Cập nhật KQKD 1H22
Trong 1H22, các công ty niêm yết ngành cảng biển nhìn chung ghi nhận tăng trưởng tích cực trong HĐKD mặc dù tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu đang cho tín hiệu chậm lại so với mức tăng trong năm 2021. Trong đó, GMD tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng với mức tăng DT, LNHĐ và LNST 1H22 vượt trội so với mặt bằng chung. PDN và VSC (HM:VSC) cũng duy trì mức tăng trưởng tích cực.
Hoạt động XNK và thông quan hàng hóa
Tính đến cuối T7, tổng giá trị XNK lũy kế ước đạt 431 tỷ USD (+15.5% CK), tiếp tục đà tăng trưởng trên 2 chữ số và duy trì ở mức cao tính trong 4 năm gần nhất mặc dù giá trị XNK đã tăng vọt trong năm 2021.
KL thông quan hàng hóa cảng biển có sự chậm lại trong 1H22: Tổng KL thông quan ước đạt 371 triệu tấn (+1.8% CK) (giảm so với mức tăng 32.3% trong 1H21). Trong đó, KL XK ước đạt 93.6 triệu tấn (+2.4% CK), KL NK ước đạt 105.4 triệu tấn (-7.7% CK), KL thông quan hàng nội địa ước đạt 171.3 triệu tấn (+8.6%). Sản lượng thông quan container cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại với tổng KL 1H22 ước đạt 12.8 triệu TEU (+0.5% CK) (giảm so với mức tăng 27% trong 1H21), KL XK ước đạt 4.2 triệu TEU (+2.0% CK), KL NK ước đạt 4.4 triệu TEU (+4.8% CK). Chúng tôi dự phóng tổng KL thông quan và sản lượng container có thể đi ngang trong 2022, đạt mức 710 triệu tấn và 24 triệu TEU.
Động lực tăng trưởng
Thu hút FDI tiếp tục tăng trưởng: Tính đến cuối T7, tổng số dự án (DA) FDI Công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực là 15,752 DA (+2.1% CK) với tổng số vốn đầu tư đăng ký ước đạt 254.4 tỷ USD (+8.5% CK). Tỷ lệ vốn đăng ký/DA ước đạt 16.2 triệu USD, tiếp tục đà tăng so với mức 15.5 triệu USD cuối năm 2021.
Hoạt động sản xuất duy trì ổn định: Trong T7, chỉ số PMI và tăng trưởng IIP ghi nhận lần lượt ở mức 51.2 và +11.2% CK. Lũy kế 7T2022, hai chỉ số này cũng ở mức tích cực khi PMI có tháng thứ 10 liên tiếp trên mức 50 từ T10/2021 và IIP giữ đà tăng trưởng dương từ T11/2021.
Vận tải thủy tăng trưởng tích cực: Trong 7T, KL vận tải đường biển và thủy nội địa ước đạt 59.5 triệu tấn (+23.3% CK) và 212.2 triệu tấn (+14.1% CK), tăng trưởng mạnh khi so sánh với tốc độ tăng trưởng trong năm 2021 (lần lượt +3.3% CK và -6.4% CK).
Yếu tố rủi ro chính
Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các TT XK chính của VN kém khả quan hơn: Theo WB, GDP các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng dương trong năm 2022 nhưng với mức dự phóng giảm mạnh so với đầu năm. Bên cạnh đó, triển vọng trong năm 2023 cũng được WB điều chỉnh giảm dựa trên ảnh hưởng từ (1) Chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed; (2) Giá năng lượng tăng cao phần nhiều do ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Nga và Phương Tây; (3) TQ tiếp tục chinh sách giãn cách đối phó với dịch COVID. Triển vọng tăng trưởng GDP kém khả quan hơn sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ hang hóa ở các thị trường này, dẫn đến hoạt động XNK ở VN sẽ bị ảnh hưởng.
Cổ phiếu khuyến nghị CTCP Gemadept (HOSE: HM:GMD): Năm 2022, chúng tôi dự phóng sản lượng container thông quan các cảng chính GMD (trừ Gemalink) đạt khoảng 1.9 triệu TEU (+4.2% CK). Sản lượng của cảng Gemalink dự kiến sẽ đạt mức tối đa công suất 1.2 triệu TEU. Chúng tôi dự phóng DT và LNST năm 2022 của GMD lần lượt 3,456 tỷ (+7.7% CK) và 1,209 tỷ VND (HM:VND) (+67.8% CK).
CTCP Đầu tư & Phát triển Cảng Đình Vũ (HOSE: DVP): Trong năm 2022, chúng tôi dự kiến hoạt động khai thác cảng của DVP vẫn diễn ra ổn định với mức sản lượng container thông quan 600,000 TEU (đi ngang so với năm 2021). Doanh thu và LNST dự phóng ở mức lần lượt 600 tỷ VND (-1.4% CK) và 278.6 tỷ VND (đi ngang).
Xem thêm tại đây