- Thị trường Châu Á và Châu Âu hồi phục nhưng xác nhận xu hướng giảm chung
- Chỉ số S&P/ASX 200 vượt qua xu hướng giảm trong khu vực, đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
- Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn an toàn trong xu hướng tăng
- Giá dầu ổn định trên ngưỡng $65 trước niềm tin thị trường mạnh mẽ
- Chỉ số USD đạt mức cao nhất trong 11 tháng, gây áp lực lên đồng yên, vàng, euro và đồng Bảng
- Chủ tịch ECB Mario Draghi, Thống đốc Ngân hàng dự trữ Úc Philip Lowe, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda và Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tham gia làm diễn giả tại cuộc họp chính sách các ngân hàng trung ương tại Sintra, Bồ Đào Nha vào thứ 4
- Quyết định của Ngân hàng trung ương Thái Lan, Philippines và Bra-xin sẽ công bố vào thứ 4
- Quyết định lãi suất của Ngân hàng Anh công bố vào thứ 5. Liệu biên bản họp của BoE có đưa ra ý kiến về việc điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 8 không?
- số lượng đơn thất nghiệp của Mỹ, GDP của Niu-di-lân và dữ liệu xuất khẩu của Hàn Quốc công bố ngày thứ 5
- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu sẽ họp ở thành phố Viên vào thứ 6
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,5%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,2%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,7%.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,5%.
- Chỉ số MSCI Thị trường mới nổi tăng 0,5%, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần, mức tăng lớn nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,6%, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần, mức tăng lớn nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số USD giao ngay của Bloomberg tăng ít hơn 0,05%, lên mức cao nhất trong hơn 11 tháng.
- Đồng euro giảm 0,2% xuống $1,1568, mức thấp nhất trong hơn 3 tuần.
- Đồng Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,3156, mức thấp nhất trong khoảng 7 tháng.
- Đồng yên Nhật giảm 0,1% xuống 110,19/USD.
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,4% xuống 4,7615/USD, mức yếu nhất trong lịch sử.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,9%, phiên tăng đầu tiên trong tuần, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,38%, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 1,283%, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,549%, mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
- Giá dầu WTI tăng 0,6% lên $65,48/thùng.
- Giá vàng giảm 0,1% xuống $1273,71.ounce, mức thấp nhất trong 6 tháng.
- Giá dầu Brent tăng 0,5% lên $75,46/thùng.
Sự kiện chính
Cổ phiếu toàn cầu hồi phục ngày hôm nay khi các chỉ số Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ đối với chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 lấy tín hiệu từ đà tăng trên thị trường Châu Á.
Phiên giao dịch trước đó của Mỹ cho thấy các chỉ số nội địa đang hồi phục từ mức thấp trong phiên, nhà đầu tư vẫn đang tìm thấy một số nền tảng vững chắc sau khi mỗi quan hệ thương mại Mỹ-Trung suy giảm nặng nề, gây áp lực bán trên diện rộng ở thị trường Châu Á và Châu Âu trong phiên thứ 3.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang ổn định ở mức 2,9%, và USD tiếp tục tăng cao hơn một chút.
Liệu điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể kỳ vọng một đợt tăng giá bền vững trên thị trường toàn cầu? Chúng tôi nghi ngờ về điều đó, vì các chỉ số Châu Á và Châu Âu đã đưa ra một vài tín hiệu đảo chiều. Chúng tôi cho rằng đà tăng hôm nay không có gì ngoài một phiên điều chỉnh tăng trong một xu hướng giảm.
Các chỉ số chính ở Mỹ giữ mức an toàn trong xu thế tăng và chúng tôi kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng giá trong cuối ngày hôm nay.
Chỉ số STOXX 600 của khu vực Châu Âu mở phiên với một màu xanh, chấm dứt chuỗi giảm điểm trong 3 ngày khi hầu hết các sàn giao dịch trong khu vực đều tăng điểm. Về mặt kỹ thuật, đáy phiên giao dịch trong thứ Ba tạo thành mức đáy thứ 2 thấp hơn so với mức 382,15 vào ngày 31/05. Điều này đã hoàn thành mô hình đỉnh và đáy cần thiết để tạo nên đường xu thế.
Bên cạnh đó, xu hướng giảm tại chỉ số khu vực trong phiên thứ Hai đã trở nên rõ ràng khi giá đi qua bên dưới đường xu hướng tăng kể từ 26/03. Chuyển biến giá cũng khẳng định đường xu thế giảm kể từ 23/01. Bên mua sẽ phải đưa mức giá lên trên 400,00 để đảo chiều xu hướng..
Trước đó, trong phiên giao dịch Châu Á, các chỉ số trong khu vực cũng đã nỗ lực phục hồi, mặc dù cán cân cung-cầu cho thấy có thể đã quá muốn để ngăn một phiên điều chỉnh giá sắc nét hơn.
Chỉ số TOPIX của Nhật Bản đã chuyển từ mức giảm 0,9% thành mức tăng gần 0,5%. Sự phục hồi được dẫn dắt bởi các cổ phiếu ngành tiêu dùng, trong khi các ngành rủi ro hơn như vật liệu – ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những bất ổn thương mại – và tài chính lại giảm. Bên mua nhớ lần cuối cùng chỉ số hồi phục từ ngưỡng khoảng 1730 lên 1800 trong vòng 2 tuần từ 30/5 đến 13/6, và tăng hơn 4%. Mặt khác, chỉ số cũng hình thành đáy thấp hơn trong tháng 5, báo hiệu một xu hướng đảo chiều.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng đã hồi phục từ mức thấp khi giảm 1,2% và kết phiên tăng 0,45. Về mặt kỹ thuật, sau khi hình thành một đường nhu cầu ở mức 3000 – ngưỡng hỗ trợ kể từ tháng 1/2017, cổ phiếu Trung Quốc đang nằm trong xu hướng giảm rõ ràng.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,95%, kết thúc 4 đợt bán tháo 4 phiên liên tục với tổng thiệt hại là 5,2%. Về mặt kỹ thuật, việc giảm 2,75% trong phiên thứ 3 đã hoàn thành giai đoạn tích luỹ, cho thấy việc điều chỉnh 2 chữ số kể từ tháng 2 sẽ quay trở lại. Điều này do bên bán đã giảm giá để tìm người mua.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1% nhờ cổ phiếu SK Hynix (KS:000660) (tăng 4,3%), Samsung Electronics (KS:005930) (tăng 0,3%) and cổ phiếu sản xuất thép Posco (KS:005490) (tăng 0,15%). Diễn biến tăng của những cổ phiếu vốn hoá lớn này – vốn có tăng trưởng phụ thuộc vào thị trường quốc tế - đặc biệt là sự hồi phục của Posco, công ty sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới, nhấn mạnh sự lạc quan của nhà đầu tư về các hạn chế thuế quan của Tổng thống Donald Trump về các loại hàng hoá.
Tuy nhiên, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017, hoàn thành mô hình đỉnh đầu vai đầy đủ cho cả năm vào ngày thứ 3, chỉ số KOSPI đã cho thấy rằng:
(1) Nhà đầu tư cho rằng chỉ số liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhiều hơn là với bóng ma của một cuộc chiến tranh với Triều Tiên
(2) Nhà đầu tư tin rằng chiến tranh thương mại sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế đồng bộ, đẩy cán cân cung cầu đối với một đợt bán tổng thể.
Việc tăng giá hôm nay đã giảm so với đường kháng cự của chỉ số.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đã một lần nữa là chỉ số có diễn biến tốt nhất trong khu vực, khi 2% tăng của cổ phiếu ngành tài chính hỗ trợ chỉ số Úc tăng 1,15%. Về mặt kỹ thuật , giá đã hình thành một cây nến shooting star ngày hôm qua dựa vào những nỗ lực trước đó khi nó giao dịch vào đầu phiên. Đồng thời, chỉ số đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2008 do nhu cầu hấp thụ một lượng cung ở ngưỡng 5150 kể từ đầu năm, xác nhận xu hướng tăng dài hạn kể từ tháng 2/2009.
Tình hình tài chính toàn cầu
Khi lực bán toàn cầu đã chậm lại, thực tế rằng tất cả các chỉ số chứng khoán Châu Á chính (ngoài chỉ số S&P/ASX 200) và chỉ số STOXX 600 của Châu Âu đã hoàn thành một mô hình giảm giá cho triển vọng ảm đạm của các cổ phiếu không phải Mỹ.
Ngược lại, các chỉ số chính của Mỹ đã không bị ảnh hưởng bới các vấn đề địa chính trị và xét về mặt kỹ thuật, chỉ số này vẫn nằm trên kênh xu hướng tăng kể từ mức thấp của tháng 2.
Mặc dù chỉ số công nghiệp Dow Jones đã đạt phiên giảm thứ 6 liên tiếp ngày thứ 3 – sụt giảm mạnh trong hơn 1 năm – và chỉ số S&P 500 giảm nhiều nhất trong 3 tuần, hai chỉ số đóng cửa ở dưới mức thấp trong ngày, dấu hiệu rõ ràng rằng vẫn còn nhiều nhà đầu tư mong muốn mua trong nhịp giảm.
Ngay cả chỉ số Dow, chỉ số gồm các công ty có vốn hoá lớn mà đặc biệt nhạy cảm với các quy định thuế quan, đã thoát khỏi đáy của kênh tăng kể từ tháng 4, đóng cửa tăng 5% trên mức đáy trước của tháng 2 là 23360,29.
Nếu bất cứ điều gì kể từ cuộc chiến thương mại toàn cầu bắt đầu diễn ra vào đầu năm nay, các cổ phiếu chính đã tăng trở lại trong vòng vài ngày sau mỗi thông báo về chính sách thương mại, khiến cho các khoản đầu tư rẻ hơn và có lãi. Cho đến khi mô hình đó bị phá vỡ, chúng tôi kỳ vọng các nhà đầu tư tiếp tục mua vào trong nhịp giảm.
Trong một thông tin khác, giá dầu đã phục hồi trên ngưỡng $65/thùng, ngay cả khi các quan chức Iran cảnh báo rằng thành viên OPEC có thể không đồng ý về giới hạn đầu ra khi họ gặp nhau vào cuối tuần này ở thành phố Viên. Iran, gần đây đã bị ảnh hưởng bởi đòn trừng phạt của Mỹ, hiện đang có cuộc chiến đấu riêng của họ để ngăn chặn nguồn cung đang tăng từ các nước sản xuất dầu khác.
USD đang trên đường trở lại mức đóng cửa cao nhất trong 11 tháng khi nó tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp. .Việc tăng của USD gây áp lực lên đồng euro, đồng Bảng và đồng yên. Trong khi đó, giá vàng giảm phieen thứ 2, sau khi USD mạnh lên đã đẩy vàng xuống trong phiên thứ 3 mặc dù thị trường chứng khoán toàn cầu đang bán mạnh.
Nhân dân tệ tăng cao hơn sau khi Nhân hàng Nhân dân Trung Quốc thiết lập tỷ lệ tham chiếu ở mức cao hơn dự báo của các nhà phân tích và nhà đầu tư.
Cổ phiếu ở những thị trường đang phát triển cũng tăng trong phiên thứ 4, giảm thiệt hại trong phiên hôm qua khi căng thẳng thương mại tăng cao cùng việc khả năng cao Mỹ sẽ tăng lãi suất nhanh hơn trong năm nay. Indonesian là những một trong những thị trường giảm trong khu vực khi nhà đầu tư trở lại sau một kỳ nghỉ. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm trước cuộc bầu cử vào cuối tuần này.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Chứng khoán
Tiền tệ
Trái phiếu
Commodities