- Cổ phiếu công ty sản xuất ô tô hỗ trợ thị trường chứng khoán Châu Âu, hợp đồng tương lai Mỹ hồi phục trong khi thị trường Châu Á giảm
- Thị trường Úc có diễn biến vượt trội trong suốt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
- Thị trường Mỹ kết thúc 5 tuần tăng liên tiếp nhờ dữ liệu tích cực về kinh tế và kết quả kinh doanh các công ty
- USD đạt mức cao nhất trong 13 tháng
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh tiếp tục với những thông tin:
- Ngân hàng dự trữ Úc dự báo giữ nguyên tỉ lệ tiền mặt ở mức thấp kỷ lục và xác nhận hướng dẫn dài hạn trong ngày mai.
- Ngân hàng Nhật Bản công bố biên bản họp ngày 30-31 tháng 7 vào ngày thứ 4.
- Dữ liệu sơ bộ về GDP quý 2 của Nhật được công bố vào ngày thứ 5. Các chuyên gia kinh tế dự kiến kinh tế hồi phục so với quý 1.
- Các chuyên gia phân tích cho rằng dữ liệu công bố ngày thứ 6 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng trong tháng 7.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,2%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,1% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm ít hơn 0,05%.
- Chỉ số USD tăng 0,15%.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1556 USD, chạm mức thấp nhất trong gần 6 tuần,phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống 1,2993 USD, mức thấp nhất trong 11 tháng.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 111,33/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,95%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,42%.
- B Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,329%.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,2%.
- Giá dầu WTI tăng 0,4% lên 68,78 USD/thùng.
- LME copper dipped 1.3 percent to $6,124.50 per metric ton, the lowest in more than two weeks.
- Gold declined 0.2 percent to $1,212.69 an ounce.
Sự kiện chính
Thị trường chứng khoán Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng nhẹ trong phiên hôm nay do tâm lý nhà đầu tư dần ổn định sau thông tin gần đây về tình hình thương mại Mỹ-Trung.
Chỉ số Châu Âu STOXX Europe 600 tăng mạnh với cổ phiếu ngành sản xuất ô tô và viễn thông cân bằng những thiệt hại ở cổ phiếu ngân hàng mà điển hình là HSBC (NYSE:HSBC) do công ty công bố kết quả kinh doanh khá đáng thất vọng. Diễn biến vượt trội đối với các cổ phiếu ô tô gây ngạc nhiên với thị trường do hiện nay căng thẳng thương mại leo thang dự kiến ảnh hưởng nặng nề đến việc xuất khẩu ô tô. .
Trước đó, trong phiên Châu Á, chỉ số TOPIX của Nhật Bản giảm 0,56% với tổng thiệt hại trong 3 phiên là 2,1%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,29%, với tổng thiệt hại trong 6 phiên trước đó là gần 6%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đi ngược xu hướng, tăng 0,52%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc khá ổn định, giảm ít hơn 0,05%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,61%. Chỉ số này đã đạt mức cao nhất trong 10 năm trong tháng 7 và có diễn biến vượt trội so với các chỉ số trong khu vực kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mặc dù thị trường này phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng có một số lý do như sau:
1) Thị trường Úc được cho là đang ở mức thấp hơn giá trị do thị trường này đang ở mức quá xa so với mức kỷ lục của họ.
2) Ngành tài chính đã đảo chiều ngoạn mục sau khi giảm mạnh trước các cuộc điều tra lạm dụng thông tin khách hàng tại 4 ngân hàng lớn nhất của nước này.
3) Đôla Úc suy yếu ủng hộ thị trường chứng khoán và ngành du lịch.
4) Nỗ lực của Trung Quốc nhằm hạn chế ô nhiễm dẫn đến xu hướng quặng sắt cao hơn — nguồn tài nguyên chính của Úc.
Tình hình tài chính toàn cầu
Phiên thứ 6 tuần trước của Mỹ đã kết thúc phiên tăng thứ 5 liên tiếp đối với cả chỉ số S&P 500 và Dow Jones. Diễn biến của chỉ số Dow tiếp tục tăng: nhà đầu tư dường như quan tâm hơn đến nền kinh tế thực và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hơn những quan ngại về thương mại.
Bảng lương Mỹ tăng 157.000 trong tháng 7, không đạt so với mức ước tính 190.000 tuy nhiên báo cáo việc làm nhìn chung vẫn tốt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm 1/10 điểm phần trăm xuống chỉ còn 3,9%. Thu nhập theo giờ trung bình tăng 2,7% theo năm và số liệu việc làm tháng 6 đã điều chỉnh tăng từ 244.000 lên 248.000. Mức tăng trung bình trong 3 tháng là 224.000.
Nền kinh tế Mỹ tích cực và kết quả kinh doanh doanh nghiệp tăng gần đây hỗ trợ Tổng thống Donald Trump bảo vệ các quy định thuế quan của ông và khẳng định lại rằng Mỹ đang thắng thế trong cuộc chiến thương mại. Câu hỏi mà nhà đầu tư đang băn khoăn là liệu những lời hùng biện mới của Trump có thể cân bằng lại các yếu tố cơ bản vĩ mô và vi mô đang tăng mạnh ở đây không.
Trong khi đó, Bắc Kinh cho biết họ đang chuẩn bị để đối phó với sự sụp đổ kinh tế của cuộc chiến thương mại. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã tiến hành hỗ trợ đồng Tệ vào thứ 6, sau một chuỗi những thiệt lại và đóng cửa ở mức 7.0/ USD. Đồng tệ sau đó đã hồi phục nhẹ.
Chỉ số USD tăng phiên thứ 4 trong số 5 phiên, đóng cửa tăng 0,15% ở mức 95,39, mức cao nhất trong gần 13 tháng. Về mặt kỹ thuật, đồng USD đang tiến gần về đỉnh của tam giác tăng với một phiên bứt phá tăng cho thấy nhu cầu đã hấp thụ toàn bộ nguồn cung sẵn có và dự kiến sẽ phải tăng giá mua để tìm người bán sẵn sàng.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ ổn định ở mức 2,95%.
Giá dầu tăng trên ngưỡng 69 USD mặc dù USD vẫn mạnh hơn. Về mặt kỹ thuật, đà tăng này vẫn nằm trong tam giác giảm, cho thấy bên bán đã hấp thụ toàn bộ nguồn cung và tiếp tục giảm thêm.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá