Nhờ vào thị trường lao động - lợi thế lớn nhất của nền kinh tế Mỹ - những người nắm giữ đồng USD đã quay trở lại tình thế có thể kiểm soát được. Hơn 200.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng Sáu. Trong khi mức tăng lương chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, giới đầu tư vẫn xem báo cáo việc làm là căn cứ để tái khởi động các kế hoạch dài hạn. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang xoay chuyển sang một lập trường ôn hòa hơn, đồng Đô la Mỹ tiếp tục tăng giá bởi chỉ một lý do đơn giản: viễn cảnh kinh tế Mỹ tươi sáng hơn nhiều quốc gia khác. Các dữ liệu vẫn cho thấy xu hướng đi lên khá ngạc nhiên, trong khi giá cổ phiếu gần đạt mức cao kỷ lục. Không có một mối đe dọa rõ rõ ràng nào đến nền kinh tế và mặc những lời chỉ trích, chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đã khiến giới đầu tư ngoại quốc ít hào hứng hơn so với các nhà đầu tư Mỹ.
“Khẩu vị” của thị trường dành cho đồng USD là quan trọng, bởi ngoài thông báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Canada, có rất ít các diễn biến đáng chú ý trong tuần này. Chú ý vẫn tập trung vào đồng bạc xanh. Những gì mà chúng tôi có thể nói lúc này là, tâm lý nhìn chung đã trở nên lạc quan hơn. Những tín hiệu như đồng USD tăng giá hôm thứ Sáu tuần trước, đồng Đô la New Zealand và đồng Bảng Anh đều có những diễn biến bất ngờ nhất. NZD là đồng tiền nhạy cảm nhất với các biến động thị trường, trong khi GBP bị tấn công từ mọi phía bởi các dữ liệu “mềm” (soft data, ví dụ như tâm lý của giới đầu tư). Đồng Đô la Canada lại có sức bật đáng kể nhất, mặc dù báo cáo việc làm mới đây không như mong đợi. Nhìn về trước mắt, đồng USD sẽ tiếp tục giữ được mức vững mạnh này, miễn là tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt.
ĐỒNG USD
Nhìn lại dữ liệu liên quan
-
Chỉ số sản xuất ISM: 51.7 vs 51 (mức dự đoán)
-
Chỉ số việc làm ISM: 54.5 vs 53.7 (mức trước đó)
-
ADP (NASDAQ:ADP) : 102,000 vs 140,000 (mức dự đoán)
-
Cán cân thương mại: -$55.5bil vs -$54bil (mức dự đoán)
-
Số lượng người thất nghiệp: 221,000 vs 223,000 (mức dự đoán)
-
Giá trị quy đổi hàng hóa từ các nhà máy sang USD: -0.7% vs -0.6% (mức dự đoán)
-
Chỉ số ISM phi sản xuất: 55.1 vs 56 (mức dự đoán)
-
Lương phi nông nghiệp: 224,000 vs 162,000 (mức dự đoán)
-
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.7% vs 3.6% (mức dự đoán)
-
Thu nhập trung bình theo giờ 0.2% vs 0.3% (mức dự đoán)
Nhận định dữ liệu
-
Thông báo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang: khả năng sẽ khá ôn hòa
-
Báo cáo giá tiêu thụ: khả năng suy giảm khá bất ngờ vì giá ga tăng
-
Chỉ số giá sản xuất: khả năng suy giảm khá bất ngờ vì giá nhập khẩu giảm
Các mức đáng chú ý
-
Hỗ trợ 108.00
-
Kháng cự 109.00
USD được trợ sức bởi bảng lương phi nông nghiệp
Tất cả các tỷ lệ gia tăng mà USD có được đều diễn ra sau khi công bố bảng lương phi nông nghiệp. Tổng cộng 224 việc làm mới trong tháng Sáu - cao hơn đáng kể so với mức dự báo là 160.000. Thành thực thì chúng tôi khá bất ngờ với sự ổn định và mạnh mẽ của đồng Đô la Mỹ bởi vì dữ liệu của phần còn lại trên thị trường lao động không mấy lạc quan. Tháng Năm với chỉ 75.000 việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và quan trọng nhất là, mức lương tăng 0,2% thay vì 0,3% như các nhà phân tích dự báo. Nhưng sức bật mạnh mẽ của đồng USD đã cho chúng ta thấy rằng các nghi ngại đã được xoa dịu bới báo cáo việc làm tháng Sáu.
Đồng Đô la Mỹ có thể còn tiếp tục tăng giá trong tuần này nhưng chúng tôi cũng khó có thể đánh giá rằng yếu tố về số lượng việc làm của tháng gia tăng và mức lương dậm chân tại chỗ lại có thể trở thành một đối trọng nặng ký cho Cục Dự trữ Liên bang. Đúng là yếu tố đó làm giảm đi nhu cầu về một đợt cắt giảm lãi suất tức thì nhưng cũng không thể loại bỏ phương cách này. Gần một nửa thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cảm thấy rằng sự nới lỏng đó là cần thiết trong năm nay và họ sẽ không dao động bởi các báo cáo việc làm nhùng nhằng về số liệu; và các thông báo tuần này của FOMC nên nhắc nhở công chúng về sự tiếp tục chính sách ôn hòa của ngân hàng trung ương. Các nghi ngại của họ xoay quanh thương mại và lạm phát; và trong khi Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tại G20 về việc tái đàm phán, chỉ có thời gian mới có thể trả lời xác đáng rằng liệu tiến triển là có thật hay không. Lạm phát cần một quãng thời gian dài hơi hơn để khắc phục và giới đầu tư sẽ nhạy cảm hơn với chuyện này một khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất được công bố tới đây. Nếu áp lực về giá dịu bớt, mong đợi về việc cắt giảm lãi suất sẽ gia tăng. Điều mà báo cáo việc làm chỉ ra là Cục Dự trữ Liên bang nên khẳng định sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất nhưng không kèm theo bất kỳ tín hiệu nào khác về việc nới lỏng kế tiếp. Có thể cách làm này ít ôn hòa hơn so với các ngân hàng trung ương khác, nhưng nó sẽ có tác động tích cực đến đồng Đô la; và chúng tôi không thể biết họ sẽ ngả theo hướng nào cho đến khi diễn ra phiên họp của FOMC.
CÁC ĐỒNG AUD, NZD, CAD
Nhận định dữ liệu
Australia
-
Ngân hàng trung ương Australia giảm lãi suất xuống 1%
-
Chỉ số sản xuất PMI: 49.4 vs 52.7 (mức trước đó)
-
Chỉ số dịch vụ PMI: 52.2 vs 52.5 (mức trước đó)
-
Cấp phép xây dựng: 0.7% vs 0% (mức dự báo)
-
Cán cân thương mại: A$5745mil vs A$5250mil (mức dự báo)
-
Bán lẻ: 0.1% vs 0.2% (mức dự báo)
-
Chỉ số xây dựng PMI: 43 vs 40.4 (mức trước đó)
New Zealand
-
Cấp phép xây dựng: 13.2% vs -7.9% (mức trước đó)
-
Giá nhà ở: 2% vs 2.3% (mức trước đó)
-
Chỉ số giá hàng hóa ANZ: -3.9% vs 0% (mức trước đó)
Canada
-
Trade balance 0.76bil vs -1.7bil expected
-
Net change in employment -2.2K vs 9.9K expected
-
Full-time employment 24.1K vs 27.7K previous
-
Unemployment rate 5.5% vs 5.5% expected
-
IVEY PMI 52.4 vs 55.9 previous
Nhận định dữ liệu
Australia
-
Chỉ số tự tin kinh doanh NAB: khả năng suy giảm bất ngờ vì những diễn biến chậm lại của thị trường Trung Quốc và lập trường ôn hòa của Ngân hàng trung ương Australia.
-
Chỉ số tự tin tiêu dùng Westpa: Niềm tin của người tiêu dùng có thể được tăng lên ít nhiều nhờ tỷ lệ lãi suất thấp hơn và thị trường lao động ổn định.
New Zealand
-
Chỉ số sản xuất PMI: rủi ro có thể suy giảm vì lập trường ôn hòa của RBNZ và những diễn biến chậm lại của thị trường Australia
Canada
-
Quyết đinh lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada: Lập trường của ngân hàng này khá khó đoán, bởi vì các dữ liệu khá ổn nhưng thị trường toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.
Các mức đáng chú ý
-
Hỗ trợ AUD .7050; NZD .6700; CAD 1.3200
-
Kháng cự AUD .6950; NZD .6600; CAD 1.3050
Ngân hàng trung ương Australia sẽ chấp nhận giảm lãi suất sâu bao nhiêu?
Tuần trước là thời gian khá khó khăn với các đồng tiền thuộc nhóm commodity currency (đồng tiền của các quốc gia đang phát triển phụ thuộc nhiều vào sản xuất nguyên liệu thô và bao gồm cả đồng tiền của Australia và Canada). Đồng Đô là của Australia, New Zealand và Canada được mua bán ở mức cao hơn trước khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố, nhưng cuối cùng lại đánh mất tất cả các mức tăng trước đó với chỉ một dữ liệu duy nhất. Qua đó có thể thấy rõ “khẩu vị” thị trường dành cho USD ảnh hưởng thế nào đến nhóm commodity currency. Ngân hàng trung ương Canada giảm lãi suất lần thứ 2 trong năm xuống mức thấp kỷ lục 1%. Thường thì giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến một loại tiền tệ, nhất là khi có thêm các kế hoạch tiếp tục giảm nữa. Nhưng trong trường hợp của Đô la Australia, thị trường lại đã tăng giá với những diễn biến ở tuần trước, bên cạnh một quý giảm điểm trong tháng Tám.
Giới đầu tư chỉ mới bắt đầu nhận ra chính sách tiền tệ ôn hòa của RBA khác biệt thế nào với các thị trường khác. RBA là một trong những ngân hàng ôn hòa nhất. Sau khi giảm lãi suất 2 lần trong năm nay, họ sẵn sàng cho một đợt cắt giảm tiếp theo. Theo Thống đốc Philip Lowe, nhiều rủi ro đang khiến cho kinh tế toàn cầu suy giảm, và xem xét tình thế hiện tại, “ban điều hành đã sẵn sàng để tiếp tục điều chỉnh lãi suất, nếu cần thiết, để có được tỷ lệ việc làm cao nhất và tỷ lệ lạm phát như mong muốn”. Các dữ liệu khá là thiếu đồng nhất khi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ chậm lại, trong khi thặng dư thương mại tăng lên. Mức bán lẻ dù tăng nhưng thấp hơn mức dự báo. Với mức lãi suất thấp kỷ lục 1%, chúng tôi không thấy khả năng RBA sẽ giảm thấp hơn mức 0,75%. Mặc dù đưa ra các chỉ dẫn ôn hòa của họ, RBA ý thức được tầm quan trọng của việc có những cải thiện về chi phí nhà ở, chi tiêu xây dựng hạ tầng và tài nguyên. Nhân hàng này cũng mong muốn các đòn bẩy tài chính được thực hiện cùng với những thay đổi trong lĩnh vực này. Liệu có phải những điều kể trên cho thấy rằng tỷ lệ AUD/USD đã chạm đáy?
Vài tháng vừa qua, Đô là New Zealand là đồng tiền dễ dao động nhất trong nhóm các đồng tiền nhạy cảm với thị trường. Khi mà “khẩu vị rủi ro” được cải thiện và thị trường chuyển sang ảnh hưởng tiêu cực đến USD, đồng tiền này sẽ tăng giá ở mức mạnh nhất. Nhưng khi “khẩu vị” dành cho đồng bạc xanh quay trở lại, nó sẽ gặp khó khăn lớn. Mặc dù các dữ liệu kinh tế không đầy đủ, đồng Đô la New Zealand giảm mạnh tuần trước. Chỉ số sản xuất PMI sẽ được công bố tuần này. Với việc USD trở nên mạnh hơn, chúng ta sẽ thấy những thay đổi rõ hơn ở cặp NZD/USD.
