I - Tóm tắt kinh tế Việt Nam 2020
Tăng trưởng GDP Q4 tiếp tục tăng tốc, ước đạt 4,5%, sau khi tạo đáy trong Q2, xác nhận nền kinh tế phục hồi theo mô hình chữ V
Trong năm 2020, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng dương trên thế giới, nhờ vào các động lực chính:
- Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh chóng ngay sau khi các đợt dịch bệnh bùng phát
- Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng với thặng dư thương mại đạt mức kỉ lục trong khi thu hút và giải ngân FDI duy trì ở mức cao nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do và quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu
- Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công nhằm tạo sức bật cho tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
- Tiêu dùng trong nước phục hồi ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát
- Cân đối vĩ mô tiếp tục được củng cố với tỷ giá VND/USD và lạm phát ổn định
Tuy nhiên, nền kinh tế trong năm 2020 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm do tác động tiêu cực của COVID-19 lên các lĩnh vực kinh tế chính, gồm:
- Lĩnh vực dịch vụ suy yếu do đóng cửa thị trường du lịch quốc tế cùng với các đợt giãn cách xã hội trong nước
- Ngành khai khoáng giảm mạnh do giá dầu lao dốc sau khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn cầu
- Số DN tạm ngừng hoạt động có thời hạn tăng vọt so với năm trước, kéo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
- Ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm do hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng tại miền Nam và miền Trung
I.1 - Tăng trưởng kinh tế duy trì tích cực trong bối cảnh COVID
Tăng trưởng GDP Q4/2020 cải thiện hơn nhiều so với các quý trước.
- GDP Q4 ước tăng 4,48% YoY, mức tăng thấp nhất của Q4 GĐ 2011-20. Dù vậy, đây là mức tăng khá ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19.
- Sau khi tạo đáy trong Q2, tăng trưởng GDP Q3 và Q4 xác nhận nền kinh tế phục hồi theo mô hình chữ V (Q1: +3,68%, Q2: +0,39%, Q3: +2,69%, Q4: +4,48%), cho thấy sực bật tốt của nền kinh tế Việt Nam và là tiền đề cho sự hồi phục mạnh hơn nữa trong 2021.
GDP cả năm 2020 tăng 2,91%, thấp nhất trong 10 năm, nhưng trong trong bối cảnh COVID-19 tác động tiêu cực tới hầu hết các hoạt động kinh tế, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng nằm trong nhóm cao nhất thể giới.
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì mức tăng thấp 2,68% YoY do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, COVID-19, và dịch tả lợn châu Phi.
- Công nghiệp - xây dựng tăng 3,98% YoY; trong đó, Xây dựng tăng 6,76% YoY. Ngược lại, Khai khoáng giảm 5,62% YoY do ảnh hưởng của giá dầu lao dốc
- Dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương 2,34% YoY, mức tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2010-2019 (tăng trưởng từ 6,0-7,5%); trong đó Bán buôn, bán lẻ tăng 5,53% YoY, Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87% YoY. Ở chiều ngược lại, Vận tải và kho bãi giảm 1,88% YoY, Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm sâu 14,68% YoY.
I.2 - Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh chóng trong Q4
Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2020 ước tính tăng 3,36% YoY (Q1: +5,1%; Q2: +1,1%; Q3: +2,34%; Q4: +4,8%). Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82% (Q1: +7,12%; Q2: +3,38%; Q3: +3,86%; Q4: +8,63%); Sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%; Khai khoáng giảm 5,62% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%.
PMI tháng 12 quay trở lại mức trên 50 điểm, đạt 51,7 từ mức 49,9 của tháng 11 nhờ số lượng đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu đồng loạt gia tăng vào thời điểm cuối năm. PMI trung bình trong Q4 là cao nhất trong năm, thể hiện hoạt động sản xuất đang dần hồi phục.
Sự hồi phục nhanh chóng của hoạt động sản xuất công nghiệp nhờ vào Việt Nam kiểm soát tốt dịch, các hoạt động kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường khi giãn cách xã hội đã dần được gỡ bỏ và nhu cầu bên ngoài dần cải thiện, thúc đẩy sản lượng sản xuất.
I.3 – Thặng dư thương mại đạt mức cao nhất trong 5 năm
XK trong Q4 ước đạt 78,9 tỷ USD, ghi nhận mức tăng ấn tượng 13,3% YoY dù giảm 1,1% QoQ.
