USD.
- 2:00: Anh – GDP: dự đoán sẽ tăng từ -2.9% lên 0.6%.
- 4:30: Anh – Sản xuất: tăng từ -2.3% lên 0.5%.
- 5:00: Đức - Chỉ Số Cảm Tính Kinh Tế của ZEW: có khả năng tăng cao hơn, từ 76.6 lên 79.5.
- 8:30: Mỹ - CPI lõi: có thể đã tăng lên 0.2% từ 0.1%.
- 22:00: New Zealand - Quyết định lãi suất RBNZ: dự báo không thay đổi ở mức 0.25%.
- 10:30: Mỹ – Dự trữ dầu thô: tuần trước cho thấy mức giảm -3.522 triệu tỷ thùng.
- 21:30: Úc – Thay đổi việc làm: dự đoán giảm từ 88.7 nghìn xuống 35.0 nghìn.
- 8:30: Mỹ - Doanh số bán lẻ cốt lõi: tăng từ -2.7% lên 4.8%.
- 8:30: Mỹ - Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: dự đoán sẽ giảm xuống 700 nghìn từ 744 nghìn.
- 8:30: Mỹ - Chỉ Số Sản Xuất Fed Philadelphia: dự kiến sẽ giảm xuống 43.0 từ 51.8.
- 22:00: Trung Quốc - GDP: dự báo tăng gần gấp ba lần từ 6.5% lên 18.8%.
- 22:00: Trung Quốc - Sản xuất công nghiệp: dự đoán sẽ giảm hơn một nửa xuống còn 15.6% từ 35.1%, ngược lại với GDP.
- 5:00: Eurozone – CPI: giữ nguyên ở mức 1.3%.
- 8:30: US – Giấy phép xây dựng: tăng lên 1.75 triệu từ 1.72 triệu
Trước khi bắt đầu mùa thu nhập quý 1/2021, bắt đầu vào thứ Tư, ngày 14 tháng Tư, khi các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ công bố báo cáo, các chỉ số Phố Wall đã thêm một mắt xích vào chuỗi kỷ lục hôm thứ Sáu. Chỉ số S&P 500 và trung bình công nghiệp Dow Jones đã tạo đỉnh cao nhất mọi thời đại để kết thúc tuần. Chỉ số NASDAQ và Russell 2000 cũng tăng, mặc dù chưa tạo đỉnh kỷ lục mới.
Theo kịch bản thị trường hiện tại, những mức tăng này cho thấy các nhà đầu tư đang loại bỏ những lo ngại về lạm phát và thay vào đó là tập trung vào triển vọng mở rộng sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng có một mô hình khác đang hoạt động ở đây, một mô hình cho thấy có một xu hướng khác đang diễn ra.
Xu hướng thị trường mới đang hình thành
Một số công ty tăng mạnh nhất trong tuần trước là những gã khổng lồ công nghệ, sau thời gian bị tụt lại gần đây trong lúc nhóm cổ phiếu năng lượng tăng mạnh. Có thể nhận thấy công nghệ và năng lượng là hai lĩnh vực đối lập một cách rõ ràng nhất, chúng luôn hoạt động đối ngược nhau để tạo ra cái được gọi là vòng quay theo chu kỳ.
Năng lượng - lĩnh vực hưởng lợi từ tăng phát - tăng vọt 56,5% trong sáu tháng qua, đánh bại tất cả các nhóm ngành khác và vượt trội so với các cổ phiếu công nghệ, vốn trước đó được hưởng lợi nhiều nhất từ đại dịch. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn khi cổ phiếu năng lượng tăng tốc thì cổ phiếu công nghệ lại chỉ tăng được 18%, tạo ra sự chênh lệch với tỷ lệ hơn 3 lần. Cổ phiếu năng lượng vẫn vượt trội trong ba tháng qua, với mức tăng 16,3%, nhưng tỷ lệ tăng lúc này chỉ còn gấp gần 2 lần so với cổ phiếu công nghệ với mức tăng 8,4%.
Tuy nhiên, ưu tiên của các nhà đầu tư dường như đã thay đổi trong tháng qua. Trong giai đoạn gần đây nhất, năng lượng là nhóm ngành duy nhất giảm 7.5%, trong khi cổ phiếu công nghệ tăng 9%, vượt trội so với 10 ngành còn lại của S&P 500.
Và, một lần nữa trong tuần qua, năng lượng là ngành duy nhất có giảm điểm với mức giảm 4,2%, trong khi nhóm ngành công nghệ mang lại lợi nhuận tốt nhất với mức tăng 4,7%.
Cuối cùng, vào thứ Sáu vừa rồi, mặc dù không phải là nhóm ngành duy nhất trong sắc đỏ, nhóm năng lượng vẫn ghi nhận mức giảm 0,7%, trong khi cổ phiếu công nghệ là một trong những nhóm ngành tăng mạnh với mức tăng 1%.
