- Thị trường Châu Âu giảm 1%
- Chỉ số Châu Á hồi phục sau khi giảm mạnh hồi đầu phiên, cho thấy nhà đầu tư vẫn giữ hi vọng về thị trường
- Giá kim loại giảm
- Biến động trong phiên hôm nay trái ngược với đà tăng trên thị trường Mỹ
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu với báo cáo JPMorgan (NYSE:JPM) và Citigroup (NYSE:C) công bố vào thứ 6
- Dữ liệu đáng chú ý nhất của Mỹ là báo cáo lạm phát tháng 6 sẽ ra mắt vào thứ 5; vào thị trường cho rằng chỉ số này và chỉ số lạm phát lõi đều tăng. Ngoài ra Chính phủ cũng đang có cuộc chào bán Trái phiếu với tổng giá trị lên đến 156 tỷ USD.
- Dữ liệu thương mại của Trung Quốc sẽ công bố vào cuối tuần này. Tăng trưởng xuất khẩu có thể chậm lại khi các chỉ báo ban đầu cho thấy nhu cầu ở nước ngoài và đơn hàng xuất khẩu đều giảm, tổ chức Bloomberg Economics cho biết.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 ggiảm 1,1% nhưng hồi phục và kết phiên chỉ giảm 0,8%.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 0,8%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,9%.
- Chỉ số TOPIX của Nhật giảm 0,8%.
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,6% và chỉ số Shanghai Composite giảm 1,8%.
- Chỉ số KOSPI của Hàn QUốc giảm 0,6%.
- Chỉ số USD đi ngang.
- Đồng yên ổn định ở mức 111/USD, so với mức 111,27 trước khi báo cáo thuế quan được công bố.
- Đồng tệ giảm 0,4% xuống 6,67/USD.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1729 USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,84%.
- Giá dầu WTI giảm 0,4% xuống 73,81 USD/thùng.
- Giá vàng giảm 0,3% xuống 1251,88 USD/ounce.
Sự kiện chính
Cổ phiếu toàn cầu, lãi suất trái phiếu Chính phủ và các kim loại công nghiệp tăng điểm sau khi chính quyền Tổng thống Trump hôm qua đe doạ sẽ đánh thuế thêm 200 tỷ USD giá trị hàng hoá trung quốc, khiến nhà đầu tư lo ngại về cuộc chiến thương mại. Các khoản thuế mới sẽ ảnh hưởng hàng hoá tiêu dùng trên diện rộng gồm cá hồi, cá ngừ, dây xích chó, lốp xe và túi xách vali.
Thị trường Châu Á và đồng Tệ đã đột ngột làm ngừng đà tăng trong vài ngày trước. Hơp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm, xác nhận việc nhà đầu tư đột ngột chuyển sang tâm lý từ bỏ rủi ro.
Tuy nhiên, mặc dù khả năng có thêm nhiều biến động, chúng tôi tin rằng xu hướng tăng trên diện rộng của thị trường Mỹ sẽ vẫn còn nguyên do mô hình phân kỳ giữa Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu Trong khi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đi vào đà giảm, đồng Tệ cũng đang nằm trong xu hướng giảm, các chỉ số Mỹ vẫn ở trong xu hướng tăng và giao dịch ở gần ngưỡng cao kỷ lục. Nếu nhà đầu tư có thể chờ đợi diễn biến vài tuần tiếp theo để xem liệu kết quả kinh doanh có đạt như họ kỳ vọng, chúng tôi vẫn chưa thấy các chỉ số Mỹ có thể đạt được mức cao mới.
Chỉ số STOXX 600 Index của Châu Âu giảm 1% trong sáng nay, kết thúc chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp với tất cả các ngành chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu của các công ty phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài để tăng trưởng đã chịu thiệt hại nặng nề nhất. Ngành nguyên vật liệu cơ bản giảm 2,6% và ngành sản xuất xe hơi giảm 1,5%.
Chỉ số TOPIX của Nhật giảm 1,5% ban đầu, tuy nhiên sau đó hồi phục trong giờ thứ 2, cắt giảm thiệt hại gần một nửa xuóng chỉ còn giảm 0,8% và kết thúc chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc ban đầu giảm 2,65% nhưng sau đó cũng hồi phục và kết phiên chỉ giảm 1,8%. Không giống chỉ số TOPIX đã hồi phục sau khi giảm, chỉ số Shanghai Composite vẫn nằm trong kênh.
Cùng với các chỉ số trong khu vực, đồng Tệ cũng giảm 0,4%, hồi phục nhẹ so với mức giảm 0,7% hồi đầu phiên. Đây là phiên giảm thứ 2 của đồng Tệ với tổng thiệt hại sau 2 phiên là 0,66%. Về mặt kỹ thuật, cặp tỷ giá USD/CNY đã có phiên bứt phá tăng hình thành mô hình cờ tăng.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,4% và sau đó hồi phục và kết phiên chỉ giảm 1,55% khi tìm được bên cầu ở ngưỡng 28.000, đường hỗ trợ kể từ tháng 10/2017. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc ban đầu giảm 1,35% nhưng sau đó giảm thiệt hại, cuối phiên chỉ giảm 0,6%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm gần 0,7%, kéo dài sự sụt giảm của phiên ngày thứ 3 xuống 1,1%. Về mặt kỹ thuật, đây được coi là phiên điều chỉnh trong xu hướng tăng, một động thái quay trở lại mô hình cờ tăng ngày thứ 6. Cơ chế này tạo ra động thái quay trở lại sau một phiên bứt phá – khi nhà đầu tư mua thì đang chờ chốt lãi còn bên bán thì sẽ giảm thiệt hại. Điều này lý giải tại sao đôla Úc tăng ngay cả khi các chỉ số Châu Á khác đều đang bị bán mạnh.
Tình hình tài chính toàn cầu
Sự trở lại của cuộc chiến thương mại khiến nhà đầu tư nhanh chóng trở lại trái phiếu Chính phủ. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, tài sản trú ẩn đồng yen bị suy yếu so với USD do BoJ chưa dự kiến thắt chặt chính sách.
Tâm lý từ bỏ rủi ro theo sau phiên giao dịch Mỹ ngày hôm qua khi thị trường chứng khoán tăng lên mức cao nhất trong tháng với một số mốc kỹ thuật đạt được.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,35%, đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ 2/2. Tuy nhiên, hai lĩnh vực có diễn biến vượt trội, đó là Hàng tiêu dùng thiết yếu (+1.19%) and dịch vụ tiện ích (+0.95%), cho thấy nhà đầu tư có thể đã kiềm chế lại nỗi lo sợ của họ ngay cả khi giá tăng. Phiên giao dịch hôm qua đã vượt qua kỷ lục hồi giữa tháng 6 ở mức 2791,47, xác nhận xu hướng tăng kể từ ngày ¾, chỉ 3,8% kể từ mức cao kỷ lục của chỉ số này.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,6%, tăng phiên thứ 4 liên tiếp với tổng mức tăng là 3,1% lên mức cao nhất trong 3 tuần. Chỉ số NASDAQ Composite tăng ít hơn 0,05% sau khi tăng 0,2%. Tuy nhiên, đây là phiên tăng thứ 4 đối với chỉ số gồm nhiều công ty công nghệ, đóng cửa chỉ 0,6% dưới mức cao kỷ lục.
Có lẽ dấu hiệu đáng tin cậy nhất mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ các quan ngại về thương mại sang một bên là diễn biến biến kém hiệu quả của chỉ số Russell 2000. Chỉ số gồm các công ty vốn hoá nhỏ với nhiều công ty nội địa đã vượt xu hướng, giảm 0,53% kết thúc đà tăng trong 5 ngày. Điều này khiến tổng mức tăng 3,8% chỉ còn 3,2% mặc dù đã chạm mức cao nhất trong ngày.
Phiên giảm này cho thấy một đỉnh đôi đang được hình thành, với đường 50 DMA “đang bảo vệ” đường kháng cự. Đồng thời, chỉ báo RSI đưa ra đường phân kỳ âm.
Các loại kim loại bị ảnh hưởng nặng nề khi căng thẳng thương mại tăng cao, với đồng, nickel và kẽm đều giảm. Giá dầu giảm xuống dưới mức 74 USD/thùng ở New York, ngay cả khi báo cáo ngành công nghiệp đang cho thấy dự trữ dầu mỏ Mỹ đang giảm. Tuy nhiên, 7 sự kiện trong khu vực dường như đang thúc đẩy giá dầu cao hơn trong dài hạn.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá