Tóm tắt diễn biến chính thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 10/2020
VN duy trì xung lực tăng điểm tích cực sang tháng thứ 3 liên tiếp và đóng cửa 925,5 điểm, tăng 1,7% MoM và nhưng thấp hơn 3,7% so với đầu năm
- Xung lực tăng được duy trì tích cực suốt 3 tuần đầu tiên của T10 khi VN-Index tiếp cận thành công mốc 960 điểm, tương đương với mức đóng cửa cuối năm 2019.
- Ở chiều ngược lại, VN-Index điều chỉnh 3,7% trong tuần cuối cùng của T10.
- Tiêu dùng, thép, BĐS, chứng khoán hỗ trợ đà tăng điểm với dòng tiền tăng vọt lên mức kỉ lục ở hầu hết các nhóm ngành.
- Khối ngoại bán ròng nhiều nhất kể từ T3.
Thị trường chứng khoán tháng 10: VN-Index tiếp cận mức đầu năm
VN duy trì xung lực tăng điểm tích cực sang tháng thứ 3 liên tiếp và đóng cửa 925,5 điểm, tăng 1,7% MoM và thấp hơn 3,7% so với đầu năm
- Xung lực tăng được duy trì tích cực suốt 3 tuần đầu tiên của T10 khi VN-Index tiếp cận thành công mốc 960 điểm, tương đương với mức đóng cửa cuối năm 2019. Mức tăng được hỗ trợ bởi các nhân tố chính, gồm
1) Tâm lý lạc quan của NĐT nội bao trùm sau khi COVID-19 tiếp tục được kiếm soát tốt và các hoạt động kinh tế đang trở lại trạng thái bình thường mới;
2) Các chính sách kích thích kinh tế cả về đầu tư và tiền tệ đang được đẩy mạnh, thúc đẩy thanh khoản thị trường bùng nổ và xác lập mức cao kỉ lục trong T10;
3) KQKD Q3 của nhiều DN chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ và tốt hơn so với kì vọng;
4) MSCI nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục thị trường sơ khai.
- Ở chiều ngược lại, VN-Index điều chỉnh 3,7% trong tuần cuối cùng của T10 khi số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trở lại tại Mỹ và Châu Âu cùng với các mối lo ngại trước thềm bầu cử TT Mỹ đang đến gần. Điều này kích hoạt làn sóng chốt lời mạnh mẽ của NĐT trong nước sau giai đoạn tăng kéo dài và tốt hơn kì vọng, trong khi NĐTNN duy trì hoạt động bán ròng mạnh mẽ suốt trọn tháng. Cùng thời điểm, chứng khoán Mỹ cũng lao dốc với S&P giảm 5,6%, ghi nhận tuần giảm điểm sâu nhất kể từ T3.
Tiêu dùng, thép, BĐS, chứng khoán hỗ trợ đà tăng điểm
Triển vọng VN-Index tháng 11
1. Mức độ biến động của thị trường đang gia tăng do COVID và Bầu cử Mỹ, nhưng chưa đến lúc phải lo lắng.
- Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Châu Âu và Mỹ tăng vọt trở lại trong thời gian gian gần đây, làm tăng mối lo ngại về một đợt bùng phát dịch mới vào mùa Thu Đông. Theo đó, các nền kinh tế chủ chốt của EU, như Đức và Pháp, một lần nữa tiến hành các lệnh phong tỏa mới nhằm hạn chế lây lan của dịch bệnh. TTCK thế giới lao dốc ngay lập tức vào tuần cuối T10. Dù vậy, khác với đợt phong tỏa lần 1, các nền kinh tế vẫn đang vận hành trong điều kiện bình thường mới, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại lên tiến trình phục hồi kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của Khu vực Eurozone trong Q3 đạt 12,7% QoQ trong khi Mỹ cũng công bố tăng trưởng Q3 đạt kỉ lục 33,1% QoQ, sau khi lao dốc trong Q2. Điều này cho thấy các nền kinh tế chủ chốt đang bù đắp được một số thiệt hại do COVID-19 gây ra trong thời gian đầu. Về cơ bản, chúng tôi cho rằng các nước khó có thể áp đặt một lệnh phong tỏa toàn diện lên các hoạt động kinh tế cho dù số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng.
- Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ chính thức diễn ra vào ngày 3/11 với các diễn biến khó lường. Đáng chú ý, số lượng phiếu bầu qua bưu điện gia tăng trong năm nay sẽ khiến cho việc xem ai là người chiến thắng trở nên khó khăn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng sẽ có sự chậm trễ với một số kết quả. Và cho đến khi kết quả bầu cử được xác định, TTCK toàn cầu sẽ còn biến động xung quanh sự kiện quan trọng này. Cuối cùng, cho dù Trump hay Biden thắng cử, Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng, vốn khó bị đảo lộn trong trung hạn. Nếu TT Trump thắng cử, điều mà NĐT toàn cầu có vẻ ưa thích hơn, chúng tôi tin rằng thị trường trong nước có thể bật tăng tốt.
2. Nhưng nền tảng nội tại đóng vai trò hỗ trợ quan trọng
Rủi ro của thị trường trong nước không quá lớn nhờ được hỗ trợ vững chắc bởi nền tảng nội tại. Theo đó, VN-Index được dự báo sẽ giữ được xu thế tăng với mục tiêu trong kịch bản khả quan là 980 điểm (+6% MoM). Trong đó, thị trường nhiều khả năng rung lắc quanh mốc kháng cực 960.
- Việt Nam tiếp tục kiểm soát rất tốt dịch bệnh trong hơn 2 tháng qua, bất chấp tình hình dịch bệnh khó lường tại nhiều nước. Theo đó, các hoạt động kinh tế trong nước đánh dấu sự khởi sắc rõ rệt trong T10 ở nhiều lĩnh vực quan trọng, từ sản xuất đến tiêu dùng, đầu tư và XNK, khẳng định xu thế phục hồi vững chắc của nền kinh tế.
- Chính phủ được kì vọng sẽ đẩy nhanh hơn nữa các giải pháp kích thích kinh tế trên cả khía cạnh tài khóa và tiền tệ nhằm tạo ra nhiều không gian tăng trưởng cho Q4 và 2021. Gói kích thích kinh tế lần 2, trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp, được kì vọng sẽ đóng vai trò bổ trợ, đảm bảo nền kinh tế sẽ phục hồi đúng lộ trình, một khi được thông qua và triển khai.
- TTCK tiếp tục được hưởng lợi từ thanh khoản dồi dào, vốn là nhân tố quan trọng thúc đẩy TTCK trong thời gian qua.
- KQKD Q3 tốt hơn kì vọng, giúp làm giảm áp lực định giá trong ngắn hạn. Thống kê 435 DN đã công bố KQKD Q3 trên HOSE và HNX cho đến ngày 30/10 ghi nhận LN ròng tăng 10,2% YoY sau khi Doanh thu thuần tăng 6,4%. Bức tranh lợi nhuận DN đánh dấu sự khởi sắc rõ nét trong Q3 sau khi suy giảm đáng kể trong 2 quý đầu năm. Các nhóm ngành TC-NH, BĐS, Vật liệu xây dựng và Tiêu dùng đóng vai trò dẫn dắt.
Bất chấp các rủi ro ngắn hạn bên ngoài gia tăng, chúng tôi không đánh giá cao khả năng thị trường sẽ phá vỡ xu thế tăng trung hạn. Mốc 900 điểm đang được đánh giá là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho VN-Index trong T11.
3. Sự kiện tháng 11
----------------------------------------------
Xem thêm chi tiết: tại đây
Bạn nên mua cổ phiếu nào trong phiên giao dịch tiếp theo?
Sức mạnh điện toán AI đang xoay chuyển cục diện của thị trường chứng khoán. Công cụ ProPicks AI của Investing.com bao gồm 6 danh mục cổ phiếu sinh lời do công nghệ AI tiên tiến lựa chọn. Chỉ riêng trong năm 2024, công nghệ AI của ProPicks đã phát hiện 2 cổ phiếu tăng giá mạnh hơn 150%, 4 cổ phiếu tăng giá hơn 30%, cùng 3 cổ phiếu tăng hơn 25%. Vậy cổ phiếu nào sẽ tăng giá tiếp theo?
Khám Phá công nghệ AI của ProPicks