- Nỗi lo chiến tranh thương mại giảm
- Vàng, đồng yên giảm khi lợi tức tăng
- Bê bối lộ thông tin cá nhân của Trung Quốc leo thang, cổ phiếu giảm trước giờ giao dịch
- Đôla Úc giảm do lãi suất hoán đổi tín phiếu ngân hàng kỳ hạn 3 tháng
- Giá dầu tăng sau khi dự trữ dầu mỏ giảm sâu hơn dự kiến
- Bitcoin bị áp lực giảm dưới $7.000
- Dữ liệu Chỉ số giá sản xuất Châu Âu và Chỉ số quản lý thu mua công bố vào thứ 5.
- Báo cáo việc làm hàng tháng Mỹ công bố vào thứ 6; tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 dự báo giảm sau khi giữ nguyên ở mức 4,1% trong 5 tháng liên tiếp.
- Ngân hàng dự trữ Ấn Độ ra quyết định chính sách vào thứ 5.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 1,5%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.
- Chỉ số Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,5% lên mức cao nhất trong 2 tuần.
- Chỉ số Nikkei 225 trung bình của Nhật tăng 1,5% lên mức cao nhất trong 3 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,6%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,2%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Đồng euro giảm 0,2% xuống $1,2251, mức yếu nhất trong hơn 2 tuần.
- Đôla Úc giảm 0,4% xuống 0,769/USD, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất tín phiếu 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2,82%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất tín phiếu 2 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,31%, mức cao nhất trong 2 tuần.
- Vàng giảm 0,6% xuông $1.325,15/ounce, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá dầu WTI tăng 0,2% lên $63,50/thùng.
Sự kiện chính
Sáng nay, nhà đầu tư Châu Âu và Châu Á lấy dấu hiệu từ các đối tác Mỹ của họ. Câu chuyện nổi bật trong suốt phiên giao dịch Mỹ hôm qua chính là động lực của hai khu vực hôm nay. Họ tin rằng trong trường tốt nhất, cuộc chiến tranh thương mại sẽ được ngăn chặn hoàn toàn, còn nếu tệ nhất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đồng bộ lần đầu tiên sau Cuộc Đại suy thoái sẽ không làm thị trường tệ hơn nhiều,
Tâm lý e ngại rủi ro quay trở lại khiến USD và lợi tức tăng mạnh. Ngay tại thời điểm viết, giá Hợp đồng tương lai S&P 500 và Hợp đồng tương lai NASDAQ 100 đều tăng lần lượt 0,36% và 0,57%.
Tình hình tài chính toàn cầu
Hôm nay, chứng khoán Châu Á hồi phục từ những mức thấp trong 2 tháng sau khi có một diễn biến khác về tâm lý nhà đầu tư. Cổ phiếu niêm yết trên TOPIX của Nhật và S&P/ASX 200 của Úc dẫn đầu đà tăng điểm trong khu vực. Nhà đầu tư Trung Quốc không có cơ hội do thị trường đã đóng cửa trên lục địa và Hồng Kông.
Cổ phiếu công nghệ và khoáng sản đã dẫn dắt chỉ số Stoxx Europe 600 lên cao hơn.
Cổ phiếu Châu Âu và Châu Á sáng nay đã phục hồi rất thần kỳ ngày hôm qua trong phiên giao dịch Mỹ mặc dù Hợp đồng tương lai Mỹ giảm trước khi thị trường mở cửa. Tuy nhiên vào cuối ngày, mặc dù có nhiều tín hiệu đáng lo ngại xuất hiện lúc thị trường mở cửa, và những chỉ số chính đều giảm điểm, nhưng kết phiên lại tăng. Chỉ số Dow tăng 0,96%, chỉ số S&P 500 tăng 1,16% và chỉ số NASDAQ Composite tăng mạnh nhất, 1,45%.
Gã khổng lồ công nghệ Facebook (NASDAQ:FB) giảm trước khi thị trường giao dịch và dường như sẽ xoá hết mức tăng hôm thứ 4 vừa qua, sau khi công ty {{tin tức-1378160||công bố}} vấn đề rò rỉ dữ liệu đã bị lan rộng. Thực vậy, hiện nay có khoảng 2 tỷ tài khoản có thể bị truy cập không hợp pháp.
Chỉ số S&P 500 đã phục hồi từ mức giảm 1,5%, ghi nhận tăng 1,15% vào cuối ngày, kéo dài giai đoạn tích luỹ sang ngày thứ 8 liên tiếp. Về mặt kỹ thuật, sự hồi phục ngày hôm qua chính là dự báo quay trở lại xu hướng giảm, từ đó chỉ số có thể giảm nhẹ.
Lãi suất tín phiếu 10 năm của Mỹ thu hồi mức giảm 3 điểm cơ bản để đóng cửa tăng 2 điểm.
