- Hợp đồng tương lai Mỹ, thị trường Châu Âu giảm do dữ liệu Mỹ, Trung giảm
- Lãi suất trái phiếu Mỹ 10 năm tiếp tục giảm, đưa ra tín hiệu thận trọng
- New Zealand cũng đồng quan điểm ôn hoà với các ngân hàng trung ương khác, Draghi quan ngại về nền kinh tế
- Chính phủ Anh sẽ tổ chức một vài buổi bỏ phiếu với kế hoạch thay thế cho Brexit của Thủ tướng May trong thứ Tư.
- Đối thoại thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn với phái đoàn Mỹ trực tiếp bay sang Bắc Kinh.
- Randal Quarles của Fed sẽ có buổi phát biểu ngày thứ Sáu tới hội đồng thị trường mở về “Chiến lược tiếp cận bảng cân đối của Fed và thông tin.”
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,2 %.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng ít hơn 0,05%.
- Chỉ số USD ổn định.
- Đồng euro không đổi ở ngưỡng $1,1266.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,3195.
- Đô la New Zealand giảm 1,5%, mức giảm mạnh nhất trong 7 tuần.
- Đô la Úc giảm 0,5%, mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 2,39%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống -0,067%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 3 điểm cơ bản xuống -0,04%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của New Zealand giảm 11 điểm cơ bản, mức giảm mạnh nhất trong 2 năm.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Úc giảm 5 điểm cơ bản.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu giảm sau khi mở cửa cao hơn phiên trước và chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 nằm trong sắc đỏ hôm nay do một loạt dữ liệu không đạt kỳ vọng, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Chỉ số STOXX 600 dao động quanh giá đóng cửa ngày hôm qua, tăng vào lúc mở cửa nhờ cổ phiếu sản xuất ô tô và khai khoáng. Đà tăng hồi đầu phiên không bị ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung, mà nhường chỗ cho những quan ngại xung quanh chương trình nới lỏng của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Chủ tịch Mario Draghi của ECB đưa ra tín hiệu thận trọng trong bài phát biểu ngày thứ Ba. Vòng đàm phán thương mại cấp cao giữa Mỹ - Trung sắp tới diễn ra ở Bắc Kinh ngày thứ Năm và thứ Sáu, gây áp lực lên thị trường.
Lượng nhà mới bắt đầu của Mỹ giảm từ 1,273 triệu xuống 1,162 triệu, không đạt so với ước tính 1,213 triệu căn, trong khi tỷ lệ cấp phép xây dựng giảm từ +1,4% xuống -1,5%, không đạt so với ước tính -1,3%. Niềm tin người tiêu dùng cũng giảm trong tháng 3, từ 131,4 xuống 124,1 trong tháng 2, theo dữ liệu từ Conference Board của Mỹ.
Các công ty công nghiệp Mỹ cũng báo cáo dữ liệu thấp, với lợi nhuận giảm mạnh nhất trong tháng 1 và 2 kể từ năm 2011, giảm 14%. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng giảm từ 6,6% trong năm 2018 xuống 6,0-6,5%.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm hôm qua chỉ hồi phục trong thời gian ngắn như chúng tôi đã dự báo trước đó. Thị trường đưa ra tín hiệu thận trọng, lãi suất trái phiếu tiếp tục giảm hôm nay xuống ngưỡng 2,388% vào thời điểm viết - đạt mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2017.
Vào đầu phiên Châu Á, thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 0,23%, giảm mức tăng ngày hôm qua do cổ phiếu Nissan giảm 3,5% do nghi vấn lạm dụng quỹ và việc đàm phán sáp nhập với công ty Renault (PA:RENA)
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,85%, ổn định sau 2 phiên bán tháo. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,76% phiên thứ 2 nhờ việc mua trong nhịp giảm trong giờ cuối cùng, sau khi giảm trong 4 phiên.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,15% phiên thứ 2, sau khi Samsung Electronics (KS:005930) (+0.22%) chia sẻ kết quả kinh doanh của họ không đạt kỳ vọng trong quý 1.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,09%, phiên thứ 2 liên tiếp sau khi hồi phục từ đà bán tháo trước đó, tìm được hỗ trợ trên đường 50 DMA sau chữ thập vàng (golden cross) tuần trước.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch Mỹ ngày hôm qua, chứng khoán dứt đà giảm nhờ vào Fed tỏ ra bi quan với tăng trưởng – điều này gây ra đường cong lãi suất trái phiếu đảo nghịch lần đầu kể từ khủng hoảng 2008. Chứng khoán hồi phục trùng khớp với sự ổn định của lãi suất trái phiếu 10 năm, khi ngân hàng Mỹ góp phần xóa bớt nghi ngại thị trường thông qua việc chuyển hướng tư vấn từ phòng thủ sang chu kỳ, trích dẫn chính sách thay đổi của Fed và dấu hiệu ổn định của kinh tế toàn cầu.
S&P 500 tăng 0,72% với 11 ngành trong sắc xanh. Năng lượng (+1,44%) và tài chính (+1,19%) là 2 ngành dẫn đầu. Do giá dầu tăng sau khi Nga tái tuyên bố kế hoạch cắt giảm sản lượng và lãi suất trái phiếu đã bù đắp được phần nào tổn thất. Kỳ lạ rằng tiêu dùng phi thiết yếu một ngành tăng trưởng lại chỉ tăng 0,43%. Về mặt kỹ thuật, SPX đóng phiên ít hơn 0,1% bên trên ngưỡng kháng cự hình thành bởi đỉnh tháng 10 cho thấy nguồn cung vẫn đang ở mức này.
NASDAQ Composite tăng 0,71% chỉ 0,01% thấp hơn SPX. Về mặt kỹ thuật, chỉ số nặng về công nghệ này đóng phiên 0,3% trên đỉnh tháng 10.
Russell 2000 tăng nhẹ 0,64%.
Trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,55%. Về mặt kỹ thuật, giá tiếp tục kéo dài đà tăng sang ngày thứ 2 sau khi tìm thấy hỗ trợ trên đường 50 DMA. Đợt phục hồi hiện tại giúp hình thành tam giác đối xứng, được cho là tăng trong xu thế tăng kể từ đáy tháng 12, hoàn thành bứt phá xu thế tăng bên trên 260,00.
Tại thị trường ngoại hối, USD gần như nằm yên sau khi không thể tăng lên 97,00. Bảng Anh phục hồi từ phiên giảm trước và kết thúc cũng gần như nằm yên trong 3 ngày liên tiếp.
NZD giảm hơn 1% sau khi ngân hàng trung ương tham gia vào xu thế toàn cầu tránh khỏi việc tăng lãi suất. AUD cũng giảm.
Giá dầu giảm sau khi có một khoảng tăng ngắn hạn nhờ vào cam kết của Nga về cắt giảm sản lượng – cùng với chiến lược giảm nguồn cung của Ả Rập Xê Út. Dường như lãi suất trái phiếu giảm tiếp tục đe dọa đầu tư vào các tài sản nhạy cảm với tăng trưởng. Về mặt kỹ thuật, giá không thể vượt lên đỉnh $60,39 tại 21/03.
Tin tiếp theo
Diễn biến trên thị trường
Chứng khoán
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hóa