Đơn cử, PMI Trung Quốc đã tăng từ 49.3 lên 49.7 trong tháng 8; gần chạm ngưỡng 50 mở rộng sản xuất. Ngoài ra, chỉ số PMI ở lĩnh vực chế tạo do Caixin tổng hợp đã vượt trên mong đợi và đạt mức 51. Rõ ràng, giữa lúc ngày càng nhiều thông tin xấu phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng Trung Quốc, số liệu PMI tháng 8 là điểm sáng đối với thị trường này, cho thấy nhu cầu hàng hóa đang dần lấy lại sự bùng nổ; kỳ vọng biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc phát huy tác dụng tốt hơn!
Đáng chú ý, hôm qua ngày 06/09, Mỹ cũng đã công bố số liệu PMI ở mức 50.5 và PMI dịch vụ cao ở mức 54.5, mặc dù có sự suy giảm so với tháng trước nhưng vẫn neo trên mốc 50, thể hiện sự mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ. Con số này đã trở lại mức từ tháng 2, và với giá dịch vụ cũng cho thấy sự gia tăng, việc lạm phát và giá dầu thô cao hơn cũng khiến Fed phải cảnh giác. Song, chúng ta không thể phủ nhận được kỳ vọng nền kinh tế Mỹ vẫn “mạnh” kể cả khi Fed tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất trong thời gian tới!
PMI Mỹ tháng 8, Investing.com
Bức tranh kinh tế dường như “đi ngược: tại khu vực Châu Âu khi PMI có sự sụt giảm đáng kể còn 46.7 từ mức 48.6 trong tháng 8; cũng là mốc thấp nhất trong vòng gần 3 năm trở lại… Khi “nhiệt kế” đo sức khỏe kinh tế của Eurozone giảm nhanh, là yếu tố dấy lên lo ngại nền kinh tế khu vực có thể rơi vào suy thoái. Những con số đáng thất vọng góp phần khiến dự báo GDP điều chỉnh giảm tại khu vực này, trong khi lạm phát vẫn neo ở mức 3.4%, cách xa so với mục tiêu 2%.
Tại Việt Nam, tín hiệu PMI lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 điểm trong năm 2023 (50.5) đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng hơn về sức khỏe của hoạt động sản xuất và mua hàng trong những tháng gần đây. Tuy tốc độ tăng trưởng chỉ là nhẹ. Sự phục hồi của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới là đáng kể nhất trong lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản. Sự “vực dậy” trở lại của sức khỏe ngành sản xuất đã phản ánh những dấu hiệu cải thiện của nhu cầu; dấy lên kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm.
Như vậy, bức tranh kinh tế đã dần cho thấy sự sáng sủa hơn tại một số quốc gia. Tuy vậy, những con số này vẫn được đánh giá ở mức “yếu” so với thời điểm trước dịch, và cần có sự mạnh mẽ hơn nữa trong quyết sách của chính phủ. Một khía cạnh khác là việc giá hàng hóa tăng làm chi phí đầu vào tăng cao và giá cả đầu ra đều tăng tương ứng trong tháng 8, và lý do thường được quy cho sự tăng giá của dầu…
Về thị trường chứng khoán,đồng thuận với tín hiệu vĩ mô hồi phục trong tháng 8 và đà tăng của giá hàng hóa, chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi tốt và chính thức vượt vùng đỉnh 1240 với sự gia tăng của thanh khoản tốt. Thị trường vì vậy mà cũng có đủ “niềm tin” để giải ngân mới hơn, quan sát điểm mua tại “Bắt tín hiệu” của DSC ngày 07/09…