- Hướng tới năm mới, hãy lạc quan rằng lạm phát đạt đỉnh để hạn chế rủi ro suy giảm đối với cổ phiếu
- Tuy nhiên, chúng ta có thể trông đợi rằng lạm phát đã đạt đỉnh
- Chúng ta cần chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ để giúp thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Triển vọng kinh tế sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều, điều đó có nghĩa là nhiều vấn đề chúng ta đang phải đối mặt hiện nay có thể sẽ xảy ra vào năm 2023.
Và sau một đợt phục hồi lớn bắt đầu vào tháng 10, phản ánh phần lớn sự tích cực đối với triển vọng Fed xoay trục chính sách. Tôi cho rằng thị trường chứng khoán vẫn có thể đối mặt với rủi ro trong năm 2023.
Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm.
Vào năm 2023, sẽ có rất nhiều biến động, xu hướng chung của thị trường có thể sẽ sụt giảm, ít nhất là trong nửa đầu năm.
Rất khó để nói những gì có thể xảy ra sau đó, khi thị trường sẽ phụ thuộc vào tài chính của người tiêu dùng và lạm phát vào thời điểm đó, cũng như các yếu tố khác có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý, bao gồm khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Trong phần lớn năm 2022, lạm phát tăng vọt là nguyên nhân khiến cổ phiếu sụt giảm– đặc biệt là cổ phiếu lĩnh vực công nghệ – cũng như tiền điện tử.
Lạm phát cao có nghĩa là mọi người có thu nhập khả dụng thấp hơn để đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là Fed và các ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất rất mạnh, làm giảm sức mua của người tiêu dùng trong khi tăng chi phí vay cho các doanh nghiệp và chính phủ.
Cuối cùng, lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng cao, làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản không trả cổ tức hoặc lợi suất thấp. Nhưng khi lạm phát của Hoa Kỳ bắt đầu giảm, các nhà đầu tư nhanh chóng đảo ngược giao dịch của họ, ưu tiên cổ phiếu, kim loại và ngoại tệ hơn đồng đô la.
Tôi chỉ có thể nghĩ lạc quan rằng lạm phát đạt đỉnh để hỗ trợ hoặc hạn chế rủi ro sụt giảm đối với cổ phiếu trong năm mới, và có thể có những lúc thị trường tăng hơn trong thời gian dài.
Để các nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào cổ phiếu, giờ đây chúng ta cần chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ để giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Điều này có vẻ khó xảy ra khi giá cả khó có thể quay trở lại mức trước đây (dù tỷ lệ lạm phát đang được kiểm soát để giảm mạnh).
Các ngân hàng trung ương sẽ duy trì các chính sách thắt chặt tiền tệ của họ và các chính phủ vốn đã chi một lượng lớn tiền vay trong thời kỳ đại dịch, sẽ không bơm tiền mặt ra thị trường. Một rủi ro khác là chúng ta sẽ chứng kiến việc thắt chặt chính sách quyết liệt khi Fed và một số ngân hàng trung ương lớn khác cố gắng kiềm chế lạm phát. Fed đã phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nữa và chính sách thắt chặt sẽ còn duy trì trong một thời gian dài.
Nói cách khác, có rất nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Ở châu Âu, DAX vẫn gặp rủi ro. Có vẻ như ECB vẫn chưa hoàn thành việc thắt chặt chính sách khi Chủ tịch Christine Lagarde cảnh báo rằng việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản nên được tiếp tục trong một thời gian.
Sản lượng kinh tế thấp hơn kết hợp với lạm phát cao đồng nghĩa với việc thị trường sẽ có nhiều khả năng sẽ tiếp tục suy giảm trong thời gian tới.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản được hỗ trợ trong suốt những năm qua bởi chính sách nới lỏng mạnh của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, tuy nhiên sắp tới có thể có sự đảo chiều lớn.BoJ đã điều chỉnh một chút chính sách đường cong lợi suất của mình , một động thái mà các thị trường hiểu là bước đệm để bắt đầu kết thúc chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Tác giả không sở hữu bất kỳ vị thế giao dịch nào được đề cập trong bài viết này.