Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam giảm điểm sau khi S&P Global hạ dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á từ mức 5.6% xuống còn 5% do nhu cầu toàn cầu giảm và xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng lên nền kinh tế khu vực trong năm 2022. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 30/3/2022, tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện gặp nhiều khó khăn và thiếu hụt rất lớn so với hợp đồng cung cấp than đã ký khiến nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát khiến cổ phiếu nhiệt điện giảm giá ở PPC (HM:PPC) (-1.1%), QTP (HN:QTP) (-0.9%). Ngân hàng Nhà nước mới đây đã yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp tác đông tiêu cực đến cổ phiếu bất động sản ở DIG (HM:DIG) (-6.4%), KDH (HM:KDH) (-1.5%0 và nhóm chứng khoán ở SHS (HN:SHS) (-1.7%), MBS (HN:MBS) (-1.4%). Khối ngoại mua ròng ở DGC (HM:DGC) (-1.5%), FUEVFVND (+2.3%), DXG (HM:DXG) (- 1.4%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
Các HĐTL giảm điểm, tương đồng với diễn biến của thị trường cơ sở. Chênh lệch F2204 và chỉ số VN30 mở cửa ở mức -6.09 điểm sau đó biến động ở mức âm với biên độ rộng xuống mức thấp nhất ngày đạt -14.65 điểm và đóng cửa tại mức -8.2 điểm, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Khối ngoại mua trong phiên hôm nay với thanh khoản thị trường tăng mạnh.
Xem thêm tại đây