Nhìn lại thị trường tài chính thế giới 2020 qua biếm họa của Investing.com

Ngày đăng 13:38 04/01/2021
XAU/USD
-
XAG/USD
-
US500
-
MSFT
-
AAPL
-
AMZN
-
GC
-
SI
-
CL
-
IXIC
-
META
-

Tổng hợp bởi Jesse Cohen

Các chỉ số chính của Phố Wall ở mức cao nhất mọi thời đại nhờ sự lạc quan về tiến bộ của vắc-xin Covid-19 và gói kích thích bổ sung. Thị trường chứng khoán mạnh mẽ một cách bất ngờ dường như đã giảm bớt tác động từ bất ổn kinh tế gây ra bởi đại dịch Coronavirus. 

S&P 500 đã tăng gần 15% trong khi NASDAQ Composite tăng hơn 40% trong năm nay.

Mặc dù nhiều người cho rằng họ rất vui khi nhìn thấy năm 2020 sắp qua đi, nhưng từ góc độ thị trường, năm nay thực sự là một năm rực rỡ.

Dưới đây là 20 truyện tranh của trang Investing.com được xuất bản trong năm qua. Những biếm họa này nêu bật những thăng trầm và những sự kiện nổi bật trên thị trường trong năm:

Ghi chú của biên tập viên: Tất cả các ngày đều phản ánh thời điểm truyện tranh được đăng.

1. Cuộc chiến giữa Mỹ-Iran trở thành tâm điểm trên thị trường tài chính toàn cầu

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran

Ngày 9 tháng 1 năm 2020:

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran trở thành tâm điểm trên thị trường tài chính toàn cầu trong tuần đầu tiên của năm.

Iran không đưa ra tín hiệu ngay lập tức rằng họ sẽ trả đũa vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 giết chết chỉ huy quân sự Iran Qassem Soleimani, vì cả hai bên dường như đã lùi lại trước các căng thẳng quân sự leo thang hơn nữa ở Trung Đông.

2. Coronavirus tấn công thị trường – Cổ phiếu giảm giá nghiêm trọng

Coronavirus tấn công thị trường

Ngày 27 tháng 2 năm 2020:

Chứng khoán thế giới sụt giảm, quét sạch hàng nghìn tỷ USD giá trị khi sự lây lan nhanh chóng của Coronavirus từ Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về đại dịch toàn cầu.

Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc, nguồn gốc của đợt bùng phát, lần đầu tiên vượt qua con số các ca nhiễm mới ở những nơi khác, đáng chú ý nhất là ở Hàn Quốc, Ý và Iran.

3. FED giảm lãi suất, nhưng liệu điều này có đủ để ngăn chặn sự sụp đổ do Coronavirus gây ra?

FED giảm lãi suất

Ngày 4 tháng 3 năm 2020:

Biến động mạnh mẽ của Phố Wall vẫn tiếp diễn khi các nhà đầu tư cân nhắc xem liệu những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát Coronavirus lan rộng có đủ để làm dịu tác động kinh tế mà dịch bệnh gây ra hay không.

Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản xuốn 1% từ 1,25% trong một động thái khẩn cấp, với lý do ‘rủi ro đang tăng cao’ của Coronavirus đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.

Động thái của FED được đưa ra khi các trường hợp nhiễm Coronavirus gia tăng ở Hoa Kỳ, khiến California phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tiểu bang.

4. Trump, FED mở rộng các mức nới lỏng đối với tiền tệ, kích thích chính sách tài khóa để chống lại tác động của Coronavirus


Mỹ mở rộng nới lỏng tiền tệ

Ngày 18 tháng 3 năm 2020:

Thượng viện ủng hộ một dự luật trị giá 2 nghìn tỷ đô la nhằm giúp đỡ những người lao động thất nghiệp và các ngành công nghiệp đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, khi chính quyền Trump tìm cách chống lại tác động kinh tế từ virus.

5. New York áp dụng các lệnh khóa chặt chẽ với lo ngại Coronavirus ảnh hưởng đến thị trường tài chính


Mỹ cách ly xã hội

Ngày 2 tháng 4 năm 2020:

Chứng khoán sụt giảm vào đầu quý thứ hai, khi sự bùng phát Coronavirus tiếp tục tàn phá các thị trường toàn cầu.

6. Giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục chưa từng có trong lịch sử


Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất lịch sử

Ngày 23 tháng 4 năm 2020:

Giá dầu tương lai của Hoa Kỳ lần đầu tiên giảm xuống mức âm thấp nhất trong lịch sử là -40 đô la mỗi thùng do lo lắng về nguồn cung dầu thô dư thừa quá lớn trong bối cảnh nhu cầu giảm do bùng phát Coronavirus.

7. Làn sóng tăng mạnh mẽ ở Phố Wall khi cuộc đua cung cấp vắc-xin Covid-19 nóng lên


Cuộc đua vắc xin

Ngày 21 tháng 5 năm 2020:

Tin tức về tiến độ phát triển vắc-xin Covid-19 tiềm năng đã giúp thúc đẩy tâm lý thị trường.

Với hơn 100 loại vắc-xin trong các giai đoạn phát triển khác nhau trên toàn thế giới và 8 loại đang được thử nghiệm lâm sàng theo Tổ chức Y tế Thế giới, một loạt các công ty công nghệ sinh học và dược phẩm đang chạy đua để cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19.

8. Phố Wall quay lại mức kỷ lục khi kỳ vọng phục hồi làm lu mờ mối lo ngại về virus


Chứng khoán Mỹ chinh phục đỉnh cũ

Ngày 28 tháng 5 năm 2020:

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi Phố Wall lạc quan hơn về nền kinh tế mở cửa trở lại, bất chấp những bất ổn do đại dịch Coronavirus và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ - Trung Quốc.

Việc nới lỏng các lệnh cấm, sự lạc quan về một loại vắc-xin Covid-19 cuối cùng và sự kích thích lớn của Hoa Kỳ đã giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán phục hồi trong giai đoạn gần đây.

9. Cổ phiếu FAANG tiếp tục dẫn dắt thị trường cao hơn khi NASDAQ đạt mức đỉnh 10.000 – lần đầu tiên trong lịch sử


Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường

Ngày 11 tháng 6 năm 2020:

Chỉ số NASDAQ Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục trên mức 10.000 lần đầu tiên trong lịch sử, khi các nhà đầu tư đặt cược vào sức mạnh của công nghệ trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra.

Mức tăng của của NASDAQ có được nhờ lợi nhuận mạnh mẽ của các cổ phiếu công nghệ, đáng chú ý nhất là Apple (NASDAQ: AAPL), Microsoft (NASDAQ: MSFT ), Amazon (NASDAQ: AMZN) và Facebook (NASDAQ: FB).

10. Vàng, bạc tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm giữa làn sóng kích thích


Kim loại quý tăng mạnh

Ngày 23 tháng 7 năm 2020:

Giá Vàng lần đầu tiên vượt qua mốc 1.900 đô la kể từ tháng 9 năm 2011, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp và một loạt các biện pháp kích thích từ Cục Dự trữ Liên bang và chính phủ Hoa Kỳ.

Giống như vàng, Bạc cũng tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm kể từ tháng 9 năm 2013.

11. S&P 500 tăng vọt trở lại trong khoảng cách vượt trội so với mức cao kỷ lục của nó nhờ vào kích thích và kỳ vọng về vắc-xin


Ngày 13 tháng 8 năm 2020:

Chỉ số S&P 500 đã kết thúc tuần ấn tượng vượt mức cao kỷ lục của tháng Hai nhờ sự lạc quan về một loại vắc-xin Covid-19 và sự kích thích lớn của Mỹ.

Chỉ số này đã tăng gần 54% từ mức thấp nhất trong ngày vào ngày 23 tháng 3, khi các đợt đóng cửa liên quan đến Coronavirus gây chấn động thị trường chứng khoán.

12. Sự bùng phát trở lại các trường hợp Coronavirus tạo ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo Châu Âu


Châu Âu đối phó với sự bùng phát Coronavirus

Ngày 1 tháng 9 năm 2020:

Sự bùng phát trở lại các ca nhiễm virus, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng phục hồi kinh tế, làm tăng khả năng nước này sẽ phải mở rộng kích thích trước cuối năm nay.

