- Lãi suất trái phiếu 10 năm chấm dứt đà giảm nhưng vẫn nằm dưới lãi suất 3 tháng – và chúng tôi nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục giảm sâu hơn
- Chứng khoán Châu Âu phục hồi sau khi mở phiên giảm mạnh; hợp đồng tương lai Mỹ tăng một cách bền vững
- USD ít dao động, Vàng giảm
- Đàm thoại thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn với lịch trình đến Bắc Kinh của phái đoàn Mỹ vào thứ Năm
- Diễn đàn Boao Trung Quốc với Châu Á có cuộc họp thường niên tuần này. Quan chức bao gồm thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang và bộ trưởng tài chính Liu Kun sẽ phát biểu,
- Thống đốc Fed Randal Quarles sẽ phát biểu ngày thứ Sáu với hội đồng thị trường mở về “Chiến lược tiếp cận bảng cân đối của Fed và thông tin.”
- MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 1% mức tăng cao nhất trong gần 2 tuần.
- MSCI thị trường mới nổi tăng 0,1%.
- Chỉ số USD tăng 0,08%.
- Euro giảm ít hơn 0,05% xuống $1,1311.
- JPY giảm 0,2% xuống 110,15/USD mức giảm sâu nhất trong hơn 1 tuần.
- MSCI tiền tệ thị trường mới nổi giảm ít hơn 0,05%.
- AUD tăng 0,2% lên 0,713/USD mức cao nhất trong gần 4 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 4 điểm cơ bản lên 2,44% mức tăng cao nhất trong hơn 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Đức tăng 1 điểm cơ bản lên -0,02% lần tăng đầu tiên trong 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1% lần tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Chênh lệch trái phiếu 10 năm Ý với Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,5326% điểm.
- Chỉ số hàng hóa Bloomberg tăng ít hơn 0,05%.
- Dầu thô WTI giảm 0,4% xuống $59,38/thùng mức đáy trong hơn 1 tuần.
- LME đồng giảm 0,2% xuống $6.324,50/mét tấn.
- Vàng giảm 0,4% xuống $1.316,80/ounce mức giảm sâu nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Lãi suất trái phiếu Mỹ vẫn là yếu tố chính lên thị trường trong sáng nay sau khi Fed tạm dừng việc thắt chặt lãi suất – do triển vọng kinh tế Mỹ suy giảm – dẫn đến lần đảo ngược đầu tiên của lãi suất 10 năm-lãi suất 3 tháng kể từ thời điểm khủng hoảng tài chính 2008.
Sau phiên sụp đổ ngày hôm qua với sự chứng kiến về lãi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống mức đáy kể từ 2017 và đóng phiên ở 2,414, lãi suất đang dần phục hồi trong ngày thứ Ba, rút ngắn một nửa mức giảm. Tuy nhiên con số đó vẫn nằm dưới mức lãi suất 3 tháng 2,459.
STOXX 600 mở phiên chìm trong sắc đỏ với lo sợ mới về khủng hoảng tại Mỹ, thêm vào các dấu hiệu sẵn có về suy thoái tại Châu Âu cũng như là câu chuyện Brexit khiến nhà đầu tư băn khoăn. Tuy nhiên, sau mức giảm sâu nhất trong năm vào tuần trước, chỉ số toàn khu vực Châu Âu phục hồi trong phiên sáng nay, tăng mạnh trong sắc xanh.
S&P 500, Dow và NASDAQ 100 cũng đang nằm trong vùng tích cực vào phiên sáng Châu Âu, khi nhà đầu tư rũ bỏ nỗi sợ hãi từ lãi suất trái phiếu đảo ngược ngày thứ Sáu và đợt bán tháo chứng khoán sau đó.
Trước đó, trong phiên giao dịch Châu Á, hầu hết chỉ số đều tăng, tạo ra một đợt điều chỉnh sau 2 ngày giảm, nhà đầu tư có thể cảm thấy thoải mái hơn với việc bắt đáy, kỳ vọng rằng sự đảo ngược lãi suất trái phiếu sẽ điều chỉnh thành 1 mô hình đáng trông đợi hơn: trái phiếu kỳ hạn cao hơn sẽ có lãi suất tốt hơn.
MSCI chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản phục hồi 0,2% từ mức lỗ 1,4% trong phiên giao dịch trước đó. Nikkei Nhật Bản tăng 2,15% sau khi ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ cuối tháng 12 vào thứ Hai. Ngược lại, Shanghai Composite Trung Quốc giảm 1,51%.
Tài chính toàn cầu
Trước phiên Mỹ hôm qua, cơ cấu thị trường đã bị phá do nhà đầu tư bán cả cổ phiếu và trái phiếu. Hiếm khi nhà đầu tư bán cả hai loại tài sản như vậy, ngược với những gì đã xảy ra sau chiến thắng của Tổng thống Donald Trump hồi năm 2016. Điều này nhấn mạnh tâm lý bối rối của nhà đầu tư hoặc cảm giác bất an với các loại tài sản tài chính, trở thành tín hiệu tiêu cực cho thị trường.
Trong 2 tiếng giao dịch cuối phiên, thị trường trở lại tâm lý tự nhiên, với lãi suất trái phiếu giảm sâu hơn do nhu cầu trái phiếu tăng, khiến thị trường chứng khoán giảm. Đáng chú ý rằng sau đó thị trường chứng khoán đi ngược lại xu hướng, giảm thiệt hại và đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (+0.06%) và chỉ số Russell 2000 (+0.62%).
Sau khi chao đảo giữa giảm 0,55% và tăng 0,33% S&P 500 giảm 0,08% sau khi trải qua đợt bán tháo tồi tệ nhất kể từ đầu năm trong thứ Sáu. Cổ phiếu phòng thủ hàng tiêu dùng phi thiết yếu có kết quả tốt nhất +0,59%, trong khi ngược lại, công nghệ (-0,44%) & tài chính (-0,43%) khiến chỉ số giảm xuống. Ngành tài chính chịu ảnh hưởng từ việc Fed trở nên hỗ trợ hơn gần đây. Apple (NASDAQ:AAPL) giảm 1,21% gây áp lực lên thị trường khi mà công bố về dịch vụ của hãng này được gọi là “điều mới mẻ” gây thất vọng với nhà đầu tư.
Về mặt kỹ thuật, SPX đang chuẩn bị cho một đợt bán tháo khác sau khi giảm xuống dưới đường xu thế tăng từ đáy tháng 12, cũng như là hình thành mô hình giảm nối tiếp với biểu đồ giờ.
Trong khi nhà đầu tư có thể cảm thấy thoải mái hơn trong ngày hôm nay, với triển vọng lãi suất trái phiếu 10 năm giảm sau khi bị rớt xuống dưới đường xu thế tăng kể từ giữa 2016 và hình thành mô hình giảm. Triển vọng suy yếu sẽ khiến lãi suất trái phiếu đảo ngược thêm mạnh hơn, một tín hiệu được coi là chỉ báo cho khủng hoảng.
Trong khi đó, USD tăng trở lại vào hôm nay, trở lại xu hướng tăng trong một kênh tăng. Cùng với diễn biến USD, Vàng giảm nhẹ lần đầu tiên trong 3 phiên.
Ở Anh, Bảng Anh giảm sau khi Thủ tướng Theresa May thú nhận rằng bà không được tổ chức cuộc bỏ phiếu lần thứ 3 về đề xuất Brexit, các thành viên Nghị viện đã kiểm soát trên diện rộng về về việc rời khỏi khối Châu Âu, tổ chức các cuộc bỏ phiếu ngày thứ 4 về các nội dung quan trọng của chương trình Brexit.
Dầu phục hồi sau 3 phiên bán tháo với triển vọng rằng khủng hoảng khiến nhu cầu giảm. Căng thẳng gia tăng tại Venezuela cũng dấy lên nghi ngại về nguồn cung.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Chứng khoán
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hóa