- Chứng khoán Mỹ và Châu Âu có phiên trái chiều khi đà tăng toàn cầu đang chậm lại
- PMI sản xuất tích cực hỗ trợ thị trường Mỹ
- S&P 500 hình thành dấu hiệu giao điểm vàng, cổ phiếu ngân hàng hồi phục khi đường cong lãi suất trái phiếu bình thường trở lại.
- Bitcoin đột ngột tăng trên $5000
- Số đơn hàng hoá lâu bền và hàng hoá lõi dự kiến công bố trên thị trường Mỹ hôm nay, dự báo số liệu lần lượt giảm 1,1% và tăng 0,3%.
- Phó Thủ tướng Lưu Hạo dẫn đầu đoàn Trung Quốc đến Washington vào thứ 4, vài ngày sau khi Bộ trưởng Bộ tài chính Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Robert Lighthizer công du đến Bắc Kinh.
- Báo cáo việc làm Mỹ hàng tháng dự kiến công bố vào thứ 6 cho thấy bảng lương phi nông nghiệp tăng 175.000 trong tháng 3. Các chuyên gia kinh tế nghĩ rằng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,8% với thu nhập theo giờ tăng mạnh.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm ít hơn 0,05%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,2% lên mức cao nhất trong 8 tháng.
- Chỉ số USD giao ngay tăng 0,2% lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1202, đạt mức thấp nhất trong gần 4 tuần, phiên giảm thứ 6 liên tiếp.
- Yên Nhật giảm ít hơn 0,05% xuống 111,36/USD, mức thấp nhất trong 2 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,4%.
- Chỉ số MSCI tiền tệ thị trường mới nổi giảm 0,1%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống 2,48%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống -0,30%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 2 điểm cơ bảng xuống 1,029%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Chênh lệch lãi suất trái phiếu 10 năm giữa Ý và Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 2,5515%.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg tăng ít hơn 0,05% lên mức cao nhất trong tuần.
- Giá dầu Brent tăng 0,3% lên $69,21/thùng, mức cao nhất trong 20 tuần.
- Giá đồng LME giảm 0,2% xuống $6.456,00/mét tấn, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần..
- Giá vàng giảm ít hơn 0,05% xuống $1.287.10/ounce, mức thấp nhất trong gần 4 tuần.
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm cùng với chứng khoán Châu Ấu sáng nay, dù rằng sau đó cả 2 chỉ số đã quay lại được sắc xanh khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với mức tăng bất ngờ vào đầu tuần, sau quý tốt nhất kể từ 2010 với chứng khoán toàn cầu.
STOXX Europe 600 nằm yên, khi mà cổ phiếu hãng xe cùng khai khoáng giảm bù trừ cho mức tăng của bất động sản.
Trước đó trong phiên Châu Á, chứng khoán khu vực xây dựng trên dữ liệu sản xuất của bộ 3 Mỹ, Trung Quốc & Anh.
Cổ phiếu của MSCI Châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 0,68% và đạt đỉnh 7 tháng. Hình thành mô hình tam giác tăng dần cho thấy dấu hiệu tiếp tục tăng.
Shanghai Composite Trung Quốc và Hang Seng Hồng Kông lần lượt tăng 0,20% và 0,21%.
Chứng khoán Úc tăng 0,41% sau khi ngân hàng Úc giữ mức lãi suất như đã dự đoán trước đó.
Nikkei Nhật Bản kết thúc đứng yên sau khi có một phiên tăng vào buổi sớm.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên Mỹ ngày hôm qua, cả 4 sàn chính đều tăng trên dưới 1% trong ngày thứ 4 liên tiếp, sau khi PMI sản xuất tăng từ 54,2 lên 55,3 đứng đầu mức dự báo.