13. Giá dầu thô lao dốc khi nền kinh tế toàn cầu đứng trước rủi ro của sự phục hồi


Giá dầu lại lao dốc

Ngày 15 tháng 9 năm 2020:

Giá dầu thô đã tăng vọt kể từ đầu tháng khi rõ ràng rằng nhu cầu phục hồi mạnh từ quý thứ hai thảm hại.

14. Kinh tế Trung Quốc Điểm sáng duy nhất trong năm nay khi các nước khác gặp khó khăn


Kinh tế Trung Quốc trở thành điểm sáng duy nhất trong 2020

Ngày 20 tháng 10 năm 2020:

Trung Quốc, quốc gia gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái khi đã không ngăn chặn kịp thời sự lây lan của virus Covid-19, đã hồi phục kinh tế tốt hơn hầu như mọi nền nước khác trên thế giới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết họ kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm nay, trong khi mọi nền kinh tế G20 khác đều có xu hướng bị thu hẹp.

15. Diễn biến chính trị của Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy sự biến động trên thị trường tài chính toàn cầu


Bầu cử tổng thống Mỹ

Ngày 5 tháng 11 năm 2020:

Cổ phiếu trên Phố Wall tăng mạnh nhất trong bảy tháng khi các nhà giao dịch chắc chắn hơn về kết quả bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11.

Người Mỹ đã chờ đợi lâu hơn bất kỳ cuộc bầu cử tổng thống nào kể từ năm 2000 để biết người chiến thắng cuối cùng, với việc kiểm đếm bị chậm lại bởi số lượng phiếu bầu gửi qua thư kỷ lục do đại dịch Coronavirus đang diễn ra.

16. Bitcoin và giá vàng tăng khi các ngân hàng trung ương tiếp tục bơm tiền

Vàng, bitcoin tăng giá mạnh trong môi trường nới lỏng tiền tệ

Ngày 17 tháng 11 năm 2020:

Các ngân hàng trung ương thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ đáng kể trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế thế giới vượt qua đại dịch.

17. Thị trường đạt kỷ lục mới khi bà Yellen được kỳ vọng trở thành bộ trưởng bộ tài chính


Yellen được kỳ vọng trở thành bộ trưởng tài chính

Ngày 26 tháng 11 năm 2020:

S&P 500 và NASDAQ đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới trong bối cảnh lạc quan về tiến độ vắc-xin Covid-19.

Các nhà giao dịch cũng hoan nghênh triển vọng rằng cựu Chủ tịch FED Janet Yellen, người được Joe Biden chọn làm Bộ trưởng Tài chính, sẽ có nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn.

18. Vắc xin,  gói kích thích thúc đẩy Phố Wall lên mức cao mới


Kỳ vọng vắc xin đẩy thị trường tăng mạnh

Ngày 3 tháng 12 năm 2020:

Cổ phiếu đóng cửa ở mức kỷ lục mới, với việc Phố Wall công bố mức tăng hàng tuần khác trong bối cảnh lạc quan liên tục về tiến độ vắc-xin Covid-19 và kỳ vọng về kích thích hơn nữa.

19. Brexit: Hạn cuối đến gần


Kỳ hạn Brexit sắp đến

Ngày 7 tháng 12 năm 2020:

Thời điểm của cuối cùng cũng đang đến gần.

Bốn năm rưỡi sau khi bỏ phiếu để rời khỏi EU và một năm sau khi xác nhận lại quyết định đó tại một cuộc tổng tuyển cử, Anh sẽ  mất đi các đặc quyền tiếp cận thị trường EU. Tất cả lợi ích cũng như nghĩa vụ của cả 2 bên sẽ không còn hiệu lực.

20. Vắc xin, gói kích thích thúc đẩy Phố Wall lên mức cao mới khi kết thúc năm 2020

Những liều vắc xin đầu tiên được cấp phép sử dụng

Ngày 17 tháng 12 năm 2020:

Những hy vọng đang tiếp diễn về một gói kích thích tài chính khác kết hợp với sự lạc quan về tiến độ vắc-xin Covid-19 đã châm ngòi cho đợt cuối cùng lên mức cao kỷ lục mới ở Phố Wall khi năm 2020 kết thúc.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.