1. Vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh tăng mạnh trong tháng 7
Mặc dù tính lũy kế tới tháng 7 vốn FDI đăng ký đạt 18.82 tỷ USD, bằng 93.1% YoY và giải ngân đạt 10.12 tỷ USD, bằng 95.9% YoY. Nhưng nếu tính riêng vốn FDI trong tháng 7, tổng vốn FDI đăng ký đạt 3.15 tỷ USD tăng 79.8% YoY và tăng 76.2% với tháng 6/2020. Vốn giải ngân trong tháng 7 đạt 1.47 tỷ USD, tăng 1.4% YoY.
Lũy kế từ đầu năm có 1,620 dự án được cấp phép mới, bằng 78.5% YoY. Riêng trong tháng 7 có 202 dự án được cấp phép mới.
FDI đăng ký lũy kế đầu năm theo ngành và đối tác
Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 6.4 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc (2.8 tỷ USD) và Trung Quốc (1.7 tỷ USD).
Về cơ cấu theo ngành, ngành CN chế biến, chế tạo chiếm 47.6% với tổng vốn đăng ký 8.96 tỷ USD, Sản xuất phân phối điện chiếm 21%, đạt 3.9 tỷ USD.
2. Xuất nhập khẩu tháng 7 tiếp tục đà hồi phục từ tháng 6
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 7 đạt 45 tỷ USD, giảm 2% YoY và tăng 4% so với tháng 6. Trong đó: xuất khẩu đạt 23 tỷ USD, tăng 1.9%; nhập khẩu đạt 22 tỷ USD, tăng 6.2% so với tháng trước.
Lũy kế từ đầu năm tới nay tổng kim ngạch đạt 285.12 tỷ USD, giảm 1.4% so với cùng kỳ. Mặc dù chưa bằng mức 2019 nhưng tình hình xuất nhập khẩu đã cải thiện nhiều so với giai tháng 4 và 5.
Xuất nhập khẩu các mặt hàng chính tăng so với tháng trước
Cán cân thương mại tháng 7 thặng dư 1.0 tỷ USD và 6.5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2020. Mặc dù xuất khẩu tăng nhẹ nhưng do nhập khẩu giảm khiến cán cân thương mại thặng dư cao.
Xuất khẩu dệt may sau tháng 6 ảm đạm đã tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 7.
EVFTA có hiệu từ ngày 01/08/2020, kỳ vọng sẽ tăng cơ hội xuất khẩu các mặt hàng như da giày, dệt may, nông lâm thủy sản sang thị trường EU cũng như gia tăng nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa từ EU vào Việt Nam.
3. CPI tháng 7 tăng nhẹ so với tháng 6
CPI tháng 7 tăng 0.4% so với tháng 6 và 3.4% so với cùng kỳ. Trong đó nhóm tăng mạnh nhất tiếp tục là Giao thông, tăng 3.91% do tác động của việc tăng giá xăng dầu. Ngược lại, nhóm ngành Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm đáng kể.
Bình quân 7 tháng đầu năm CPI tăng 4.1%. Trong giai đoạn nghỉ hè nhiều gia đình có kế hoạch du lịch cuối tháng 7 và đầu tháng 8 kỳ vọng sẽ đẩy việc chi tiêu tăng, tuy nhiên việc bùng phát Covid-19 lần 2 ở Việt Nam có thể sẽ dẫn tiếp tục duy trì CPI ở mức thấp.
4. Sản xuất công nghiệp tháng 7 chững lại sau 2 tháng hồi phục
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2020 chỉ tăng 1.1% so với cùng kỳ và 3.6% so với tháng trước. Thấp hơn so với tháng 6 vừa qua với mức tăng tương ứng là 7.0% và 10.3%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm sâu như Hoạt động dịch vụ khai thác mỏ và quặng giảm 42.7%, sản xuất xe có động cơ giảm 15.4%. Ngược lại, ngành Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu vẫn tiếp tục tăng mạnh 27.1%.
Điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm
PMI tháng 7 giảm ở mức 47.6 điểm, sau khi tăng lên mức 51 . 1 điểm trong tháng 6 cho thấy các điều kiện kinh doanh vẫn chưa thực sự hồi phục và vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid -19 .
Cả sản lượng lẫn số đơn đặt hàng mới đều giảm trong tháng 7 . Lý do được cho là vì những hạn chế trong vấn đề đi lại và và nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu giảm.
Mặc dù sản lượng giảm trong tháng 7 nhưng các doanh nghiệp vẫn còn lạc quan về triển vọng sản lượng trong 1 năm tới.
Làn sóng Covid-19 lần 2 xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 7 có thể sẽ còn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong vài tháng tới.
5. Bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng trưởng trở lại
Tổng mức bán lẻ cả nước trong tháng 7 ở mức 431.9 nghìn tỷ VNĐ, tăng 0.2% so với cùng kỳ, tăng 4.0% so với tháng trước. Lũy kế 7T2020 đạt 2,799 nghìn tỷ VNĐ, giảm 0.4% so với cùng kỳ. Trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng 3.6% và dịch vụ lữ hành tiếp tục giảm 55.4%.
Nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa cùng các gói kích cầu của Chính phủ giúp kích thích tiêu dùng, ngoài ra trong kỳ nghỉ hè hoạt động du lịch, giải trí cũng diễn ra nhiều hơn.
6. Tỷ giá tiếp tục giảm về mức đầu năm
Tỷ giá trung tâm tháng 7 giảm nhẹ và hiện đang giao dịch quanh mức 23,213 VND/USD, cao hơn so với tỷ giá NHTM và thị trường tự do.
Tỷ giá NHTM và thị trường tự do tiếp tục đà giảm đã về mức so với đầu năm, trong đó tỷ giá NHTM đang giao dịch ở mức 23,060 VND/USD, tỷ giá TTTD ở mức 23,170 VND/USD.
Với dự trữ ngoại tệ vẫn dồi dào, cán cân thương mại liên tục thặng dư và đồng USD vẫn đang yếu do những vấn đề trong nội bộ nước Mỹ. Tỷ giá VND/USD kỳ vọng vẫn sẽ ổn định cho tới cuối năm.
7. Giá vàng cao kỷ lục
Giá vàng thế giới tăng cao trước những dự báo tiêu cực về tình hình kinh tế thế giới và dịch Covid19 vẫn tiếp tục lây lan rộng. Giá vàng trong nước liên tục lập đỉnh theo giá vàng thế giới ở chiều bán ra khoảng 58 triệu VND/lượng vào cuối tháng 7, với mức chênh lệch mua-bán rất lớn, có lúc lên tới 1.5 triệu VND/lượng. Trong thời gian qua, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến người dân chuyển qua nắm giữ vàng.
Kết luận và dự báo tình hình vĩ mô Việt Nam
Ngoài hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại và vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khó khăn trong vấn đề logistic cùng nhu cầu hàng hóa tại các nước giảm do dịch bệnh thì các các chỉ số vĩ mô tháng 7 đều cho thấy những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu trên đà hồi phục, thu hút nguồn vốn FDI càng lớn với tỷ giá và làm phát ổn định.
Việc bùng phát Covid-19 lần 2 xảy ra đột ngột khiến Đà Nẵng và Hội An phải tiến hành cách ly. Đây là hai điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm. Mặc dù, việc cách ly chỉ thực hiện ở một số địa điểm nhưng đã khiến không ít người dân ở các thành phố lớn hạn chế ra ngoài, các doanh nghiệp chuyển sang tiếp tục làm việc từ xa. Hầu hết mọi người phản ứng khá nhanh trước thông tin dịch bệnh. Điều này cũng sẽ làm giảm nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng do hạn chế đi lại và các dự định kế hoạch du lịch bị hủy cũng sẽ làm giảm chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ.
Dịch bệnh mới bùng phát trở lại và có thể phải hết nửa tháng 8 mới có thể dự đoán được vì hiện tại còn nhiều trường hợp chưa phát trong cộng đồng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Chính phủ không áp dụng giãn cách toàn xã hội thì dịch bệnh giai đoạn 2 có thể sẽ không tác động quá tiêu cực lên các chỉ tiêu tăng trưởng vĩ mô trong quý 3.
8. Hiện có 831 doanh nghiệp công bố KQKD quý 2/2020
Tăng trưởng lợi nhuận ròng bình quân theo vốn hóa ngành
Khả năng sinh lời theo ngành
9. Chỉ số VN-Index giảm 3.2% trong tháng 07
Nhóm Dược phẩm và Y tế đi ngược thị trường
10. Khối ngoại quay trở lại bán ròng 549 tỷ trong tháng 07
Nhóm Dầu khí và Dịch vụ tài chính được mua ròng mạnh
PLX (HM:PLX) được mua ròng nhiều nhất trong tháng 07
11. Dự báo kịch bản thị trường tháng 08/2020
Chúng tôi cho rằng dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2 có thể sẽ không tác động quá tiêu cực lên vĩ mô trong quý 3 cho nên chúng tôi đánh giá thị trường khó có thể giảm mạnh kéo dài như giai đoạn tháng 03/2020.
Chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động đi ngang so với tháng 07 với vùng biến động 770 – 875 điểm. Thị trường có thể tăng giảm đan xen và dòng tiền phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
Các nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu cân bằng và chú ý vào các nhóm cổ phiếu có câu chuyện hỗ trợ như: BĐS khu công nghiệp, Vật liệu xây dựng, Sản xuất thực phẩm.