Trong khi đó, báo cáo việc làm của Mỹ và Canada mới đây đánh dấu một khúc ngoặt của đồng Đô la Canada. Sau khi suy giảm suốt 8 trong tổng số 9 ngày giao dịch, tỷ giá USD/CAD đã hồi phục bởi thị trường ghi nhận việc trong tháng Sáu vừa qua, hơn 2.000 việc làm đã “biến mất” thay vì con số dự báo sẽ có 10.000 việc làm mới. Mặc dù đồng tiền mất giá, đây không phải là điều đáng quan ngại khi mà số lượng công việc toàn thời gian gia tăng và mức lương cũng ngày một cao hơn. Ngân hàng Trung ương Canada đã họp bàn trong tuần này và hầu như ai cũng nghi vấn về việc liệu ngân hàng này cuối cùng có hướng đến lập trường ôn hòa hay không. Trong cuộc họp tháng Năm, Ngân hàng Trung ương Canada tỏ ra cứng rắn và miêu tả việc đồng tiền mất giá chỉ là tạm thời. Sau đó, chúng ta đã thấy những dấu hiệu suy yếu đầu tiên của kinh tế Canada nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng đây là sự suy yếu hay chỉ là diễn biến bình thường. Chỉ số bán lẻ cũng đã tăng nhẹ trong tháng Tư nhưng đó là bởi lượng chi tiêu đặc biệt mạnh mẽ trong tháng Ba. Số lượng việc làm suy giảm trong tháng Sáu nhưng tháng Năm lại ghi nhận mức kỷ lục của số lượng công việc mới, trong khi mức lương vẫn cứ đều đặn tăng lên. Tuy nhiên, đó dẫu sao vẫn chỉ là những dấu hiệu không chắc chắn của một nền kinh tế trên đà suy yếu và chúng tôi cho rằng Ngân hàng Trung ương Canada có lẽ cần nhiều hơn các bằng chứng khác trước khi viện đến chính sách ôn hòa. Thế nên, nếu họ tiếp tục lạc quan và tin rằng các dữ liệu tiêu cực chỉ là tạm thời, tỷ giá USD/CAD sẽ tiếp tục đà trượt về mức thấp đáng chú ý trong quãng 1,5 năm. Nhưng nếu họ thể hiện quan điểm trong báo cáo chính sách tiền tệ thận trọng hơn, chúng ta có thể sẽ thấy sự bắt đầu của một giai đoạn dài nằm đáy của USD/CAD.
ĐỒNG EURO
Nhận định dữ liệu
-
Chỉ số sản xuất PMI của Đức giảm về 45.0 từ mức 45.4
-
Chỉ số sản xuất PMI châu Âu giảm về 47.6 từ mức 47.8
-
Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu: 7.5% vs 7.6% (mức dự báo)
-
Tỷ lệ bán lẻ Đức: -0.6% vs 0.5% (mức trước đó)
-
EZ PPI -0.1% vs 0.1% (mức trước đó)
-
Chỉ số dịch vụ PMI của Đức giảm về 55.8 từ mức 55.6
-
EZ Chỉ os61 dịch vụ PMI châu Âu: 53.6 so với mức 53.4
-
Chỉ số vật liệu composite PMI của Đức giữ nguyên ở mức 52.6
-
Chỉ số vật liệu composite PMI của châu Âu: 52.2 so với mức 52.1
-
Tỷ lệ bán lẻ châu Âu: -0.3% vs 0.3% (mức dự báo)
-
Chỉ số factory order của Đức: -2.2% vs -0.2% (mức dự báo)
Nhận định dữ liệu
-
Cán cân thương mại và sản xuất công nghiệp Đức: sự suy giảm của hoạt động sản xuất báo hiệu thương mại và sản xuất công nghiệp sẽ trở nên khó khăn hơn
-
Sản xuất công nghiệp châu Âu: khả năng sẽ suy giảm
Các mức đáng chú ý
-
Hỗ trợ 1.1150
-
Kháng cự 1.1300
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) không giảm lãi suất trong tháng Bảy, nhưng kế hoạch cắt giảm đã ở trên bàn nghị sự
Một trong những hãng sản xuất hùng mạnh nhất đã thông báo vào tuần trước rằng các nhà làm chính sách châu Âu không vội vã giảm lãi suất. EUR/USD tăng cao ngay sau khi tin này lan truyền. Nhưng mọi chuyện cũng hạ nhiệt sau đó khi mà các thông tin chi tiết không xuất hiện thêm, khiến cho khả năng cắt giảm lãi suất trở nên khó hơn. Mức giá bán lẻ của Đức và giá sản xuất của châu Âu suy giảm ở tháng thứ 3 liên tục trong khi hoạt động sản xuất yếu đi được bù lại bởi hoạt động dịch vụ hiệu quả hơn. Vấn đề cho khu vực đồng Euro là ECB có thể không xem xét giảm lãi suất ngay lập tức và có nhiều thêm các khoản vay ngắn hạn sẽ là tương lai của khu vực này. Kết quả là, đồng tiền này sẽ suy giảm, cũng chính là mở ra khả năng giảm dưới mức 1,11.
Liên minh châu Âu cũng đã đề cử Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Christine Lagarde để thay Mario Draghi. Từng giữ chức Bộ trưởng tài chính Pháp và hiện đang điều hành IMF, bà có kinh nghiệm mảng vay nợ và khủng hoảng tài chính nhưng lại chưa từng có kinh nghiệm ở một ngân hàng trung ương. Với việc thực ra bà là một nhà chính trị chứ không phải một nhà kinh tế, nhiều quan ngại đã dấy lên nhưng bà lại cũng nhận được tôn trọng từ đồng nghiệp và sẽ sử dụng kinh nghiệm chính trường để lèo lái ngân hàng trung ương trong giai đoạn khó khăn. Phản ứng tiêu cực ban đầu về đồng EUR, dù là ở mức nhỏ nhất, cho thấy rằng giới đầu tư có thể ưa thích hội đồng điều hành hiện tại hơn, ví dụ như Jens Weidmann hay François Villeroy de Galhau vì họ có những cái nhìn cụ thể hơn với những vấn đề hiện tại mà ngân hàng trung ương khu vực này đang gặp phải. Nhưng rốt cuộc, Christine là một lựa chọn ổn khi mà có được sự tôn trọng lớn từ đồng nghiệp và mức tín nhiệm cao. Thời gian trước mắt, không có các báo cáo kinh tế quan trọng nào của châu Âu được công bố. Vậy nên, đồng EUR có thể tiếp tục yếu thế hơn khi so sánh với USD.
ĐỒNG BẢNG ANH
Nhận định dữ liệu
-
Vay thế chấp: 65.4K vs 65.5K (mức dự báo)
-
Chỉ số sản xuất PMI: 48 vs 49.6 (mức dự báo)
-
Giá nhà ở: 0.1% vs 0.2% (mức trước đó)
-
Chỉ số xây dựng PMI: 43.1 vs 49.2 (mức dự báo)
-
Chỉ số dịch vụ PMI 50.2 vs 51 (mức dự báo)
-
Chỉ số vật liệu composite PMI 49.7 vs 51 (mức dự báo)
Nhận định dữ liệu
-
Cán cân thương mại và sản xuất công nghiệp: nhiều khả năng sẽ yếu hơn vì chỉ số sản xuất PMI giảm
Các mức đáng chú ý
-
Hỗ trợ 1.2500
-
Kháng cự 1.2600
Đồng Bảng Anh suy yếu dưới áp lực của Brexit
Đồng sterling tiếp tục có những diễn tiến không như kỳ vọng với những nghi ngại về Brexit và nhiều dấu hiệu không chắc chắn của nền kinh tế. Các khu vực dịch vụ, sản xuất và xây dựng suy giảm mạnh trong tháng Sáu khá bấp bênh trong khi mảng dịch vụ thì không tăng trưởng. Các ứng viên lãnh đạo đảng Bảo thủ đang gây áp lực về một no-deal Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận gì thêm); và đây là viễn cảnh “ác mộng” với ngân hàng trung ương và là mối lo ngại chính yếu của doanh nghiệp nước này. Tuần trước, thống đống Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mark Carney cho biết ông quan ngại về những điều không chắc chắn bao phủ quanh Brexit cũng như các mối đe dọa gia tăng về chủ nghĩa bảo hộ. Với 3 tháng còn lại trước khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, khả năng về một no-deal Brexit đang gia tăng từng ngày. Không có gì chắc chắn cho đến khi lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ được chọn. Nhưng nếu các thông số tiếp tục trở nên xấu hơn, BoE sẽ xem xét cắt giảm lãi suất. Carney cũng từng cho biết rằng các gói kích thích có thể được kích hoạt nếu EU và Anh không thể thỏa thuận với những điều khoản để họ rời khỏi liên minh này. Tuy nhiên, dựa vào dữ liệu gần đây của đồng Sterling, giới đầu tư có thể đặt cược vào khả năng CoE sẽ hành động, bất kể Thỏa thuận rời bỏ được chấp nhận hay không, nhất là nếu ngày rời khỏi EU được mở rộng sau tháng Mười. Cán cân thương mại và sản xuất công nghiệp sẽ được công bố tuần này. Với những chỉ số PMI không mấy khả quan, những thống kê cho thấy dấu hiệu suy yếu hơn sẽ là lý do để giới đầu tư tin rằng đồng tiền này sẽ tiếp tục mất giá.