- Thị trường châu Âu, hợp đồng tương lai Mỹ là động lực tăng trên toàn cầu
- Các chỉ số Châu Á hồi phục sau khi giới truyền thông cảnh báo đà bán do các vấn đề về chiến tranh thương mại
- Đà giảm mạnh của nhân dân tệ được thu hẹp nhờ động thái can thiệp của PBOC
- Đồng euro hồi phục nhờ thoả thuận Liên minh chính phủ Đức
- USD giảm thấp hơn trong khi lãi suất trái phiếu Mỹ tăng
- Giá dầu WTI tiến gần ngưỡng 75 USD sau khi mục tiêu tăng nguồn cung của Ả rập thất bại, khiến thị trường dầu không thể cân bằng
- Các chỉ số chính của Mỹ hồi phục do nhà đầu tư đã bỏ qua các mối lo về chiến tranh thương mại, nhưng mô hình kỹ thuật vẫn có diễn biến đáng lo ngại
- Mỹ kỷ niệm ngày Độc lập vào thứ 4. Thị trường trái phiếu và cổ phiếu, các tổ chức chính phủ đóng cửa.
- Fed công bố biên bản họp ngày 12-13/6, khi các nhà hoạch định chính sách của FOMC tăng chuẩn lãi suất thêm ¼ điểm phần trăm lần thứ 2 trong năm nay và tăng dự báo trung bình lên tổng số 4 lần tăng trong năm 2018
- Bảng lương của Mỹ được công bố trong ngày thứ 6
- Cũng vào thứ 6, Mỹ dự kiến áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết họ sẽ đánh thuế nhập khẩu đối với lượng hàng xuất khẩu Mỹ có giá trị tương tự, gồm các sản phẩm nông nghiệp và ô tô.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,4%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,4%.
- Chỉ số tương lai USD giảm 0,24%.
- Đồng euro tăng 0,1% lên 1,1654 USD.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên 1,3158 USD.
- Nhân dân tệ giảm 0,2% xuống 6,69/USD, đạt mức thấp nhất trong gần 11 tháng, sau 14 phiên giảm liên tiếp.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuôgsn 2,87%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,32%, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,275%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Trong phiên giao dịch sớm thứ Ba, chỉ số Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng điểm, đẩy cổ phiếu toàn cầu tăng cao hơn sau một phiên hỗn hợp và biến động tại Châu Á khi mà đồng Tệ đang gây ra tâm lý náo loạn.
Liên minh chính phủ Đức đã cố gắng ngăn chặn sự chia rẽ do chính sách nhập cư của quốc gia này, giúp cho đồng euro và STOXX 600 của khu vực Châu Âu phục hồi.
Chỉ số chuẩn này đã giảm 3/4 mức tăng 0,6% từ thứ 2 chỉ trong 45 phút đầu tiên của phiên hôm nay, giảm mức tăng của ngày hôm qua xuống 0,15% khi chỉ số giao dịch ở đáy phiên. Tuy nhiên, nó đã hồi phục khi tăng 0,68% tại thời điểm viết. Hợp đồng tương lai Mỹ cũng bị mất động lực nhưng hồi phục ngay sau đó.
Trong phiên Châu Á, thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc Dịch Cương đã hỗ trợ đồng Tệ đang chìm sâu khi đưa ra thông báo Ngân hàng này sẽ đặt mục tiêu giữ tiền tệ quốc gia ở mức cân bằng và kiểm soát chặt chẽ với đợt giảm giá gần đây.
Nhân dân Tệ mất 5% sau khi giảm tới 10 trong số 12 phiên gần đây, tuy nhiên chỉ với 1 tuyên bố của ông Dịch Cương đã giúp đồng tiền này phục hồi 0,5% của tổng số giá trị bị mất trước đó. Về mặt kỹ thuật, nó đang ở chính đỉnh tháng 9/2017.
Chỉ số TOPIX của Nhật Bản đã thành công khi chuyển từ giảm 0,75% sang mức giảm trong tầm kiểm soát 0,15%. Nhà đầu tư phần nào cũng an tâm hơn sau khi giảm sâu 2% vào thứ Hai.
