- Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng, theo đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ ngày thứ 6
- USD giảm giá
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hồi phục trở lại ngưỡng 2,9%, gần ngưỡng tâm lý 3%
- Thị trường Châu Âu tăng trên tất cả cá ngành, hỗ trợ bởi đà tăng của thị trường Châu Á
- Apple chuẩn bị công bố phiên bản mới của iPhone và Mac
- Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ công bố ngày thứ 6, xác nhận nền kinh tế Goldilocks, gây ra rủi ro trên thị trường
- Hội nghị phát triển toàn cầu của Apple's (NASDAQ:AAPL) tại San Jose, California đã bắt đầu vào ngày thứ 2. Công ty dự kiến sẽ công bố các phiên bản mới của iPhone và Mac.
- Ngân hàng dự trữ Úc đưa quyết định chính sách tiền tệ vào thứ 3.
- Công ty Tesla (NASDAQ:TSLA) tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên tại Mountain View, CA vào ngày thứ 3.
- Chỉ số PMI khu vực phi sản xuất ISM công bố vào thứ 3. Tăng trưởng tại các ngành công nghiệp dịch vụ Mỹ có thể được cải thiện trong tháng 5 lần đầu tiên trong 4 tháng, cho thấy nền kinh tế đang tăng cường sau khi suy giảm trong quý đầu tiên.
- Ngân hàng dự trữ Ấn Độ quyết định lãi suất vào thứ 4.
- Cán cân thương mại Mỹ và số liệu GDP của Úc công bố vào thứ 4.
- Vào thứ 5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un.
- Cũng trong ngày thứ 5, số liệu GDP khu vực Châu Âu theo quý sẽ được công bố.
- Quyết định lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố vào ngày thứ 5.
- Hội nghị thượng đỉnh G7 bắt đầu vào thứ 6 ở Quebec và diễn ra đến ngày 9/6.
- Chỉ số STOXX 600 tăng 0,6%, lên mức cao nhất trong tuần percent.
- Chỉ số MSCI World Index của các quốc gia phát triển tăng 0,4% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 1,2% lên mức cao nhất trong 2 tuần, mức tăng mạnh nhất trong 12 tuần.
- Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 1,4% lên mức cao nhất, mức tăng mạnh nhất trong gần 7 tuần.
- Chỉ số MSCI Thị trường mới nổi tăng 1% lên mức cao nhất trong gần 2 tuần, mức tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ sô FTSE 100 của Anh tăng 0,4% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,2% lên mức cao nhất trong hơn 11 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,15%.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,1681.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,3362, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Đồng yên Nhật giảm 0,1% xuống 109,64/USD, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 2 điểm cơ bản lên 2,92%, mức cao nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,39%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,297%, mức cao nhất trong tuần. yield increased two basis points to 1.297 percent, the highest level in a week.
- Giá dầu WTI tăng 0,15% lên $65,94/thùng, vẫn là mức thấp nhất trong gần 8 tuần.
- Giá vàng giảm 0,2% xuống $1291,04/ounce, mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
Sự kiện chính
Chứng khoán toàn cầu cũng như hợp đồng tương lai Mỹ tại S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đều có phiên giao dịch tăng mạnh trong thứ Hai, phản ánh sự lạc quan của chứng khoán Mỹ sau những thông tin tích cực về gia tăng việc làm được công bố từ thứ Sáu.
Cũng vào phiên giao dịch thứ Sáu, S&P 500 đã chứng kiến bứt phá tăng điểm sau khi vượt khỏi đỉnh tam giác đối xứng trở về mốc 100 DMA. Ngưỡng thử cao hơn là mốc đỉnh hôm 14/05 2.742,10.
Những công bố về nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng đã giúp cho trọng tâm thị trường hướng xa khỏi cơn bão đến từ chiến tranh thương mại, từ đó nhà đầu tư vững tin hơn đối diện với rủi ro cũng như buông dần tài sản trú ẩn như vàng và yen. Cả 2 tài sản này đều giảm giá thấp hơn.
Tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro của thị trường được nhấn mạnh bởi việc tăng lãi suất trái phiếu Mỹ, trong khi đó, USD giảm giá có thể thúc đẩy hàng tiêu dùng và đẩy cổ phiếu liên quan đến hàng tiêu dùng.
Sáng nay, chỉ số STOXX Europe 600 đã tăng trở lại, kết thúc giai đoạn tích luỹ trong tuần trước với một phiên tăng quyết đoán do các gành đèu tăng điểm. Điều này đã giúp các chỉ số chuẩn phục hồi tức mức giảm 4% cuối tháng 5 vừa qua. Đà tăng này được dẫn dắt bởi cổ phiếu ngân hàng, sau khi báo cáo của Financial Times về một thoả thuận sáp nhập/mua lại giữa Ngân hàng lớn thứ nhì của Ý UniCredit (MI:CRDI) và ngân hàng lớn thứ 3 của Pháp Société Générale (PA:SOGN) đã đẩy giá cổ phiếu hai ngân hàng này lần lượt tăng 3,5% và 2,6%.
Trong phiên giao dịch Châu Á trước đó, chỉ số TOPIX của Nhật cũng đã tăng 1,5%, đánh dấu mức tăng trong phiên thứ 3 liên tiếp với tổng mức tăng là 3,1%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng phiên thứ 3 liên tiếp với tổng mức tăng là 3,1%, vượt trội so với các cổ phiếu cùng khu vực trong phiên hôm nay, chỉ tăng khoảng 1,6%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc chỉ tăng khiêm tốn khoảng 0,5%, sau khi Trung Quốc đe doạ sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán thương mại để phản hồi động thái của chính quyền Trump công bố vào thứ 5 tuần trước khi ông quyết định áp thuế đến 25% lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất tức giận bởi chính sách hạn chế thương mại của Tổng thống Donald Trump. Kế hoạch gây tranh cãi của Trump về việc đánh thuế đối với các đồng minh cũng như Trung Quốc chắc chắn là điều sẽ được tranh luận sôi nổi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tuần này, sau khi các bộ trưởng tài chính của Châu Âu và Canada đưa ra tuyên về “mối quan tâm và thất vọng đồng nhất” đối với Mỹ vào ngày thứ 7.
Trump không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Ông nhắc lại trong một dòng chia sẻ vào cuối tuần trước rằng “Mỹ đã bị các quốc gia khác gạt bỏ trong nhiều năm qua vì thương mại”, điều này ông không thể chịu được nữa.
Chỉ số Korea’s KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,35% sáng nay, kéo dài đợt tăng 3 ngày với tổng mức tăng là 1,6%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,65. Chỉ số Úc đã hình thành mô hình cờ hiệu trong 9 ngày, hoàn thành giai đoạn tích luỹ với một phiên bứt phá giảm.
Tình hình tài chính toàn cầu
Lãi suất Trái phiếu 10 năm phục hồi lại mức trên 2,9% và tiếp tục hướng tới cột mốc quan trọng 3,0% tại phiên giao dịch sớm Châu u. Chỉ số trở lại đường tăng kể từ 07/09/2017 nhưng đà giảm gaanfn mức đáy tháng Tư có thể sẽ hình thành mô hình đỉnh đầu vai. Đây có thể là kết quả của việc chuyển hướng đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu của thị trường.
USD không thể nối tiếp đà tăng trưởng đến từ những thông tin tích cực về thị trường lao động được công bố vào thứ Sáu. Số liệu về việc làm tại Mỹ là tổng hợp những thông tin tươi sáng về bảng lương phi nông nghiệp vượt mức dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền lương tăng trưởng, dự báo về ttriển vọng kinh tế tăng trưởng bền vững - thường được gọi là “Nền kinh tế Goldilocks” do không quá nóng cũng không quá lạnh. Những công bố này là điểm sáng sau một tuần thị trường bao phủ bởi những bóng mây đến từ khủng hoảng Châu u mà tâm điểm là hỗn loạn chính trị tại Italy cùng với nỗi sợ hãi về một sự kiện Italiexit có thể sẽ diễn ra.
So sánh với euro, đồng bạc xanh đang ở giữa ngã tư, khi được dự đoán tăng theo đường MA 100 tuần và giảm theo đường MA 200 tuần. Liệu mức đáy 1,1554 vào 06/11/2017 sẽ có hỗ trợ hay tâm lý thị trường quay đầu và biến đó là ngưỡng kháng cự?
giá dầu WTI tăng 0,15% khi đồng dollar giảm giá sau 02 tuần giảm. Ngành hàng tiêu dùng giảm 3% trong tuần vừa rồi do những số liệu về ngành sản xuất của Mỹ, những đe dọa từ phía Nga sẽ giới hạn cung và việc dollar tăng vào thứ Sáu. Giá dầu WTI giảm xuống dưới đường tăng kể từ 31/08/2017 nhưng vẫn cầm cự trên ngưỡng kháng cự 100 DMA. Trong khi đó, 200 DMA đang bảo vệ đường tăng dài hơn kể từ 21/06/2017.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá