- Fed rõ ràng dẫn đầu tốc độ về bình thường hoá chính sách so với các Ngân hàng trung ương khác mặc dù Trump "không hài lòng"
- BoE cảnh giác trước thoả thuận Brexit sẽ ngăn cản họ tăng lãi suất
- ECB tỏ ra trung lập
- BoJ vẫn mắc kẹt trong các chính sách hỗ trợ của họ
Fed có khả năng tiếp tục vượt các ngân hàng trung ương toàn cầu trên con đường hướng tới bình thương hoá chính sách khi trong bối cảnh trạng thái phân kỳ các ngân hàng trung ương hiện nay sẽ tiếp tục. Ngay cả những lời chỉ trích gần đây của Tổng thôgns Donald Trump, người cho rằng ông không “vui mừng” khi Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến tiếp tục tăng lãi suất. Biên bản họp FOMC công bố hôm qua cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ vẫn giữ tốc độ gỡ bỏ chính sách hỗ trợ ở Mỹ
Vị thế dẫn đầu của Fed
Với nền kinh tế Mỹ đạt 4,1% trong quý 2, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3,9% và lạm phát ở gần ngưỡng mục tiêu 2%, Powell không có nhiều lý do để gây sóng khi ông phát biểu trong ngày thứ 6 như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Jackson Hole. Khả năng lãi suất sẽ tăng trong tháng 9, thị trường vẫn đang chờ đợi nhận xét của ông về bất kỳ gợi ý nào về kế hoạch dài hạn.
Mặc dù kế hoạch chính thức cho sự kiện Jackson Hole sẽ không được công bố cho đến cuối ngày thứ 5, Fed xác nhận rằng Powell sẽ phát biểu với tựa “Chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế đang thay đổi” vào lúc 10:00 sáng ET (14:00 GMT) vào ngày thứ 6. Hợp đồng tương lai quỹ Fed cho thấy 60% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm lần nữa trong tháng 12 khi Ngân hàng trung ương Mỹ tiếp tục thông qua kế hoạch xoá bỏ dần chính sách đãi ngộ.
BoE đang tiến triển nhưng vẫn cảnh giác
Ngân hàng Anh cũng đang có kế hoạch dần dần thắt chặt chính sách, họ đã tăng lãi suất lên mức 0,75% trong cuộc họp gần nhất hồi đầu tháng 8 khi thị trường lao động mạnh mẽ và tăng trưởng tín dụng tốt. Tuy nhiên BoE vẫn thận trọng vì những bất ổn xung quanh cuộc đàm phán Brexit, mặc dù sự kiện này không có nhiều tiến triển mặc dù hạn cuối là tháng 3 đang gần kề. “Triển vọng kinh tế có thể bị ảnh hưởng đáng kể do phản ứng của các hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường tài chính đối với các diễn biến liên quan đến quá trình rút khỏi Châu Âu”, BoE cho biết.
Thống đốc BoE Mark Carney nói rằng dự báo của ngân hàng dựa trên giả định về một “quá trình chuyển đổi tương đối suôn sẻ” khi Anh thoát khỏi Liên minh Châu Âu.
ECB vẫn mắc kẹt ở vị thế trung lập
Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng đang tiến về phía trước với các chính sách thắt chặt, mặc dù tốc độ chậm hơn nhiều. Cơ quan tiền tệ khu vực đồng euro đưa ra kế hoạch kết thúc chương trình mua trái phiếu vào tháng 12, tuy nhiên nền kinh tế suy yếu và xu hướng lạm phát không quá ấn tượng khiến ECB quyết định không thay đổi lãi suất “ít nhất cho đến mùa hè năm 2019”.
BoJ với các vấn đề trong hố
Ngân hàng Nhật, trong khi đó, dường như bị tụt hậu so với quá trình thắt chặt nói chung trên thế giới vì họ đã bỏ phiếu duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong khi giảm kỳ vọng về lạm phát.
Rõ ràng Fed đang đi trước các Ngân hàng trung ương chính khác nhằm hướng tới bình thường hoá chính sách. Bỏ qua những nhận xét của Trump sang một bên, dữ liệu kinh tế Mỹ vẫn hỗ trợ lộ trình tăng lãi suất dần dần.
Trong khi cuộc đàm phán thương mại vẫn còn là một ẩn số với Mỹ, Fed tỏ ra khá chắc chắn sẽ là người dẫn đầu về các chính sách cho đến cuối năm. Fed có khả năng đạt được chính sách bình thương hoá trước các Ngân hàng trung ương khác: BoE vẫn còn đang cân nhắc, ECB trong trạng thái trung lập và BoJ vẫn còn mắc kẹt trong các kế hoạch của họ.