Tuy vậy, Shanghai Composite của Trung Quốc mới là thị trường phục hồi mạnh mẽ nhất trong khu vực khi đảo chiều từ 1,9% giảm sang 0,4% tăng. Thị trường tăng điểm cùng lúc với đồng tệ đang có những dấu hiệu được can thiệp từ chính sách tiền tệ. Không chỉ thế, truyền thông quốc gia cũng đóng góp công sức thúc đẩy thị trường, họ gọi cuộc bán tháo gần đây tại thị trường đại lục là “phản ứng thái quá một cách vô lý” và khuyến khích nhà đầu tư không nên thổi phồng quá mức về căng thẳng thương mại Mỹ Trung.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông có một phiên giao dịch đáng thất vọng khi đóng phiên trong sắc đỏ ở mức 1,3%. Về mặt kỹ thuật, sự hồi phục mạnh mẽ tạo thành mô hình búa phía trên ngưỡng hỗ trợ/kháng cự quan trọng 28,000 kể từ tháng 8/2017.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phục hồi từ mức giảm 0,8% sang tăng gần 0,05%. S&P/ASX 200 của Úc tiếp tục có một phiên giao dịch khởi sắc, tăng 0,5%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Úc đang hình thành một xu thế tăng giá với bứt phá tăng điểm sẽ giảm dưới 6,180.
Hợp đồng tương lai USD giảm ngay cả khi lãi suất trái phiếu Mỹ tăng. Về mặt kỹ thuật, mức giá này đang test đáy của kênh tăng kể từ 8/6/2018. Tuy nhiên, khi mà đỉnh và đáy hội tụ, kênh này có thể chuyển thành kênh giảm, hoàn thành bứt phá giảm điểm dưới mức 94,00.
Giá dầu WTI tăng lần thứ 5 trong 6 phiên, đạt ngưỡng quan trọng 75 USD lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014, sau khi quan chức Ả rập xê út báo hiệu gia tăng sản lượng, nhưng đã thất bại trong việc dịch chuyển nguồn cung trên toàn cầu. Về mặt kỹ thuật, giá đang hướng đến xu hướng giảm vĩ mô kể từ giữa năm 2008, nằm dưới ngưỡng 80 USD, cũng như có đường kháng cự trên ngưỡng 75 USD, mức hỗ trợ trước kể từ năm 2011 cho đến khi giá đột ngột giảm vào năm 2014.
Tình hình tài chính toàn cầu
Diễn biến trái chiều trên thị trường chứng khoán hôm nay theo sau đà tăng của hầu hết cổ phiếu trên thị trường Mỹ ngày hôm qua.
Chỉ số S&P 500 hồi phục từ mức lỗ 0,65% và kết phiên tăng 0,31%. Đà tăng 0,89% ở cổ phiếu ngành công nghệ bù đắp cho thiệt hại 1,51% của ngành năng lượng.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,15% từ mức lỗ 0,75%. Chỉ số NASDAQ Composite hồi phục mạnh nhất, từ mức giảm 0,82% lên mức tăng 0,7%. Tương tự chỉ số Russell 2000 cũng hồi phục từ mức giảm 0,66% lên mức tăng 0,7%.
Sự phục hồi trên thị trường chứng khoán Mỹ củng cố tâm lý nhà đầu tư trước han cuối của việc thuế quan thương mại vào thứ 6 tuần này. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sang áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, khiến Bắc Kinh có thể sẽ trả đũa bằng một biện pháp tương đương.
Tin tức báo cáo hôm thứ 2 cho biết chính quyền Trump cũng đang chuẩn bị rút khỏi Tổ chức thương mại Thế giới, và tiếp tục kiểm nghiệm thị trường. Liệu nhà đầu tư có thể gạt bỏ các động thái cô lập của Trump và coi đó chỉ là những thủ thuật để thương lượng không?
Trong khi các chỉ số chính của Mỹ vẫn đang trong xu hướng tăng kể từ đợt bán hồi tháng 2, chúng đều đang phát triển các giai đoạn tích luỹ đáng quan ngại và hình thành lên các cờ hiệu. Những mô hình này cho thấy người bán và người mua đang cạnh tranh khá quyết liệt nhưng lợi thế vẫn đang hướng về động thái trước đó. Điều này cho thấy bên bán vẫn đang nắm quyền chủ động.
Đặc biệt, chỉ số Dow Jones đã phát đi tín hiệu đáng báo động ngày hôm qua. Sự phục hồi của nó đã thất bại trong việc vượt qua đường 200 DMA. Tuy nhiên, mô hình giảm điểm sẽ chỉ được hoàn thành sau phiên bứt phá xu hướng giảm, vì vậy hy vọng không hoàn toàn mất đi.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá