- Cổ phiếu Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ cảm thấy nóng lên khi có động lực tăng vào đầu phiên giao dịch
- Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua trải qua diễn biến tồi tệ nhất trong 2 tuần
- Lãi suất trái phiếu Mỹ vẫn trên ngưỡng 3%
- Bắc Triều Tiên đe doạ kết thúc đàm thoại với Mỹ, khiến nhà đầu tư cảm thấy lo lắng
- Cổ phiếu khai thác diễn biến vượt trội ở Châu Âu; giá dầu vẫn ở mức cao
- Số liệu sản xuất công nghiệp Mỹ dự kiến công bố hôm nay
- Công ty Cisco (NASDAQ:CSCO) dự kiến công bố kết quả kinh doanh Q1/2018 vào hôm nay sau khi thị trường đóng cửa, với EPS dự kiến đạt $0,59 so với cùng kỳ năm ngoái là $0,54.
- Công ty Walmart (NYSE:WMT) dự kiến công bố kết quả kinh doanh Q1/2018 vào thứ 5 trước khi thị trường mở cửa với EPS dự kiến $1,13 so với cùng kỳ năm ngoái là $1,00. Đây là dữ liệu quan trọng để theo dõi khi họ công bố báo cáo.
- Công ty Campbell Soup (NYSE:CPB) dự kiến công bố kết quả kinh doanh Q1/2018 vào thứ 6 trước khi thị trường mở cửa, với EPS dự kiến đạt $0,61.
- Giá hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,1%.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,1%, mức cao nhất trong gần 15 tuần, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1% lên mức cao nhất trong gần 4 tháng.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,1%.
- Chỉ số USD giảm 0,15%, kết thúc phiên tăng 2 ngày liên tiếp 0,85%.
- Đồng euro tăng ít hơn 0,05% lên $1,184
- Đồng bảng giữ ổn định ở mức $1,3500, mức mạnh nhất trong gần 20 tuần.
- Đồng yen tăng 0,2% lên 110,16/USD.
- Lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 3,06%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm 2 điểm cơ bản xuống 0,62%, mức giảm mạnh nhất trong gần 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh giảm 2 điểm cơ bản xuống 1,496%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý tăng 4 điểm cơ bản lên 1,993%, đạt mức cao nhất trong 2 tháng.
- Giá dầu WTI giảm 0,3% nhưng vẫn ở mức cao trên $71/thùng.
- Giá vàng tăng 0,4% lên $1.295,21/ounce
- Giá sắt giảm 0,7% xuống 484 nhân dân tệ/mét tấn, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Các sự kiện chính
Thị trường Châu Âu tiếp tục tăng vào đầu phiên hôm nay nhờ giá Hợp đồng tương lai Mỹ đối với chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 cũng có diễn biến tích cực. Thị trường chứng khoán Mỹ đã nỗ lực hồi phục từ một phiên giảm trong phiên giao dịch Châu Á đầy biến động. Lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đang giảm nhẹ từ phiên tăng hôm qua, hỗ trợ thị trường chứng khoán hồi phục. Tuy nhiên, cả thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ chìm trong sắc đỏ vào thời điểm viết.
Chỉ số Stoxx Europe 600 mở cửa phiên sáng nay ở mức cao nhất kể từ ngày 1/2 nhờ diễn biến vượt trội của các cổ phiếu khai thác – đưa thêm hi vọng rằng các nhà đầu tư có thể tăng hơn 0,1% mà thị trường không thể vượt qua trong 4 phiên vừa qua.
