Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam giảm điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 1 tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982. Công đoàn Dệt may Việt Nam (khu vực phía Nam) cho biết hiện nay, đơn hàng của các doanh nghiệp ngành dệt may rất dồi dào, nhiều doanh nghiệp cho biết đã ký đơn hàng đến hết tháng 6/2022, cổ phiếu ngành dệt may tăng ở TCM (HM:TCM) (+0.4%), GMC (HM:GMC) (+2%). Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tháng 1/2022, giá cao su trong nước có xu hướng tăng nhẹ và trong năm 2022 Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, do đó giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao, giá cổ phiếu ngành cao su tăng ở GVR (HM:GVR) (+1%), PHR (HM:PHR) (+2.4%). Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu năm 2022 khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 750 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm 2021, giá cổ phiếu ngành cảng biển tăng ở HAH (+1%), GMD (HM:GMD) (+1.3%). Khối ngoại bán ròng ờ VIC (HM:VIC) (-2.7%), KBC (HM:KBC) (+1.8%), VND (HM:VND) (+0.7%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
Các HĐTL tăng điểm, trái ngược với diễn biến tiêu cực của thị trường cơ sở. Mặc dù tăng điểm giúp thu hẹp độ lệch tuy nhiên chênh lệch giữa F2202 và chỉ số VN30 vẫn biến động ở mức âm quanh -5.52 điểm và đóng cửa ở mức -2.92 điểm. Khối ngoại mua ròng với thanh khoản thị trường giảm nhẹ
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HM:HPG)
HPG tăng 0.3% lên 47,150 VND/cp
Tập đoàn Hòa Phát công bố sản lượng sản xuất thép thô tháng 1 đạt 707,000 tấn, tăng 5% YoY. Sản lượng bán hàng đạt 631,000 tấn, gồm thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng giảm gần 6% YoY và giảm 21% YTD.
Vào đầu tháng 2, doanh nghiệp vừa xuất khẩu lô hàng HRC (HM:HRC) đầu tiên sang Italia với khối lượng 35,000 tấn.
Xem thêm tại đây