- Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong việc hỗ trợ đồng lira tăng sau bài phát biểu đầy khiêu khích của Erdogan
- Nhà đầu tư bán tháo chứng khoán, các loại tiền tệ trênt hị trường mới nổi bị ảnh hưởng, họ chuyển sang đầu tư vào USD, yên và trái phiếu Mỹ
- Giá dầu WTI dao động trong bối cảnh thông tin trái chiều
- Báo cáo kết quả kinh doanh tiếp tục trong tuần này với thông tin:
- Home Depot (NYSE:HD), báo cáo kết quả kinh doanh ngày mai trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến 2,84 USD so với cùng kỳ năm ngoái là 2,25 USD.
- Cisco (NASDAQ:CSCO), báo cáo kết quả kinh doanh ngày thứ 4 sau khi thị trường đóng cửa, EPS dự kiến 0,63 USD so với cùng kỳ năm ngoái là 0,55 USD.
- Walmart (NYSE:WMT), báo cáo kết quả kinh doanh ngày thứ 5 trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến 1,21 USD so với cùng kỳ năm ngoái là 1,08 USD.
- Trung Quốc công bố số liệu sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ ngày thứ 3.
- Cuộc đàm thoại Brexit giữa Châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục tại Brussels ngày thứ 5. Quan chức Châu Âu cho rằng tháng 9 là hạn cuối để đưa ra quyết định trong khi Thủ tướng Anh Theresa May mong muốn hạn cuối là cuối mùa thu năm nay.
- Thống đốc Ngân hàng trung ương Úc Philip Lowe điều trần trước Uỷ Ban kinh tế ngày thứ 6.
Sự kiện chính
Cổ phiếu toàn cầu bị bán tháo mạnh cùng các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 trong phiên hôm nay khi nhà đầu tư quan ngại sâu sắc về khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và tìm nơi ẩn náu vào USD, đồng yên và trái phiếu Mỹ.
Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng tính thanh khoản diễn ra sau bài phát biểu đầy thách thức của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ngày thứ 6, khiến đồng lira không bị giảm sâu – phiên giảm thứ 7 trong 11 phiên gần đây do quan ngại về thâm hụt tài khoản vãng lai và chính sách tiền tệ ngày càng lớn. Erdogan gần đây đã gây sức ép lên các nhà hoạch định chính sách nhằm giữ lãi suất ở mức thấp kể cả khi lạm phát đang ở mức đáng kinh ngạc, 16% trong tháng 7.
Chỉ số STOXX 600 giảm 0,4% xuống mức thấp trong 3 tuần vào đầu phiên giao dịch Châu Âu và chỉ số Dow Jones EURO STOXX Banks giảm 1,41% xuống mức thấp nhất trong 6 tuần. Ngân hàng Tây Ban Nha BBVA, Ngân hàng Ý UniCredit và Ngân hàng Pháp BNP Paribas lần lượt đều giảm 3,49%, 3,37% và 1,07% vào lúc 10.33am GMT.
Trước đó, trong phiên Châu Á, sự bất ổn của Thổ Nhĩ Kỳ lan rộng sang các thị trường láng giềng, thay thế cho quan ngại chiến tranh Mỹ-Trung và gây áp lực lên các thị trường trong khu vực. Chỉ số TOPIX của Nhật Bản là chỉ số giảm điểm chính, giảm hơn 2,13% sau khi mở cửa, chỉ cách nửa phần trăm so với mức đáy của tháng 7.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,52% trong khi chỉ số Shanghai Composite chỉ giảm 0,34%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,5%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc có diễn biến tích cực so với các chỉ số trong khu vực, nhưng vẫn cùng chiều với xu hướng gần đây, giảm 0,42%.
Tình hình tài chính toàn cầu
Các chỉ số chính của Mỹ bán mạnh ngày thứ 6, kết thúc đà tăng 6 phiên liên tiếp. Chỉ số S&P 500 giảm 0,71% do ngành nguyên vật liệu giảm 1,44%, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quy định thuế quan. Điểm sáng duy nhất đến từ ngành Energy, tăng 0,61% nhờ giá dầu tăng nhẹ.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,77% và chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,67%. Cổ phiếu trong nước niêm yết trên chỉ số Russell 2000 có diễn biến vượt trội so với các công ty vốn hoá lớn, kết phiên chỉ giảm 0,24%.
Trên thị trường ngoại hối, quan ngại về khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến các loại tiền tệ thị trường mới nổi giảm. Đồng rand Nam Phi chạm mức thấp nhất trong ngày kể từ năm 2008 khi nhà đầu tư đổ xô vào USD. Điều thú vị là, nhà đầu tư lại đang tránh xa vàng – tài sản trú ẩn do lãi suất đang tăng ở Mỹ.
Chỉ số USD chạm ngưỡng 96,50, mức cao trong năm, kéo dài phiên tăng trong một tam giác tăng, khi nhu cầu đã vượt cung.
Giá dầu dao động giữa tăng và giảm trong bối cảnh quan ngại về nguồn cung của Iran đang gặp vấn đề và một số dấu hiệu cho thấy Mỹ có khả năng tăng sản lượng trước khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ đang lan rộng. Giá dầu WTI tăng khoảng 1,25% trong phiên ngày thứ 6 sau khi chạm đường xu hướng tăng kể từ giữa tháng 2.