Thị trường Châu Âu cũng khá lạc quan theo sau một phiên giao dịch Châu Á khá biến động mà hầu hết các chỉ số đều giảm sâu. Chỉ số TOPIX của Nhật Bản bắt đầu giao dịch sáng nay trong sắc đỏ tuy nhiên đã hồi phục trở lại trong giờ thứ 4 với mức tăng 0,5%, giảm tổng cộng 0,3% trong giai đoạn này.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã giảm 0,35% khi mở cửa và tiếp tục giảm đến 0,6% trong giờ giao dịch đầu tiên. Trong giờ thứ 2 đến giờ thứ 5, mức độ thiệt hại trong ngày đã giảm bớt tuy nhiên vẫn đóng cửa thấp hơn 0,7% so với hôm qua, xoá sạch mọi nỗ lực trong 2 phiên tăng điểm trước đó.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mở cửa giảm 0,75% và thậm chí có lúc còn giảm sâu hơn 1,15% trong suốt giờ giao dịch đầu tiên. Chỉ số này cũng có lúc nỗ lực để hồi phục nhưng thất bại. Trong vòng 3 giờ giao dịch tiếp theo, chỉ số này đã hồi phục với mức tăng 0,25% nhưng sau đó lại quay đầu giảm trong giờ thứ 5. Cuối cùng nó đã kết phiên trong sắc đỏ, giảm 0,1%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,5% trong suốt giờ giao dịch đầu tiên, sau đó đã hồi phục và tăng nhẹ 0,1% rồi dao động trong biên độ hẹp ở những giờ giao dịch tiếp theo. Cuối cùng, chỉ số này đã kết phiên tăng nhẹ 0,05%, kết thúc chuỗi giảm giá trong 2 phiên vừa qua.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đã diễn biến khá vượt trội, tăng 0,5% trong 3 giờ giao dịch đầu tiên và giảm xuống chỉ còn tăng 0,15% trong phiên giao dịch buổi chiều.
Chúng ta thấy rằng khả năng phục hồi của chỉ số KOSPI và Hang Seng đặc biệt đáng kinh ngạc nếu xét rằng hai chỉ số này đang bị ảnh hưởng nặng nề của những thất bại trong việc đối thoại với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên chúng ta có thể lý giải diễn biến đó như sau: giá cổ phiếu đã được hỗ trợ do thị trường ngoại hối giảm.
Một dấu hiệu tích cực khác là: sau khi thị trường Mỹ đổ máu ngày hôm qua, thị trường Châu Á giảm nhẹ trong phiên sớm hôm nay, thị trường Châu Âu mở cửa tăng điểm cùng với diễn biến tích cực của thị trường tương lai Mỹ. Điều này cũng có thể báo hiệu sự phục hồi của thị trường toàn cầu.
Tình hình tài chính toàn cầu
Thị trường Mỹ đã kết thúc 4 phiên tăng liên tiếp ngày hôm qua với chỉ số S&P 500 giảm 0,68% và kéo cả thị trường vào trong sắc đỏ. Bất động sản (-1,69 %) giảm mạnh nhất phiên, theo ngay sau Chăm sóc sức khỏe (-1,29%) và Công nghệ) (-0.94%).
NASDAQ Composite trải qua phiên giảm điểm tồi tệ mất 0,8% trong khi Dow giảm 0,75%. Chỉ duy nhất Russell 2000 giữ được mức ổn định.
Ngày hôm qua là phiên giảm điểm sâu nhất trong vòng 02 tuần trở lại, bắt nguồn từ mức tăng mạnh lên trên 3% của Lãi suất trái phiếu 10 năm. Lãi suất trái phiếu ghi nhận ở phiên giao dịch trong ngày đạt đỉnh 3,095% gần chạm mốc 3,1% kể từ giữa năm 2011, tuy nhiên kết phiên ở con số 3,07%. Trong ngày hôm nay, lãi suất trái phiếu giảm so với đỉnh giúp thị trường cổ phiếu toàn cầu tăng trở lại. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy đây chỉ là xu thế ngắn hạn, còn trong dài hạn lãi suất dự kiến đang trên đà tăng.
Hơn nữa, mức giảm so với đỉnh hôm qua nằm trong mô hình Falling Flag tăng trưởng, tính ở quy mô giao dịch theo giờ.
Lãi suất trái phiếu tăng cao dẫn đến lãi suất tăng không phải là yếu tố duy nhất khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng. Ngoài ra còn là những diễn biến tích cực từ các thỏa thuận điều đình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chúng tôi nghĩ Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Nội các của mình sẽ tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên vào 12/06/2018 khi Trung Quốc là hậu thuẫn cho Bình Nhưỡng cũng như chương trình phát triển vũ khí hạt nhận của họ. Thậm chí Tổng thống Trump còn làm hơn thế khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận với công ty viễn thông ZTE (HK:0763) của Trung Quốc. Động thái này phần nào xoa dịu nhà đầu tư đã mua cổ phiếu. Tuy nhiên, về phía Mỹ lại dấy lên phản ứng từ nhà lập pháp từ 02 phe khiến nhà đầu tư hoài nghi về việc hòa giải quá dễ dàng đối với chiến tranh thương mại đang xảy ra giữa 2 cường quốc.
Câu chuyện chưa chấm dứt tại đó. Đêm hôm qua, nhà đầu tư một lần nữa lại phải đối mặt với thông tin Bắc Triều Tiên đột ngột đe dọa sẽ hủy bỏ đàm phán nếu Chính phủ Mỹ tiếp tục yêu cầu một phía. Triều Tiên lo ngại sẽ đối mặt với số phận tương tự như với Libya và Iraq.
Tuy nhiên, thị trường trong ngày hôm nay đón nhận nhiều hơn các thông tin tích cực phục hồi niềm tin từ phía nhà đầu tư, bỏ qua các rủi ro về địa chính trị. Dường như sự biến động tăng trong hôm qua và giảm ngày hôm nay của lãi suất trái phiếu có ảnh hưởng lớn hơn đến thị trường cổ phiếu.
Triển vọng cho gia tăng lãi suất nhanh hơn càng trở nên rõ ràng khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ ngày hôm qua. Doanh số tăng 0,3% trong tháng Tư, đạt mức dự đoán trung bình sau khi tăng 0,8% vào tháng trước.
Kết quả kinh doanh khả quan khiến thị trường kỳ vọng thêm vào chỉ số chi tiêu khách hàng - một trong những yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Mỹ thoát khỏi bầu không khí ảm đạm trong Quý I. Tăng trưởng việc làm và thu nhập sau thuế cùng với nỗ lực cắt giảm thuế đang gia tăng sức mua của người tiêu dùng bù lại cho vấn đề giá nhiên liệu tăng.
Nhiều người đang đặt cược rằng FED có thể sẽ tăng lãi suất thêm 03 lần nữa trong năm nay, đẩy chỉ số Dollar lên mức cao nhất kể từ tháng Mười Hai trong ngày thứ Ba.
Ở một diễn biến khác, lãi suất trái phiếu chính phủ Ý sụt giảm khi Đảng dân chủ đang đấu tranh để đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ mới, trong khi trái phiếu ở những quốc gia lớn khu vực Châu Âu tăng theo lãi suất trái phiếu của Mỹ.
Ở những thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm sâu hơn sau khi đã giảm xuống mức thấp kể từ tháng 3; thị trường ngoai hối cũng vẫn giảm sau khi đã giảm mạnh nhất trong năm. Các thị trường mới nổi đang trong xu hướng giảm về một đỉnh của Tam giác giảm, báo hiệu về việc điều chỉnh hai chữ số giống như diễn biến hồi cuối tháng 1.
Giá dầu cũng đã giảm mạnh trong phiên hôm qua do các yếu tố địa chính trị đang áp đảo thị trường hàng hoá. Tuy nhiên, nó vẫn đang giao dịch trong mô hình Falling Flag tăng thứ 2 kể từ đầu tháng theo sau Mô hình tam giác đối xứng vào cuối tháng 1 và giữa tháng 4. Giá dầu nếu vượt $72 có thể sẽ tiến đến ngưỡng mục tiêu $77. Chúng tôi thấy rằng có một số yếu tố cơ bản sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu tiếp tục tăng.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá