Investing.com - Nhà đầu tư dầu trong khi cố gắng xác định ảnh hưởng của đại dịch đối với thị trường hãy cẩn thận với những thông tin sai lệch. Mặc dù nhu cầu dầu chắc chắn tăng lên ở Hoa Kỳ thì nhờ nền kinh tế mở cửa trở lại nhìn chung vẫn bị suy thoái trên toàn cầu. Mặc dù Opec+ đã đạt thỏa thuận tăng giảm sản lượng vào tuần trước nhưng đây được xem là một thành công rất ngắn hạn.
Nhưng những người cho rằng ngành công nghiệp dầu mỏ hay toàn bộ các quốc gia xuất khẩu dầu sẽ không còn chỗ đứng bởi vì giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây thì cũng là sai lệch.
Chúng tôi vẫn đang quan sát cách thị trường dầu phản ứng sau sự sụp đổ của kinh tế do đại dịch gây ra nhưng chưa thể kết luận vội vã bởi vì:
1. Nhu cầu dầu tại thị trường Hoa Kỳ
Nhu cầu nguyên liệu của Hoa Kỳ vẫn rất yếu ớt và sẽ ảnh hưởng đến giá dầu thô khi các nhà máy lọc dầu tiếp tục bơm ra nhiều sản phẩm hơn và bổ sung vào các kho dự trữ xăng dầu diesel và các loại nguyên liệu khác.
Dù lượng tiêu thụ xăng dầu đã bắt đầu tăng lên trong những tuần qua khi các tiểu bang mở cửa lại nền kinh tế, triển vọng chung vẫn chưa được cải thiện. Mức tiêu thụ xăng trung bình bốn tuần ở Hoa Kỳ đã giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu diesel, nhiên liệu máy bay giảm lần lượt 18% và 64% theo EIA.
Sự sụt giảm nhu cầu diesel nên đặc biệt được quan tâm vì đây là một chỉ số hoạt động công nghiệp. Nhu cầu diesel đã yếu đi kể từ tháng 2 năm 2019. Theo API D-E-I, một chỉ số về hoạt động kinh tế được phát triển bởi Viện Dầu khí Hoa Kỳ, nhu cầu công nghiệp đối với dầu diesel đã giảm đáng kể mặc dù nhu cầu nhiên liệu diesel trong vận chuyển thương mại trong thời điểm cách ly xã hội tăng. Lượng tiêu thụ diesel giảm kỷ lục trong tháng 4, ngoài nhu cầu yếu vùng cung dầu thô giá rẻ từ Ả-râp Saudi đã đẩy ra thị trường 1 lượng lớn các sản phẩm dầu. Rất nhiều dầu từ Ả-rập Saudi đã cập các cảng của Hoa Kỳ vào tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên xuất khẩu dầu của Ả-rập Xê-út giảm mạnh tới 4 triệu thùng mỗi ngày trong tháng này so với tháng 4 trước đó. Một phần lớn dầu thô của Ả-rập Saudi được dành riêng cho Châu Á do đó dự kiến xuất khẩu của Ả-rập Saudi sang Mỹ sẽ giảm rất đáng kể trong những tuần tới.
2. Cuộc họp OPEC+ không gây ngạc nhiên cho thị trường
Thị trường dầu chưa thấy nhiều lợi ích trong các chính sách thiết lập sản xuất hàng tháng mới của OPEC+. OPEC+ đã họp vào thứ bảy và quyết định gia hạn hạn ngạch sản xuất hiện tại thêm một tháng nữa, đến cuối tháng bảy. Thỏa thuận này không gây ngạc nhiên cho các thị trường vì cả Ả Rập Saudi và Nga đã điện báo ý định của họ vào đầu tuần trước.
Sau cuộc họp báo do Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi Abdulaziz bin Salman và Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak tổ chức vào sáng thứ 2, giá dầu đã giảm vài đô la. Ả-rập Saudi đã đạt được những gì họ muốn từ quyết định của OPEC+, một lý do để tăng giá dầu thô mà họ đang bán cho Châu Á vào tháng 7 thêm $6,00 mỗi thùng.
Tại sao giá dầu giảm tới 3% sau buổi họp báo? Ả-rập Saudi tuyên bố sẽ không tiếp tục cắt giảm thêm 1 triệu thùng mỗi ngày sau tháng 6 và nhóm OPEC+ đã lên kế hoạch để họp tiếp vào tháng 7 để đánh giá lại thị trường trong mọi trường hợp. Tại thời điểm đó tổ chức này có thể quyết định tăng sản lượng, điều này cho thấy OPEC+ không dự báo dài hạn mà chỉ đưa ra các phản ứng ngắn hạn. Do đó biến động trong tháng này có thể lặp lại trong tháng tới.
3. Suy thoái không phải là thảm họa
Một báo cáo của Viện Kinh Tế và Hòa Bình đã đưa ra dự báo kinh tế rằng tác động của Corona virus có thể gây ra sự sụp đổ nền công nghiệp đá phiến trừ khi giá dầu quay lại mức trước đó. Những người theo dõi ngành sản xuất dầu Hoa Kỳ cho rằng những tuyên bố đánh giá rủi ro này là vô giá trị vì các nhà phân tích không hiểu về ngành sản xuất dầu mỏ tại Hoa Kỳ.
Đúng là có nhiều công ty dầu khí trong khu vực đá phiến hoạt động kém và có thể sụp đổ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này bao gồm một nhóm các công ty đa dạng, mỗi công ty đang đấu tranh để tồn tại trong thời kỳ giá thấp hiện nay.
Một số công ty sắp phá sản, nhưng những công ty khác thậm chí đang xem xét đưa các giếng đóng cửa trở lại hoạt động
Ngành công nghiệp đang cân bằng lại trong thời kỳ kinh tế khó khăn này, nhưng nó không sụp đổ.
Giá dầu thấp gây căng thẳng kinh tế có thể dẫn đến căng thẳng chính trị. Báo cáo đề cập đến Iraq, Ả-rập Saudi và Iran vì các quốc gia ở Trung Đông dễ bị bất ổn chính trị do giá dầu thấp. Tuy nhiên, bản thân giá dầu thấp không gây ra bất ổn chính trị mà là do cách các chính phủ đối mặt với vấn đề này như thế nào.