I.Cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 8:
Trong tháng 8, sự phục hồi của nền kinh tế đối mặt thách thức khi số ca lây nhiễm cộng đồng COVID-19 tăng nhanh và diễn biến dịch bệnh phức tạp gây ảnh hưởng đến sự phục hồi sản xuất và hoạt động du lịch nội địa.
- Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục khó khăn.
- Đà phục hồi của hoạt động Bán lẻ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi COVID-19
- Khách quốc tế trong tháng 8 vẫn ở mức thấp
- Thu hút FDI có dấu hiệu chững lại
- DN dừng hoạt động có thời hạn tăng vọt
Dù vậy, nền kinh tế tiếp tục ghi nhận một số điểm nhấn tích cực
- Thặng dư thương mại tháng 8 mở rộng, xác lập mức cao kỉ lục mới
- Tốc độ giải ngân NSNN trong tháng 8 cao nhất trong 4 năm
- Tỷ giá VND/USD tiếp tục đi ngang
- Lạm phát tháng 8 duy trì ổn định
Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục khó khăn
Sản xuất công nghiệp T8/2020 tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7/2020 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương trên cả nước. Chỉ số IIP T8/2020 chỉ tăng 3,5% MoM nhưng giảm 0,6% YoY. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Khai khoáng giảm 5,1% YoY, Công nghiệp chế biến chế tạo giảm nhẹ 0,1% YoY, Sản xuất và phân phối điện giảm 0,7% YoY và Cung cấp, xử lý rác thải, nước thải là ngành duy nhất có chỉ số IIP tăng trưởng ở mức 2,2% YoY.
Tính chung 8T2020, IIP tăng 2,2% YoY (thấp hơn so với mức tăng 2,6% trong T7/2020), thấp nhất trong nhiều năm qua. Với việc COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và một số địa phương nhiều khả năng kéo dài tình trạng giãn cách xã hội (toàn địa phương hoặc bộ phận), sản xuất công nghiệp trong ngắn hạn dự báo tiếp tục chịu áp lực lớn.
Sự kiện tháng 8
Triển vọng VN-Index tháng 9:
VN-Index còn dư địa để kiểm định mốc kháng cự 900 ngay trong T9
VN-Index được kì vọng sẽ duy trì xung lực tăng trong ngắn hạn với mục tiêu 900-920 (+2,5-4,5% MoM) ngay trong T9.
- Tình hình dịch bệnh tạm thời được kiểm soát ở các ổ dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam và Hưng Yên giúp giảm mức độ biến động của thị trường chung.
- Các chính sách kích thích kinh tế như gia tăng đầu tư công đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, gồm thép, xi măng, đá…, phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm.
- Cùng với TT 08, các nỗ lực gần đây của NHNN trong việc giảm chi phí vốn, thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng M2 và tín dụng bắt đầu phát huy hiệu quả. Đáng chú ý, tăng trưởng M2 liên tục nới rộng khoảng cách so với tăng trưởng tín dụng, được xem là nhân tố tích cực đối với TTCK khi thanh khoản tự do đang gia tăng. Các nhóm ngành dẫn dắt như Ngân hàng và BĐS được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất.
- Làn sóng dịch chuyển FDI sang Việt Nam duy trì, tiếp tục là động lực đối với nhóm cổ phiếu BĐS khu công nghiệp. Dù vậy, VN-Index được dự báo sẽ rung lắc đáng kể quanh mốc kháng cự 900.
- Thị trường đã tăng nhanh trong T8 , kéo theo áp lực chốt lời.
- Hoạt động bán ròng của khối ngoại gia tăng, gây áp lực cho VN-Index có thể tiến xa hơn.
Trong khi đó, mốc 840-850 đóng vai trò hỗ trợ mạnh, vốn đã được kiểm chứng trong T8.
Xem chi tiết tại: ĐÂY