Cùng ngày, chỉ số nhà máy Anh tăng lên đỉnh 13 tháng. Dù rằng dữ liệu này hầu như đến từ việc doanh nghiệp tăng cường kho hàng khi các doanh nghiệp Châu Âu có dấu hiệu sẽ sớm rời bỏ cà nhà cung cấp từ Anh. Tuy nhiên, tạm thời điều này vẫn giúp thúc đẩy GBP dẫu rằng sau đó nó lại giảm vì các nhà lập pháp đã không đạt được đồng tình với bất kỳ kết hoạch Brexit nào trong vòng bỏ phiếu mới diễn ra tối thứ Hai.
S&P 500 tăng 1,16% với 8/11 phiên trong sắc xanh. Tài chính tăng mạnh nhất 2,45% phục hồi sau khi đường cong lãi suất trái phiếu 10 năm/3 tháng chấm dứt đảo ngược. Điều này có lợi cho các ngân hàng, họ thường kiếm lời từ các khoản vay ngắn hạn và chuyển sang khách hàng bán lẻ như là khoản vay dài hạn, kiếm mức lãi suất cao hơn so với thực chi. Tuy nhiên, nếu lãi suất trái phiếu dài ngày hơn giảm xuống dưới trái phiếu ngắn hạn thì biên lợi nhuận đó sẽ biến mất.
Tổng quan, cổ phiếu ngân hàng vẫn đang trì trệ ở tại SPX nếu tính qua năm, với lợi nhuận cho ETF 12 tháng qua chỉ ở 4,46% - trong khi con số lợi nhuận của chỉ số sàn là 8,57%. Câu hỏi đặt ra là liệu các yếu tố cơ bản đã thay đổi? Ngành này đang bị xa lánh khi các nhà đầu tư lo ngại về nền kinh tế suy yếu thậm chí là một cuộc khủng hoảng. Chỉ thời gian mới có thể trả lời được liệu triển vọng đó có đổi thành sự lạc quan hay không – và liệu đường cong lãi suất trái phiếu có được giữ nguyên.
Quay trở lại câu chuyện trong phiên thứ 2, thủ phạm đưa cổ phiếu phòng thủ đi xuống là tiện ích khi giảm 0,69%. Tại thời điểm này, nhà đầu tư đang thay đổi bứt phá các cổ phiếu phòng thủ hoặc mang tính chu kỳ, khi mà không còn nghi ngờ gì về tâm lý risk-on. Một lần nữa, có thể cần thêm vài bằng chứng sâu hơn để chứng thực sự thay đổi này.
Chỉ số SPX đạt mức cao nhất kể từ ngày 9/10, gần 2,2% dưới ngưỡng đóng cửa kỷ lục hồi 20/9. Đường 50 DMA cắt trên đường 200 DMA, tạo ra chữ thập vàng.
Trong khi các quan điểm khác nhau về việc đà tăng có tiếp tục hay không, rằng đây là thời điểm tốt để Mua hay đã là quá muộn, điều đó củng cố tâm lý rằng triển vọng trung đến dài hạn đang thay đổi, khiến chúng tôi khó khăn hơn trong việc duy trì quan điểm giảm giá. Tuy nhiên, chỉ báo đường Tăng/Giảm tạo ra đường phân kỳ âm, do độ rộng của thị trường không thể đạt mức cao mới. Phiên kiểm nghiệm cuối cùng sẽ tạo ra mức đóng cửa kỷ lục mới trên ngưỡng 2.930,75 và vượt mức cao nhất ngày 21/9 - là 2.940,91.
Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1,27%, lên mức cao nhất kể từ ngày 15/2. Chỉ số NASDAQ Composite tăng 1,29%, vượt trội so với các chỉ số khác, trong khi chỉ số Russell 2000 chỉ tăng 0,9%.
USD tăng do lãi suất trái phiếu giảm, do nhà đầu tư nước ngoài mua USD để tăng mức nắm giữ trái phiếu của họ.
Bitcoin bất ngờ tăng 23% lên mức cao nhất kể từ tháng 11, và đang giao dịch ở mức $4769,9, tương đương với mức tăng 13% dẫn đến nhiều nghi vấn rằng liệu thị trường tiền điện tử có đang hồi sinh? Tuy nhiên xu hướng chắc chắn vẫn là giảm.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá