Bài viết này được viết dành riêng cho Investing.com
Giao dịch theo kỳ vọng lạm phát đã trở nên “nóng” hơn khi lãi suất tăng vọt. Tuy nhiên, với việc các khu vực ở châu Âu bắt đầu quay trở lại theo dõi chặt chẽ hơn đối với chính sách tiền tệ và quan điểm cực kỳ ôn hòa từ các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, đồng đô la đang cho thấy các động thái tăng tích cực. Điều này có khả năng tác động tiêu cực đối với các giao dịch dựa trên kỳ vọng lạm phát và giao dịch dựa trên hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Sự sụt giảm đã bắt đầu, với giá dầu và đồng lao dốc. Điều này đã dẫn đến sự suy giảm của nhóm năng lượng và vật liệu. Nó cũng có khả năng dẫn đến sự sụt giảm của chứng khoán đa quốc gia, cũng như các thị trường mới nổi. Ngay cả lĩnh vực tài chính cũng có thể bị cuốn vào vòng xoáy này, vì các ngân hàng đã tăng giá mạnh.
“Sự trỗi dậy” của đồng đô la
Mức tăng của đồng đô la đã diễn ra khi tỷ giá ở Mỹ tăng mạnh trong những tuần gần đây trong triển vọng tăng trưởng tốt hơn tại Mỹ, ngay cả khi các khu vực của châu Âu vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn để có thể phục hồi sau đại dịch Coronavirus. Do đó, giá cả hàng hóa đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sức mạnh từ đồng đô la Mỹ và lo ngại về tăng trưởng yếu hơn làm ảnh hưởng đến nhu cầu.
Điểm yếu này đã ảnh hưởng đến giao dịch theo kỳ vọng lạm phát, với các ngành như Năng lượng, Công nghiệp và Vật liệu sẽ suy yếu trong tuần này. Nếu đồng đô la tiếp tục mạnh lên và những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu vẫn còn, đó có thể báo hiệu sự kết thúc của các giao dịch dựa trên kỳ vọng làm phát.
Ngoài ra, các thị trường mới nổi đã bị ảnh hưởng nặng nề trong các phiên giao dịch gần đây do đồng đô la mạnh lên. Nếu đồng bạc xanh vẫn mạnh, nó có khả năng sẽ gây ra sức ép rất lớn khiến các quỹ ETF như iShares MSCI Emerging Markets ETF (NYSE: EEM) sẽ giảm xuống mức thấp hơn. Có khả năng sẽ hình thành một mô hình giảm giá đối với EEM ETF, còn được gọi là mô hình vai – đầu – vai. ETF sẽ cần phải giảm xuống dưới $51,50 để xác nhận mô hình tiêu cực này, cho thấy mức giá thấp hơn đang hình thành.
Các ngân hàng cũng có thể giảm mạnh
Cổ phiếu ngân hàng cũng chịu nhiều áp lực. Mặc dù lợi suất đang ổn định ở mức cao hơn và mức chênh lệch ngày càng mở rộng. Nhóm này đã tăng vọt, và ít nhất là trong ngắn hạn, đang giao dịch tốt.
Chỉ trong tuần vừa qua, đã có sự gia tăng trong vị thế bán trên $33 đối với Quỹ SPDR® cho Lĩnh vực Tài chính (NYSE: XLF) và các vị thế sắp hết hạn vào ngày 16 tháng 4. Với lãi suất mở tăng khoảng 25.000 hợp đồng, dữ liệu cho thấy các thỏa thuận đã được mua với giá khoảng 0,60 đô la cho mỗi hợp đồng. Đưa ra một gợi ý rằng XLF giảm xuống khoảng $32,40 vào giữa tháng Tư.
Các cổ phiếu như Goldman Sachs (NYSE: GS) và Morgan Stanley (NYSE: MS) đã tăng gần như liên tục kể từ ngày 30 tháng 10. Cả hai hiện đều nằm trong một xu hướng tăng đáng kể có thể dẫn đến sự sụt giảm thấp hơn. Ngoài ra, cả hai đều có xu hướng RSI và phân kỳ thấp hơn, cho thấy động lực trong các cổ phiếu đã chuyển sang xu hướng giảm.
Giao dịch theo kỳ vọng làm phát liệu đã chấm dứt?
Nếu đồng đô la tiếp tục mạnh lên, nó sẽ tiếp tục làm suy yếu giao dịch theo kỳ vọng lạm phát, gây ra hiệu ứng tác động đến các phần khác nhau của thị trường chứng khoán. Cùng với việc lãi suất cao hơn cũng tác động tiêu cực đến lĩnh vực công nghệ, thị trường chứng khoán có thể gặp khó khăn.
Nếu tỷ giá bắt đầu giảm và đồng đô la giảm, nó sẽ cho phép hoạt động mua bán theo kỳ vọng lạm phát tiếp tục, đẩy cổ phiếu trong các lĩnh vực đó lên mức cao hơn nữa. Nhưng trong trường hợp không có sự đảo chiều của đồng đô la hoặc lãi suất, giao dịch theo kỳ vọng lạm phát có thể kết thúc. Đó có thể là một tin khủng khiếp đối với phần còn lại của thị trường chứng khoán.