Lũy kế cả năm 2020, XK ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% YoY, mở rộng đà tăng trưởng liên tiếp kể từ T6/2020
- Hai thị trường XK lớn nhất là Mỹ (76,4 tỷ USD, +24,5% YoY) và Trung Quốc (48,5 tỷ USD, +17,1% YoY) duy trì đà tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực chính cho tăng trưởng XK năm 2020. Trong khi đó, XK sang EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn giảm so với cùng kì. Dù nhu cầu bên ngoài suy yếu do tác động bởi COVID-19, XK giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Các ngành ghi nhận mức tăng trưởng XK cao trong 2020 như Điện tử, máy tính, linh kiện (+24,4% YoY), Máy móc, thiết bị, phụ tùng (+47,8% YoY), Gỗ và sản phẩm gỗ (+15,7% YoY). Ngược lại, các ngành XK sụt giảm so với năm 2019, gồm Điện thoại và linh kiện (-1,0% YoY), Dệt may (-10,2% YoY), và Giày dép (-9,6% YoY).
Nhập khẩu Q4 ước đạt 76,4 tỷ USD, tăng 15,7% YoY và tăng 10,7% QoQ. Lũy kế 2020, NK ước đạt 262,4 tỷ USD (+3,6% YoY).
- Nhập khẩu bắt đầu tăng trưởng dương so với cùng kỳ kể từ tháng 8, và mở rộng đà tăng khi các hoạt động sản xuất dần hồi phục đã giúp nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 245,6 tỷ USD tăng 4,1% YoY trong 2020. Tuy vậy, NK nhóm hàng tiêu dùng giảm 3,8% YoY, ước đạt 16,8 tỷ USD.
- Về thị trường, kim ngạch NK từ Trung Quốc, Nhật Bản, và EU duy trì đà tăng trưởng dương trong năm 2020; ngược lại, NK từ các thị trường khác như Hàn Quốc, ASEAN, Mỹ giảm so với 2019.
Ước tính thặng dư TM cả năm 2020 đạt 19,1 tỷ USD, mức thặng dư TM cao nhất trong 5 năm.
- Thặng dư TM với Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong khi thâm hụt TM các đối tác chính Châu Á như TQ và Hàn Quốc duy trì mức cao.
- Tuy nhiên, cán cân thương mại duy trì mức thặng dư liên tiếp từ tháng 5; tuy vậy, mức thặng dư có xu hướng giảm kể từ tháng 9/2020 và đã chuyển sang thâm hụt trong tháng 12/2020 trong bối cảnh NK tăng tốc.
- Đảm bảo các cân đối vĩ mô của VN duy trì ở mức lành mạnh và Chính phủ có thêm nhiều không gian để nới lỏng các chính sách kích thích kinh tế hậu COVID.
I.4 – Thu hút FDI cả năm duy trì ở mức cao
Trong 2020, tổng vốn đăng kí mới và tăng thêm ghi nhận 21 tỷ USD (-6,6% YoY)
- Có tổng 2.523 dự án (-35% YoY) được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD (-12,5% YoY).
- Điểm tích cực là FDI đăng ký bổ sung tăng trưởng 10,6% YoY đạt 6,4 tỷ USD trong năm, phản ánh môi trường kinh doanh trong nước khả quan.
- Châu Á tiếp tục là nhà đầu tư FDI lớn nhất trong năm 2020, dẫn đầu là Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (TQ) và Đài Loan. Điều đó phản ánh làn sóng tái cơ cấu chuỗi cung ứng vẫn đang diễn ra và VN đang hưởng lợi từ quá trình này.
FDI thực hiện 2020 ước tính đạt 20 tỷ USD (-2,0% YoY).
- Kể từ tháng 9, vốn FDI giải ngân có sự hồi phục so với các tháng trước đó
I.5 – Đầu tư công cao nhất trong 10 năm
Thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) tiếp tục thu hẹp trong 2 tháng cuối năm xuống mức 125,1 nghìn tỷ đồng, từ mức 164,7 nghìn tỷ VND (HM:VND) trong 10T2020, trong đó thu NSNN đạt 1.307,4 nghìn tỷ VND (86,5% KH năm và giảm 7,6% YoY) và chi NSNN đạt 1.432,5 nghìn tỷ VND (82% KH năm và tăng 8,8% YoY). Đáng chú ý, mức giảm của thu ngân sách phần nào thu hẹp vào hai tháng cuối năm nhờ các hoạt động kinh tế khởi sắc. Dù vậy, thu ngân sách vẫn đang chịu áp lực do các chính sách miễn giảm thuế và thu từ dầu thô và XNK suy giảm.
Trong khi đó, việc chi đầu tư phát triển nhảy vọt +44,3% YoY trong năm 2020, phản ánh các chính sách nới lỏng tài khóa nhằm hỗ trợ tăng trưởng đang được đẩy mạnh. Riêng tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN trong 2020 đạt 466,6 nghìn tỷ đồng (+34,5% YoY), cao nhất trong 10 năm.
I.6 – Tiêu dùng trong nước hồi phục hình chữ “V”
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong Q4 tăng 8% YoY và 6,4% QoQ.
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.090,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% QoQ và 12,5% YoY.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống (+5,4% QoQ và -6,2% YoY) và du lịch lữ hành (-19,9% QoQ và -68,5% YoY) giảm so với cùng kì năm trước.
Lũy kế cả năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,6% YoY, nếu loại trừ yếu tố giá giảm nhẹ 1,2% YoY.
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.997 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% YoY. Hoạt động Bán lẻ trong nước ghi nhận sự phục nhanh chóng sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát từ tháng 5, thu nhập người dân cải thiện nhờ các hoạt động kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường, đi kèm là nhu cầu chi tiêu mua sắm tăng cao vào hai tháng gần Tết.
- Ngược lại, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống (-13,0% YoY) và doanh thu dịch vụ lữ hành (-59,5% YoY) giảm mạnh do chịu tác động tiêu cực từ lệnh đóng cửa thị trường du lịch quốc tế kéo dài. Dù vậy, dịch vụ lưu trú và Du lịch lữ hành kỳ vọng có sự phục hồi tốt hơn trong mùa du lịch cuối năm âm lịch nhờ sức cầu trong nước.
I.7 – Hoạt động du lịch quốc tế đóng băng sau khi dịch bùng phát
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 2020 đạt 3,8 triệu người (-78,7% YoY), VN chưa mở cửa du lịch quốc tế từ Q2 đến nay nên lượng khách chủ yếu là các chuyên gia, lao động kĩ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở VN.
Hoạt động du lịch kì vọng sẽ phục hồi dần nhưng với tốc độ chậm, nhờ vào: 1) Quá trình thử nghiệm Vaccine đang tiến triển tốt, 2) Việt Nam kiểm soát dịch tốt và đang thực hiện chương trình kích cầu du lịch. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đi kèm với tình trạng giãn cách xã hội tại các nước, có thể làm chậm tốc độ hồi phục của hoạt động du lịch trong ngắn hạn.
I.8 – Thị trường lao động dần khởi sắc
Tính chung năm 2020, cả nước có gần 134,9 nghìn DN thành lập mới, giảm 2,3% YoY, quy mô vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3% YoY. Có 44,1 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 11,9% YoY. Ngược lại, Số DN tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 46,6 nghìn, tăng vọt 62,2% YoY, trong khi có gần 37,7 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 13,8% YoY.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần trong nửa cuối năm 2020, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức cao 2,73% trong Q2, xuống mức 2,5% trong Q3 và 2,37 trong Q4, khi hoạt động sản xuất dần đi vào hoạt động bình thường và các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng trở lại, thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đảm bảo cho quá trình phục hồi vững chắc hơn của nhu cầu trong nước.
I.9 – Nới lỏng tiền tệ được thực hiện mạnh mẽ
Trong năm 2020, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã liên tục cắt giảm các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 6,25% xuống 6% vào T9/2019, xuống 5% vào T3/2020, xuống 4,5% trong T5/2020, xuống 4% vào cuối T9/2020). Theo đó, dẫn tới mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng giảm liên tục giảm và ghi nhận mức thấp nhất trong nhiều năm.
Tính tới 21/12/2020, tín dụng tăng trưởng 10,14% YTD (so với +12,14% năm 2019) và tăng 11,62% YoY; tổng M2 tăng 12,56% YTD. Theo đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng duy trì dồi dào do tín dụng tăng thấp so với các năm gần đây và so với mức tăng cung tiền, tạo sức ép giảm hơn nữa lãi suất thị trường.
Trong năm 2021, Ngân hàng nhà nước (SBV) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức khoảng 12%.
I.10 – Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định
Tỷ giá VND/USD duy trì khá ổn định trong suốt năm 2020, đặc biệt tỷ giá đi ngang ở mức 23.100-23.260 từ nửa cuối năm 2020. So với đầu năm, VND/USD giảm nhẹ 0,2%, đánh dấu mức tăng giá của tiền đồng so với USD lần đầu tiên trong nhiều năm. Tiền đồng vẫn tương đối khá ổn định so với các đồng tiền Châu Á khác.
Tỷ giá VND/USD được kì vọng duy trì ổn định tương đối nhờ vào: 1) Cán cân thương mại duy trì mức cao cùng với dự trữ ngoại hối không ngừng tăng; 2) Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tích cực với làn sóng dịch chuyển sản xuất cùng với lượng kiều hối ổn định kể từ đầu năm; 3) Cơ chế điều tiết cung cầu ngoại tệ linh hoạt của NHNN Việt Nam giúp tỷ giá ổn định; 4) Đồng USD dự báo sẽ không mạnh lên do các gói kích thích kinh tế qui mô lớn và chính sách hỗ trợ nền kinh tế của FED.
Trong khi đó, khả năng tiền đồng sẽ tiếp tục tăng giá trong biên độ quanh 0,5% so với USD trong năm 2021 do nền tảng kinh tế vững chắc và áp lực gia tăng sau khi Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách một trong những quốc gia thao túng tiền tệ. Trong năm qua, các đồng tiền Châu Á như CNY, PHP, KRW và JPY đồng loạt tăng giá mạnh so với USD.