Có lẽ bạn đang nghĩ rằng nhóm năng lượng bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ hơn là diễn biến của sự phục hồi kinh tế, chẳng hạn như do sự bất thường trong lưu trữ và sản xuất do các lệnh phong tỏa, hay các sáng kiến năng lượng xanh. Nếu vậy thì chúng ta có thể xét đến mối tương quan nghịch tương tự giữa Ngành tài chính - có số phận liên quan trực tiếp đến lãi suất, vốn tăng và giảm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế - và ngành công nghệ, mặc dù mối tương quan không mạnh mẽ bằng.
Trong sáu tháng qua, cổ phiếu tài chính là nhóm tăng tốt thứ hai, sau nhóm năng lượng, với mức tăng 39.3% — cao hơn gấp đôi so với mức tăng 18% của nhóm công nghệ. Nếu xét trong vòng ba tháng, nhóm tài chính vẫn mang lại lợi nhuận vượt trội, với mức tăng 13.7% nhưng chỉ cao hơn 61% so với mức tăng 8.4% của nhóm công nghệ trong cùng giai đoạn.
Tuy nhiên, tình thế đã đảo ngược trong tháng trước, cùng giai đoạn cổ phiếu năng lượng giảm điểm; nhóm tài chính chỉ tăng 3.9%, trong khi cổ phiếu công nghệ tăng gần gấp ba với mức tăng 9%. Và một lần nữa, trong tuần trước, cổ phiếu tài chính đã tăng thêm 2%. Con số này chưa bằng một nửa so với mức tăng 4.6% của cổ phiếu công nghệ.
Cuối cùng, vào thứ Sáu, nhóm tài chính đã tăng 0.9% so với mức tăng 1% của nhóm công nghệ. Các diễn biến cho thấy sự chuyển dịch của mô hình trong cùng giai đoạn, tuy vậy mối quan hệ này không bị ảnh hưởng bởi diễn biến thị trường dầu.
Bất kể sự luân chuyển theo chu kỳ đang diễn ra giữa cổ phiếu giá trị (năng lượng và tài chính) và cổ phiếu tăng trưởng (công nghệ), chỉ số S&P 500 vẫn tăng tuần thứ ba liên tiếp - chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 10.
Tuy nhiên, trong cùng thời điểm, có một chỉ báo ít được để ý hơn (đối với một số người) chính là khối lượng trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ đạt mức thấp mới trong năm 2021. Đây là phân kỳ âm giữa mức giá tăng kỷ lục trong khi số người tham gia giao dịch lại giảm xuống.
Vào thứ Sáu, chỉ số Dow đạt đỉnh mọi thời đại mới, được hỗ trợ bởi cổ phiếu của tập đoàn công nghiệp Honeywell International (NYSE: HON) tăng mạnh sau khi được các nhà phân tích nâng triển vọng. Điều đó đã bù đắp cho việc cổ phiếu Boeing (NYSE: BA) bị bán tháo sau khi công ty cấm bay hàng chục máy bay phản lực 737 MAX để sửa chữa lỗi về điện được phát hiện trong các mẫu máy bay được giao gần đây.
Đồng thời, trong khi chỉ số công nghệ NASDAQ 100 tạo kỷ lục mới vào thứ Sáu, ít nhất là trên cơ sở đóng cửa, chỉ số Russell 2000, với các công ty nội địa được niêm yết thường thể hiện cho xu hướng giao dịch dựa trên tăng phát, lại giảm điểm — trong ngày cũng như trong tuần, trở thành chỉ số duy nhất giảm điểm. Sự khác biệt của hai chỉ số đang nói lên tình hình khi chúng đại diện cho một mặt khác của giao dịch dựa trên tăng phát.
Ngoài ra, chỉ số nhóm vốn hóa nhỏ đang hình thành mô hình giao dịch yếu nhất:
Đỉnh vai-đầu-vai tiềm năng đang xuất hiện trên biểu đồ của chỉ số Russell, cùng RSI phân kỳ âm.
Vậy tại sao lại xảy ra sự đảo chiều rõ ràng trong xu hướng giao dịch dựa trên tăng phát này? Chúng tôi chỉ có thể đưa ra suy đoán. Dưới đây là hai lý do:
Đó là một đợt điều chỉnh do chốt lời. Cho thấy rằng thị trường sẽ quay trở lại với cổ phiếu giá trị, và
Việc Fed liên tục nhấn mạnh rằng lạm phát không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, nếu đó là động cơ thực sự đằng sau các động thái, không có khả năng một đợt đảo ngược khác sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Kể từ đáy tháng 3 năm 2020, thị trường chứng khoán đã tăng 85% giá trị một cách khó hiểu, phần lớn là nhờ lời hứa của Fed về việc hỗ trợ nền kinh tế và chứng khoán. Nghĩa là, Fed sẽ không thắt chặt chính sách dựa trên dự báo, mà dựa trên bằng chứng xác thực về sự ổn định của giá cả và việc làm trước khi điều chỉnh lãi suất.
Tuy nhiên, mặc dù dữ liệu nhất quán cho thấy sự phục hồi kinh tế ở Mỹ đang tăng tốc, các nhà đầu tư dường như tin rằng lạm phát sẽ không đến như lời Fed. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi các đợt tăng của tỷ giá biến mất.
Lợi tức, vốn đã khiến cổ phiếu tăng cao hơn, hiện đang đi ngang, làm tăng khả năng đã hình thành đỉnh. Lợi tức của trái phiếu kho bạc 10 năm đã giảm xuống dưới đường xu hướng tăng của nó vào thứ Tư, nhưng đã bật trở lại được sau khi kết phiên. Sau đó, nó lại trượt xuống dưới đường xu hướng tăng vào ngày hôm sau nhưng vẫn bật lại lên sau khi đóng cửa.
Trong khi các nhà giao dịch lấy lại bình tĩnh và cố gắng đẩy lợi suất trở lại phía trên cạnh dưới của đường xu hướng tăng, bằng cách tiếp tục bán trái phiếu Kho bạc, tuy nhiên, tỷ giá đã gặp ngưỡng kháng cự ở đáy kênh. Chỉ báo RSI thể hiện phân kỳ âm rõ ràng giữa giá tăng và đà giảm, cho thấy giá sẽ giảm xuống dưới đường viền cổ của đỉnh.
Lợi suất giảm kéo đồng đô la xuống thấp hơn.
Đồng bạc xanh đã tạo nền tại đường viền cổ kéo dài của mô hình 2 đáy, hình thành một nến búa ngược (mẫu hình yêu cầu phiên hôm sau đóng cửa ở mức cao hơn để xác nhận tín hiệu tăng). Điều đó trùng hợp với những gì chúng tôi giải thích có thể là đáy của kênh tăng, mặc dù trong năm phiên, từ ngày 19 đến 24 tháng 2, giá USD giao dịch bên dưới đáy của kênh tăng mà chúng tôi đã vẽ.
Chỉ báo RSI trượt xuống dưới đường xu hướng tăng, cho thấy giá có thể sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi coi sự sụt giảm gần đây là một động thái quay trở lại cờ giảm trước đó, hướng đến vùng 39.50, sau khi đã hoàn thành một nêm hướng xuống lớn kể từ đỉnh tháng Ba. Lưu ý mức mà lá cờ đang hướng đến với đường hỗ trợ-kháng cự rõ ràng (đường màu đỏ) kể từ đáy ngày 6 tháng 3.
Vàng đang ở một 'ngã tư' quan trọng.
Giá vàng bất ngờ tăng, phá vỡ kênh giảm nằm trong một kênh giảm khác với phạm vi rộng hơn, chậm hơn kể từ đỉnh tháng 3. Đồng thời, chỉ báo RSI đã phá vỡ ngưỡng kháng cự của nó và hình thành mức hỗ trợ ở phía trên vào thứ Sáu, mặc dù đang giảm xuống.
Liệu vàng có tăng về phía cạnh trên kênh giảm của nó không? Nếu đường DMA 50 ngày vẫn xuất hiện để hỗ trợ mô hình cờ tăng, chúng tôi sẽ coi đây là một phần của đợt hồi phục theo kỹ thuật, trước khi giá giảm thấp hơn.
Giá Bitcoin đang test lại kỷ lục ngày 13 tháng 3 do nguồn cung giảm.
Tuy nhiên, RSI phân kỳ cùng tiềm năng hình thành mẫu hình nêm hướng lên cho thấy chúng ta nên chờ đợi. Chúng tôi muốn có bằng chứng về một đợt tăng mới, trước khi mua vào, hoặc một đợt điều chỉnh với mức hỗ trợ trên 54.000 đô la.
Trong khi OPEC+ tỏ ra thận trọng về việc tăng sản lượng dầu, dầu đá phiến của Hoa Kỳ lại giảm rủi ro về giá.
WTI được giao dịch với biên độ nhỏ trong một lá cờ tăng. Giống như một cuộn dây quấn chặt, nó đang chờ đợi để bung ra. Một phiên giảm mạnh phá vỡ cạnh dưới cũng sẽ hoàn thành đỉnh H&S, điều mà RSI đã hoàn thành.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là Giờ ban ngày miền Đông (EDT)
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu