Thị trường tiền tệ ngày 15/5/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Doanh số bán lẻ Mỹ là tâm điểm chính ngày hôm nay và nếu đó là câu chuyện duy nhất trong tuần, USD sẽ giảm so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác. Doanh số bán lẻ tháng trước gây bất ngờ cho thị trường. Thay vì tăng 0,2%, chi tiêu giảm tương đương. Đây là tháng thứ ba doanh số bán lẻ âm trong 5 tháng, cho thấy mặc dù thị trường lao động tăng ổn định, người tiêu dùng vẫn khá cẩn trọng và không quá thoải mái với chi tiêu. Chi tiêu tiền gas tăng không giúp bù đắp các khoản về điện, nguyên vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông và các phụ tùng. Ngoại trừ ô tô và gas, chi tiêu giảm -0,2%. Mặc dù hoạt động sản xuất khu vực New York tăng, sản xuất công nghiệp giảm lần thứ 3 trong 4 tháng. Chỉ riêng số liệu này khiến nhà đầu tư quan ngại nhưng cùng với căng thẳng thương mại, nhà đầu tư cần cảnh giác hơn về việc kinh tế chậm lại trong 3 đến 6 tháng tới. Dữ liệu Mỹ dự kiến giảm, hạn chế đà phục hồi của cổ phiếu và cặp USD/JPY. Cặp USD/JPY có thể hồi phục về ngưỡng 110,50 - 111 nhưng đà tăng sẽ chỉ xung quanh ngưỡng đó.
Lý do chính tại sao các tài sản Mỹ giảm trên diện rộng từ cổ phiếu đến USD là do báo cáo rằng Tổng thống Trump dự kiến trì hoãn thuế ô tô lên đến 6 tháng. Vẫn chưa có thông báo chính thức (thời gian còn đến thứ 7) nhưng hi vọng mong manh rằng ông sẽ không thách thức Trung Quốc và Châu Âu cùng một lúc, điều này khiến nhà đầu tư khá yên tâm. Euro hồi phục trên ngưỡng 1,12 và có thể tăng lên mức cao tháng 5 trong vài ngày tới. Số liệu GDP khu vực Châu Âu đúng như dự báo - nền kinh tế Đức tăng 0,4% trong Q1, giúp Châu Âu đạt tốc độ tăng trưởng tương đương. Tăng trưởng theo năm giữ nguyên ở mức 1,2% nhưng tăng trưởng hàng năm ở Đức giảm từ 0,9% xuống 0,6%. Chúng tôi không quá phấn khích với kết quả ở Châu Âu nhưng số liệu này đủ để kìm hãm đà giảm của euro trước quyết định thuế ô tô của Trump trong tuần này. Báo cáo cán cân thương mại Châu Âu dự kiến công bố ngày mai, và sự cải thiện ở Đức là tín hiệu tích cực cho toàn bộ khu vực. Các loại tiền tệ cũng tăng nhờ thỏa thuận Hoa Kỳ và Mexico để nâng mức thuế thép và nhôm.
Không có dữ liệu Anh trong tuần này nhưng Bảng là loại tiền tệ có diễn biến tệ nhất. Thủ tướng Anh Theresa May dự kiến họ với đảng Bảo thủ ngày mai nhằm thảo luận về tương lai của Bà. Áp lực gia tăng đối với May khi bà phải đưa ra thời điểm từ chức nhưng rõ ràng bà sẽ không làm thế trước khi thoả thuận Brexit được Quốc hội chấp thuận. Có một số báo cáo rằng bà có thể gửi lại Dự thảo rút lui trong tháng 6. Dữ liệu thị trường lao động Anh giảm cùng tâm lý từ bỏ rủi ro, đàm phán Brexit không có nhiều tiến triển ảnh hưởng nặng nề đến diễn biến Bảng. Ngưỡng cản tiếp theo của GBP/USD là mức thấp năm 2019 ở mức 1,2773.
Đô la Canada tăng mặc dù áp lực giá giảm. Tăng trưởng CPI giảm từ 0,7% xuống 0,4% trong tháng 4. Lãi suất theo năm tăng nhưng xu hướng lạm phát giảm do tăng trưởng CPI lõi hạ nhiệt. Đô la Úc và New Zealand tiếp tục giảm, cặp AUD/USD giảm xuống mức thấp mới do các vấn đề của Trung Quốc ảnh hưởng đến thị trường Úc nhất. AUD vẫn được giao dịch với số liệu thị trường lao động Úc dự kiến công bố vào tối nay. Theo các chỉ số PMI, điều kiện thị trường lao động trong 3 ngành chính của nền kinh tế, gồm dịch vụ, sản xuất và xây dựng giảm, do đó khả năng chỉ số này giảm là cao, khiến AUD tiếp tục giảm.