I.11 – Lạm phát duy trì ổn định
CPI tháng 12 duy trì mức tăng thấp, tăng 0,1% MoM. Tính chung Q4, CPI tăng 0,22% QoQ và tăng 1,38% YoY
- Trong Q4, các nhóm góp phần tăng CPI bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+6,23% YoY), Giáo dục (+3,82% YoY), Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,79% YoY), Thuốc và dịch vụ y tế (+0,54% YoY)…
- Ba nhóm giảm bao gồm: Giao thông (-12,82% YoY), Văn hóa, giải trí, và du lịch (-2,28% YoY), Bưu chính viễn thông (-0,55% YoY).
Theo đó, CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% YoY, đạt mục tiêu của Quốc hội là dưới 4%.
- Giá xăng, dầu giảm mạnh so với năm trước (-23,03% YoY) trong khi nhu cầu đi lại, du lịch giảm.
- Sức cầu trong nước suy yếu do tác động dịch bệnh.
- Chính sách hỗ trợ người dân của Chính phủ bao gồm giảm giá điện.
Trong năm 2021, lạm phát được kì vọng sẽ xoay quanh 4% do 1) Giao thông; Văn hóa, giải trí, du lịch phục hồi chậm trong nửa đầu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh; 2) Chính sách đảm bảo cân đối cung cầu và ổn định thị trường. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát gia tăng nửa sau 2021 nếu dịch bệnh được kiếm soát tốt trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy giá hàng hóa cơ bản phục hồi nhanh và tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ kéo dài.
II – Tóm tắt triển vọng kinh tế Việt Nam 2021
Nền kinh tế sẽ củng cố đà phục hồi theo mô hình chữ V với tốc độ tăng trưởng được dự báo đạt 6,9%, nhờ vào các động lực tăng trưởng chính sau:
- Xuất khẩu tăng trưởng nhờ tham gia nhiều FTA
- Việt Nam là điểm đến của làn sóng tái cơ cấu chuỗi cung ứng
- Tiêu dùng trong nước duy trì đà hồi phục
- Chính sách hỗ trợ kinh tế tiếp tục được duy trì
Các thách thức chính cho sự tăng trưởng kinh tế bao gồm:
- Nếu COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, điều này sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam do độ mở của nền kinh tế rất cao và Việt Nam đang tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Ngành nông nghiệp vẫn chịu sự tổn thương lớn từ hậu quả của biến đổi thời tiết và dịch bệnh.
- Lĩnh vực dịch vụ du lịch, hàng không vẫn chịu khó khăn do phải mất vài năm để trở lại bình thường như trước COVID.
- Dư địa tài khóa đang bị thu hẹp do chi đầu tư phát triển tăng mạnh trong khi nguồn thu ngân sách giảm. Điều này kéo theo thâm hụt ngân sách tăng nhanh và tỷ lệ nợ công/GDP cao hơn.
II.1 – Nền kinh tế sẽ củng cố đà phục hồi theo mô hình chữ V
Kinh tế Việt Nam được kì vọng phục hồi theo mô hình chữ V trong năm 2021 với tốc độ tăng trưởng được dự báo đạt 6,9%.
- Khả năng phục hồi sẽ rõ ràng và mạnh hơn nếu Việt Nam không để xảy ra bất kì một đợt bùng phát dịch bệnh mới cùng với quá trình dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả trên phạm vi toàn cầu. Điều này đảm bảo các hoạt động kinh tế chủ lực như xuất nhập khẩu, dịch vụ sẽ phục hồi nhanh trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong khi Việt Nam cũng kiểm soát dịch tốt hơn so với nhiều nước. Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự phóng sẽ tăng trưởng trong năm 2021 nhờ hưởng lợi từ hoạt động đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau khi các đối tác chính của Việt Nam dần kiểm soát được dịch COVID, và tái khởi động quá trình xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước sẽ lấy lại đà tăng trưởng do không còn chịu tác động của các đợt giãn cách xã hội và niềm tin tiêu dùng cải thiện.
- Các hiệp định thương mại tự do FTA tạo đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng xuất khẩu. Qua đó, Việt Nam có thể duy trì thặng dư thương mại ở mức cao.
- Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công mạnh hơn trong năm 2021, thông qua các dự án tiêu biểu như sân bay Long Thành, Cao tốc Bắc Nam…, cũng tạo xung lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh tay giúp thúc đẩy hoạt động chi tiêu và đầu tư của khối tư nhân.
Các tổ chức trong nước và quốc tế đồng loạt dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh trở lại và thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 2021
II.1.1- Động lực 1: XK tăng trưởng nhờ tham gia nhiều FTA
Các hiệp định thương mại tự do: CPTPP, RCEP, EVFTA, UKVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần thu hút thêm dòng vốn đầu tư FDI.
Các nước thành viên của các hiệp định thương mại đều là các đối tác XK lớn của Việt Nam (Tỷ trọng giá trị XK sang các thị trường như sau: Trung Quốc 17%, Châu Âu 12,5%, ASEAN 8,2%, Nhật 6,9%, Hàn Quốc 6,8%). Do đó, việc tham gia vào các hiệp định sẽ là động lực tăng trưởng mới cho XK của Việt Nam trong 2021 và các năm tiếp theo.
II.1.2- Động lực 2: Điểm đến của làn sóng tái cơ cấu chuỗi cung ứng
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, nhờ vào:
- Ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do FTA.
- Với chi phí lao động rẻ, vị trí địa lý thuận lợi gần Trung Quốc, và kiểm soát dịch COVID-19 tốt, Việt Nam đang là điểm đến của việc dịch chuyển nhà máy sản xuất trong làn sóng tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.
II.1.3- Động lực 3: Tiêu dùng trong nước hồi phục
Sau giai đoạn giảm mạnh do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, bán lẻ trong nước hồi phục nhanh kể từ tháng 5/2020, nhờ các hoạt động dần trở lại hoạt động bình thường gắn liền với thu nhập người dân cải thiện, gỡ bỏ giãn cách xã hội, chương trình kích cầu du lịch nội địa…
Một số chỉ số tích cực cho tiêu dùng nội địa:
- Chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI) của Việt Nam xếp thứ 2 toàn cầu, đạt mức 117 điểm trong Q2/2020
- Xu hướng di chuyển tới các địa điểm đang trở lại mức bình thường trước dịch ❑ Mặc dù vậy, lượng khách quốc tế vẫn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19 trong năm 2021. Theo đó, các lĩnh vực liên quan đến du lịch như lữ hành, hàng không…sẽ còn đối mặt với khó khăn.
II.1.4- Động lực 4: Chính sách hỗ trợ kinh tế tiếp tục được duy trì
Các chính sách nới lỏng tiền tệ, tài khóa trong năm 2020 sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động kinh tế, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Chính phủ đã và đang đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ các nhóm ngành trụ cột, chịu thiệt hại nặng nề bởi COVID-19, như ngành hàng không, du lịch..., cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, các dự án đầu tư công đã và đang được đẩy mạnh giải ngân, làm gia tăng cầu nội địa.
II.2 - Các thách thức chính cho sự tăng trưởng kinh tế 2021
Rủi ro lớn nhất cho kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới vẫn là COVID-19. Trong chiều hướng ngược lại, nếu COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, điều này sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam do độ mở của nền kinh tế rất cao và Việt Nam đang tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm vào đó, việc dịch bệnh không sớm được kiểm soát hiệu quả sẽ làm chậm tiến trình mở cửa ngành du lịch.
Ngành nông nghiệp vẫn chịu sự tổn thương lớn từ hậu quả của biến đổi thời tiết và dịch bệnh.
Lĩnh vực dịch vụ du lịch, hàng không vẫn chịu khó khăn do phải mất vài năm để trở lại bình thường như trước COVID.
Dư địa tài khóa đang bị thu hẹp do chi đầu tư phát triển tăng mạnh trong khi nguồn thu ngân sách giảm. Điều này kéo theo thâm hụt ngân sách tăng nhanh và tỷ lệ nợ công/GDP cao hơn.
Các chỉ báo kinh tế 2021
III- Tổng quan TTCK Việt Nam 2020
Tóm tắt diễn biến chính thị trường chứng khoán Việt Nam 2020
VN-Index tăng vượt kì vọng, vượt mốc 1.100 điểm.
- Sau khi lao dốc 24,9% MoM trong T3 trước làn sóng bán tháo ồ ạt dưới ảnh hưởng của COVID-19, VN-Index chạm mốc thấp nhất 3 năm là 662,5 điểm (-31,1% YTD). Dù vậy, VN-Index xác lập ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ 66,6% để vượt mốc 1.100 điểm, ghi nhận mức tăng trưởng 14,9% trong 2020.
- Kết thúc năm 2020, VN-Index chính thức xác lập mức tăng 14,9%, trở thành một trong những thị trường tăng tốt nhất khu vực Châu Á.
- Thép, Tài chính-NH, Hàng tiêu dùng dẫn dắt thị trường bứt phá.
- Khối ngoại bán ròng mạnh mẽ xuyên suốt năm 2020.
III.1- TTCK 2020: VN-Index tăng vượt kì vọng, vượt mốc 1.100 điểm
Sau khi lao dốc 24,9% MoM trong T3 trước làn sóng bán tháo ồ ạt dưới ảnh hưởng của COVID-19, VN-Index chạm mốc thấp nhất 3 năm là 662,5 điểm (-31,1% YTD). Dù vậy, VN-Index xác lập ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ 66,6% để vượt mốc 1.100 điểm, ghi nhận mức tăng trưởng 14,9% trong 2020.
- Làn sóng COVID-19 thứ 2 xuất hiện tại Đà Nẵng kéo thị trường một lần nữa lao dốc vào T7 nhưng VN-Index nhanh chóng phục hồi sau khi VN kiểm soát dịch thành công
Động lực hỗ trợ chính: Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh và các hoạt động kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới; Nền kinh tế được kì vọng đã chạm đáy trong Q2 và đang phục hồi; Việt Nam được hưởng lợi từ câu chuyện tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu với dòng vốn FDI duy trì ở mức cao, bất chấp COVID; Kì vọng nâng hạng thị trường gia tăng sau Dự thảo cho phép bán khống và T0; Sự bùng nổ thanh khoản chưa từng có vẫn đang diễn ra với GTGD liên tục xác lập các mốc cao kỉ lục, lấn át hoạt động bán ròng của khối ngoại, theo sau nới lỏng chính sách tiền tệ - tài khóa mạnh mẽ; Các đợt tiêm vaccine đã được tiến hành tại Mỹ và Châu Âu cũng như một số nước Châu Á. Đây sẽ là cú hích, được kì vọng sẽ sớm đưa đưa kinh tế toàn cầu sớm trở lại bình thường mới. Giá dầu và giá hàng hóa tiếp tục phục hồi tích cực; Cổ phiếu ngân hàng tăng vọt nhờ làn sóng niêm yết mới về cuối năm.
Kết thúc năm 2020, VN-Index chính thức xác lập mức tăng 14,9%, trở thành một trong những thị trường tăng tốt nhất khu vực Châu Á
III.2 – Thép, Tài chính - NH, Hàng tiêu dùng dẫn dắt thị trường bứt phá
III.3 – Khối ngoại bán ròng mạnh mẽ xuyên suốt năm 2020
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng ~876 triệu USD, mức bán ròng kỉ lục.
- Nếu loại trừ VHM (HM:VHM) được mua ròng ~798 triệu USD thông qua giao dịch thỏa thuận, giá trị bán ròng đạt ~1,67 tỷ USD.
- NĐTNN đẩy mạnh rút vốn ở Việt Nam và hầu hết các thị trường mới nổi Châu Á, vốn dễ bị tổn thương bởi COVID-19.
- Ngược lại, nhóm cá nhân trong nước mua ròng mạnh mẽ, hấp thụ tốt nguồn cung của NĐTNN.
IV – Triển vọng VN-Index 2021
Định giá VN-Index sẽ xác lập mức cao hơn
Lợi nhuận DN 2021 bật mạnh theo đà phục hồi của nền KT
Triển vọng VN-Index 2021: Cơ hội viết lại lịch sử
- Xu thế tăng được kì vọng áp đảo trong năm 2021 với VN-Index mục tiêu cao nhất 1.355-1.425 điểm, tăng ~30% so với 2020.
Bùng nổ thanh khoản tạo lực đẩy cho thị trường
Nhắc lại câu chuyện nâng hạng thị trường lên Emerging Market
- Việt Nam có thể là ứng cử viên tiềm năng cho việc nâng hạng thị trường mới nổi năm 2021 hoặc muộn nhất là 2022
- Câu chuyện ngắn hạn từ MSCI Frontier
Các khía cạnh đáng lưu tâm khác trong năm 2021
IV.1 – Định giá VN-Index sẽ xác lập mức cao hơn
P/E hiện hành của VN-Index cuối năm 2020 ở mức 17,6x, cao hơn 10% so với trung bình P/E 5 năm (16,0x)
- Định giá hiện không còn rẻ nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 22x vào đầu năm 2018 khi VN-Index đạt mức cao nhất lịch sử 1.200 điểm.
- Chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức rẻ so với các nước khu vực Châu Á và càng hấp dẫn hơn trong mối tương quan đến triển vọng tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận doanh nghiệp và ROE trong năm 2021 vốn được dự báo vượt trội so với các thị trường khác.
Định giá tiếp tục hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn
- P/E dự phóng cho năm 2021 đạt ~14,0x (Nguồn: Bloomberg consensus – giả định tăng tưởng EPS 2021 đạt 25,5%), thấp hơn nhiều so với mức đỉnh lịch sử 35x. Điều đó có nghĩa là định giá kì vọng vẫn ở mức rẻ và cơ hội vẫn còn mở ra cho nhà đầu tư trung dài hạn.
Chúng tôi dự phóng P/E mục tiêu 2021 di chuyển trong vùng 17x-20x
- Thị trường sẽ ít biến động hơn trên giả định không có những biến cố không mong đợi như COVID-19 như đã xảy ra năm 2020.
- Nhà đầu tư sẵn lòng trả một mức giá cao hơn dựa trên triển vọng phục hồi của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp.
- Vùng định giá P/E kì vọng nói trên vẫn nằm trong vùng vận động trong 3 năm gần đây. Nói cách khác, chúng tôi cho rằng rủi ro bong bóng tài sản là không xảy ra trong năm 2021 dù thị trường đã và đang trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt kì vọng.
IV.2 – Lợi nhuận DN 2021 bật mạnh theo đà phục hồi của nền KT
Tăng trưởng LNST 6T2020 của các DN trên HSX suy giảm ~15,5% YoY sau khi doanh số sụt giảm 11,8% YoY
- Lực cầu trong nước và xuất khẩu suy giảm đi kèm với già hàng hóa giảm mạnh, sự lao dốc của lĩnh vực Dịch vụ - du lịch dưới tác động của COVID.
- Tăng trưởng lợi nhuận chung bị tác động tiêu cực bởi các nhóm ngành như Tiện ích, Năng lượng, Vận tải, BĐS – Xây dựng và Tiêu dùng.
- Ngược lại, NH trở thành điểm sáng lớn nhất trong bức tranh lợi nhuận 6T đầu năm 2020 nhờ tăng trưởng tín dụng duy trì và quản trị rủi ro cải thiện.
KQKD Doanh nghiệp được kì vọng cải thiện rõ nét trong 6T cuối năm cùng với đà phục hồi của nền kinh tế trong nước và thế giới.
- Cả năm 2020, lợi nhuận ước tính giảm nhẹ 1% YoY (đảo chiều so với mức tăng trưởng ~12,5% trong năm 2019).
Lợi nhuận 2021 ước tính phục hồi mạnh mẽ 19% (do cơ sở thấp trong năm 2020) khi các hoạt động kinh tế trở lại trạng thái bình thường và sự chuyển biến rõ nét hơn từ nhu cầu bên ngoài.
- Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ phục hồi ở nhiều nhóm ngành sau khi xác lập nền thấp trong năm 2020. Trong đó, BĐS – Xây dựng, Logistic cơ bản đóng vai trò dẫn dắt trong khi ngành NH duy trì xung lực tăng trưởng lợi nhuận tích cực nhờ các hoạt động kinh tế - đầu tư khởi sắc. Trong đó, KQKD của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực Xuất khẩu, Bán lẻ có sự chuyển biến tốt về nhu cầu bên ngoài và nội địa. Tương tự, ngành năng lượng cũng đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhờ giá hàng hóa cơ bản phục hồi tốt.
- Giá đầu vào tương đối ổn định cùng với chi phí vốn giảm sâu góp phần hỗ trợ biên lợi nhuận của DN.
IV.3 – Triển vọng VN-Index 2021: Cơ hội viết lại lịch sử
Xu thế tăng được kì vọng áp đảo trong năm 2021 với VN-Index mục tiêu cao nhất 1.355-1.425 điểm, tăng ~30% so với 2020.
- Giả định chính: Tăng trưởng thu nhập DN ước đạt 19% và P/E mục tiêu cao nhất 19-20x trên kì vọng nền kinh tế duy trì đà phục hồi tốt.
- VN-Index sẽ có cơ hội viết lại lịch sử sau khi vượt qua mốc đỉnh 1.200 điểm được thiết lập trong năm 2018 để xác lập mức cao mới. Dù vậy, mức độ biến động của thị trường được dự báo sẽ gia tăng sau khi VN-Index xác lập các đỉnh cao mới.
- Sau giai đoạn tăng điểm trên diện rộng kể từ thị trường phục hồi vào T4/2020 đến nay, sự phân hóa giữa các nhóm ngành, cổ phiếu trở nên rõ nét trong bối cảnh NĐT sẽ có thời gian đánh giá lại KQKD của DN hậu COVID-19, đặc biệt nửa sau năm 2021.
- Ở khía cạnh khác, VN-Index có thể không đạt như mức kì vọng nói trên nếu tình hình dịch bệnh tái phát ở VN, làm cản trở quá trình phục hồi của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng dù thế nào đi nữa, VN-Index khó để đánh mất mốc 1.100 điểm vốn đạt được vào cuối năm 2020.
Động lực chính: COVID-19 được kiểm soát hiệu quả trong nước và toàn cầu đi kèm với phát triển thành công Vaccine hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận DN phục hồi rõ nét theo mô hình chữ V; Nới lỏng tiền tệ duy trì và dòng tiền mới từ NĐT F0 giữ dòng tiền tham gia thị trường ở mức cao kỉ lục, tạo sức bật cho đà tăng giá cổ phiếu; Chính sách nới lỏng đầu tư công và làn sóng tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp diễn, đóng vai trò quan trọng cho hoạt động đầu tư và tiêu dùng; VN ngày càng nổi lên là một ứng viên tiềm năng để trở thành thị trường mới nổi trong tương lai gần, cùng với sự đảo chiều mua ròng của NĐTNN nhờ nền tảng cơ bản trong nước được củng cố; Câu chuyện thoái vốn nhà nước được đẩy mạnh hơn nhờ điều kiện thị trường thuận lợi.
IV.4 – Bùng nổ thanh khoản tạo lực đẩy cho thị trường
Lũy kế cả năm 2020, NĐT cá nhân mở mới hơn 392.000 tài khoản chứng khoán, hơn gấp đôi so với năm 2019.
- T12/2020 ghi nhận có hơn 63.000 tài khoản cá nhân được mở mới (+53% MoM), mức cao nhất trong lịch sử
- NĐT cá nhân, gồm cả F0, đang trở thành động lực tăng trưởng chính của thị trường. Cả năm 2020, giá trị mua ròng từ nhóm cá nhân trong nước lên đến ~17.720 tỷ đồng, hấp thụ lượng bán ròng ~18.520 tỷ đồng của khối ngoại.
- Thanh khoản liên tục xác lập các mức kỉ lục mới kể từ T9/2020.
Khoảng cách giữa tăng trưởng cung tiền với tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao 2,5%, nghĩa là thanh khoản tự do tiếp tục gia tăng cùng với xu hướng giảm của lãi suất tiền gửi. Theo đó, TTCK được kì vọng sẽ hưởng lợi rất nhiều từ thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng.
Dòng tiền tham gia TTCK sẽ còn xác lập mức cao mới nhờ sức hấp dẫn của kênh chứng khoán đang vượt trội so với các kênh đầu tư thay thế khác như vàng, ngoại tệ, tiền gửi và cả BĐS.
IV.5 -Nhắc lại câu chuyện nâng hạng thị trường lên Emerging Market
Việt Nam đang nỗ lực cải thiện các tiêu chí để đáp ứng yêu cầu nâng hạng thị trường của MSCI và FTSE.
- Giới hạn room cho NĐTNN vẫn là vấn đề lớn nhất. Chính phủ đang có động thái tăng tốc việc giao dịch T+0, cũng như nới lỏng hơn về các qui định sở hữu NN trong năm 2021.
Việt Nam có thể là ứng cử viên tiềm năng cho việc nâng hạng thị trường mới nổi năm 2021 hoặc muộn nhất là 2022
- Nếu vào MSCI EM Index, tỷ trọng danh mục cổ phiếu Việt Nam sẽ ở mức 0,4% - 0,6%, tương đương mức giải ngân ~100-149 triệu USD.
- Nếu vào FTSE EM Index, cổ phiếu Việt Nam sẽ được mua vào 250-450 triệu USD.
Câu chuyện ngắn hạn từ MSCI Frontier
- Tháng 12/2020, MSCI Frontier Markets 100 Index theo kế hoạch giải ngân ~60 triệu USD (~1.380 tỷ đồng) cho đợt đầu tiên và sẽ giải ngân thêm 4 đợt nữa với tổng giá trị khoảng 5.520 tỷ đồng đến T12/2021, sau khi MSCI nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 28,8% từ 15,8% trong danh mục các thị trường Cận biên (Frontier market).
IV.6 - Các khía cạnh đáng lưu tâm khác trong năm 2021
Cho dù có được kiểm soát, COVID-19 được dự báo khó biến mất ngay trong năm và tăng trưởng kinh tế toàn cầu cần thêm nhiều thời gian để trở lại trạng thái bình thường trước dịch. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn khi nền kinh tế ngày càng thâm nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TTCK toàn cầu tiếp tục chịu tác động bởi các sự kiện địa chính trị/phi truyền thống như căng thẳng Mỹ - Trung sau khi Biden đắc cử Tổng thống đi kèm với các chính sách khó đoán định.
Áp lực định giá cổ phiếu gia tăng trên phạm vi toàn cầu sau giai đoạn phục hồi nhanh và mạnh. Nhiều chỉ số chủ chốt trên thế giới đã xác lập mức cao mới trong lịch sử. Và lẽ dĩ nhiêu sau khi xác lập mức đỉnh lịch sử sẽ là điều chỉnh?
Rủi ro vĩ mô gia tăng trong trung dài hạn do nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa quá mức, cần được theo dõi đặc biệt, gồm lạm phát, tỷ giá, nợ công.
Áp lực nguồn cung cổ phiếu tăng vọt từ quá trình niêm yết mới và huy động vốn trong môi trường thị trường bùng nổ với giá cổ phiếu xác lập mức cao kỉ lục. Trong 2 tuần đầu tiên của năm 2021, HOSE đã chấp thuận niêm yết 10 DN, bằng 1/3 DN niêm yết mới cả năm 2020.