Niềm lạc quan mới lạ này theo sau những tuyên bố bình tĩnh của đại diện Mỹ và Trung rằng các cuộc đàm phán sẽ được sắp xếp vào lịch làm việc thay vì thực hiện thuế quan. Ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia mới của Nhà trắng cho hay:
Hãy nhớ rằng, chưa có luật thuế quan nào được đưa ra. Tất cả mới chỉ là đề xuất. Chúng tôi đưa ra để xin ý kiến. Chúng tôi có ít nhất 2 tháng trước khi thực hiện bất kỳ điều gì. Trung Quốc cũng chưa ban hành thuế quan của họ.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Cui Tiankai nói rằng “Các cuộc đàm phán sẽ là ưu tiên của chúng tôi, tuy nhiên thiện chí phải đến từ cả hai phía. Chúng tôi sẽ luôn tư vấn và đàm phán, nhưng nếu những người khác làm sai hướng, chúng tôi sẽ phải đáp trả”. Nhà đầu tư đã tập trung vào những phần tích cực của bài phát biểu đó hôm nay, và lựa chọn bỏ qua những mối đe doạ.
Không để thua kém, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ trên trang Twitter: “Chúng tôi không tham gia chiến tranh thương mại với Trung Quốc, cuộc chiến đó đã mất tích cách đây nhiều năm bởi những người ngu ngốc, hoặc không đủ năng lực đại diện cho Mỹ. Bây giờ thâm hụt thương mại Mỹ khoảng 500 tỷ USD một năm với sự tàn phá tài sản trí tuệ khoảng 300 tỷ USD. Chúng tôi không thể để cho điều này tiếp tục!”.
Tuy nhiên, nhà đầu tư không phải là những người gặp khó khăn duy nhất để quyết định xem liệu luật thuế quan có thực sự được áp dụng lên hai cường quốc này ko. Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh việc đánh giá tác động về sự không chắc chắn của cuộc tranh chấp thương mại này đến triển vọng kinh tế toàn cầu là khá khó khăn.
Thành viên hội đồng quản trị, Lael Brainard nói rằng chính sách thương mại “chắc chắn là điều tôi sẽ xem xét khi tính về những rủi ro”. Tranh chấp thương mại leo thang khiến triển vọng tích cực về việc làm, lạm phát và các chính sách tiền tệ trở nên mơ hồ hơn.
Bất kể kết quả thế nào, có điều chắc chắn là, thị trường đã biến động trở lại sau thời gian dài. Thực tế mới này đặt ra câu hỏi: liệu nhà đầu tư có thích ứng được với những biến động trong phiên sau hàng năm trời ổn định, hay môi trường mới này buộc các quỹ đầu cơ và tổ chức thoát khỏi vị thế họ đã thiết lập dựa trên chiến lược xây dựng vào thời điểm thị trường ổn định?
Nếu xảy ra trường hợp sau, chúng ta có thể thấy giao dịch thị trường tăng mạnh trong ngày. Chỉ có những nhà đầu tư dài hạn có thể chịu được những biến động đó. Nhà đầu tư ngắn hạn hầu như sẽ phải dừng lại. Điều này sẽ càng tăng biến động cho thị trường.
Biến động thị trường càng lớn, càng có nhiều nhà đầu tư quay sang trái phiếu, vàng and the Yên Nhật. Điều này có thể là nguyên nhân kéo dài phiên điều chỉnh để bước vào đợt tăng điểm dài thứ hai trong lịch sử Mỹ, bất chấp tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, nhà đầu tư tiếp tục xoay vòng vốn ra khỏi tài sản an toàn, đẩy giá vàng, yên giảm và lợi tức trái phiếu tăng.
Trong những diễn biến khác, Đôla Úc giảm so với USD sau khi lãi suất hoán đổi tín phiếu ngân hàng kỳ hạn 3 tháng của Úc giảm lần đầu tiên trong gần 2 tháng.
Dầu tăng sau thông tin dự trữ dầu thô giảm hơn so với dự kiến. Tồn kho dầu mỏ giảm 4,6 triệu thùng tuần trước, so với mức dự đoán của giới phân tích là 246.000 thùng. Ngoài ra, tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư xung quanh câu chuyện Mỹ-Trung cũng như lo lắng suy giảm kinh tế hạ nhiệt cũng giúp củng cố thông tin trên.
Giá dầu WTI hồi phục từ mức giảm 2,25% hôm qua và đóng cửa tăng 0,12%, tạo ra mẫu hình hammer xu hướng tăng rõ rệt, với bóng nến dài thấp hơn, càng khẳng định về xu hướng tăng điểm sắp tới.
Giá Bitcoin giữ dưới ngưỡng $7.000
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá