Các nguyên tắc cơ bản rất quan trọng khi nói đến chuyển động tiền tệ. đồng đô la Mỹ đã giảm mạnh vào thứ Sáu do Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm có mức giảm lớn nhất trong tháng này. Từ lâu, chúng tôi đã chỉ ra những động thái về lợi suất là lý do chính dẫn đến sự biến động của đồng đô la Mỹ và ảnh hưởng của nó đã được nhìn thấy rõ ràng vào ngày hôm nay. Mối lo ngại về về biến thể Delta cuối cùng cũng ảnh hưởng tới các tài sản tài chính. Vào đầu tuần, giá vàng đã giảm nhưng đã khắc phục được những lo ngại về coronavirus. Các quốc gia trên khắp thế giới đang đặt lại các hạn chế về giãn cách xã hội và quy định đeo khẩu trang, cũng như danh sách các thành phố bị phong toả ngày càng tăng. Khi xu hướng này lan rộng, không có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trở nên lo lắng. Các hoạt động du lịch và giải trí có thể bị ảnh hưởng lớn vào mùa thu, đặc biệt nếu nhiều quốc gia thắt chặt các hạn chế. chỉ số niêm tin người tiêu dùng của đại học Michigan đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Điều này kéo theo sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư Đức. Mặc dù chúng tôi dự đoán sẽ giảm, nhưng đây là một trong những mức giảm lớn nhất được ghi nhận ngoài dự kiến.
Lợi tức giảm, đồng đô la Mỹ giảm và vàng tăng giá. Cổ phiếu tăng cao hơn, nhưng sẽ không lâu nữa trước khi cổ phiếu điều chỉnh. Khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể thấy sự lo lắng về rủi ro trên toàn thị trường . Chúng ta có thể đang ở đỉnh điểm của điều đó vì cổ phiếu sẽ khó có thể giữ ở mức cao kỷ lục khi đại dịch ngày càng trầm trọng hơn. Chúng ta có thể thấy sự điều chỉnh sâu hơn về tiền tệ, đặc biệt là đối với cặp đô la Mỹ và đồng Yên Nhật. Các mẫu hình đầu vai đã hình thành môt cách rõ ràng đối với EUR/JPY, GBP/JPY và CAD/JPY.
Chúng tôi sẽ theo dõi cổ phiếu và khẩu vị rủi ro rất chặt chẽ trong tuần tới. Trên lịch tuần này cũng có rất nhiều các dữ liệu kinh tế sắp được công bố có gây ảnh hưởng. Các báo cáo gây tác động nhiều nhất cho đông đô la Mỹ sẽ là báo cáo doanh số bán lẻ của Mỹ và các biên bản từ cuộc họp FOMC vừa qua. Chi tiêu dự kiến sẽ giảm và bất kỳ sự sụt giảm nào cũng có thể gây ra một đợt bán tháo mạnh.
EUR/USD tăng mạnh do đồng đô la Mỹ suy yếu. Số liệu GDP quý II sắp được công bố và chúng dự kiến sẽ rất mạnh mẽ. Quý 2 là thời kỳ phục hồi đối với hầu hết các quốc gia, bao gồm các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. Du lịch và giải trí tăng lên khi các hạn chế được nới lỏng. Tỷ giá EUR/USD đã chạm đáy xung quanh mức tương tự như ở tháng 4 và động thái hiện tại này có thể đưa cặp tỷ giá lên cao hơn.
Các con số lạm phát và chi tiêu sẽ được công bố từ Anh, Canada và Úc. Giá cả đang tăng trên toàn cầu và các báo cáo CPI sẽ phản ánh điều đó. Việc đóng cửa ở Úc sẽ làm suy yếu nhu cầu, trong khi ở Canada thì ngược lại. Trong tuần, chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng về mức độ ảnh hưởng tồi tệ của các vụ phong toả đối với nền kinh tế của Úc, với tốc độ tăng trưởng việc làm và chi tiêu có thể giảm mạnh. AUD/USD đang giao dịch gần mức thấp nhất trong chín tháng, nhưng nó có thể dễ dàng trượt xuống 70 cent nếu phần còn lại của thế giới xem xét việc phong toả như Úc.
Thông báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ New Zealand là sự kiện thú vị nhất trong tuần. Các nhà đầu tư đang dự đoán khả năng tăng lãi suất là 90%, nhưng với việc Úc bị phong toả và thế giới đang chiến đấu với một biến thể Delta đang lan rộng nhanh chóng, RBNZ có thể lo lắng về triển vọng tương lai. Như đã nói, nền kinh tế New Zealand trong nước đang trên đà phục hồi vững chắc. Thị trường lao động đã trở lại mức trước đại dịch, giá nhà tăng cao và lạm phát gia tăng trên toàn cầu. Nếu họ tăng lãi suất với ý định tăng nữa, NZD sẽ tăng vọt. Nếu họ tăng lãi suất nhưng bày tỏ sự thận trọng, NZD có thể bị bán tháo bất chấp việc thắt chặt.