📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

Giá dầu và nguồn cung năng lượng được chú ý khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine

Ngày đăng 10:50 21/01/2022
USD/CNY
-
USD/RUB
-
LCO
-
CL
-
NG
-

Giá dầu tiếp tục tăng cao hơn trong tuần này với giá dầu Brent WTI đạt mức hướng đến mốc 90 đô la vào thứ Tư.

Nguồn cung thắt chặt và dự báo về nhu cầu mạnh mẽ trong năm 2022 đã thúc đẩy đà tăng của giá dầu. Tuy vậy, các vấn đề địa chính trị thời gian gần đây cũng đang tác động mạnh lên diễn biến giá. Châu Âu ghi nhận ​​căng thẳng gia tăng trong tuần này với một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các tàu chở dầu ở UAE, và một vụ nổ đường ống dẫn dầu giữa bắc Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hay vụ nổ đường ống (do đường dây điện bị rơi) không gây ra bất kỳ thiệt hại hoặc tác động đáng kể nào đối với sự lưu thông của dầu, mối căng thẳng ở châu Âu giữa Ukraine, Nga và Mỹ vẫn là một rủi ro địa chính trị đáng ngại đối với các thị trường dầu mỏ.

Dưới đây là góc nhìn về khả năng Nga xâm lược Ukraine và điều này có thể tác động như thế nào đến thị trường năng lượng.

Nga có khả năng xâm lược Ukraine?

Theo Nghị sĩ Brian Fitzpatrick, một cựu đặc vụ FBI từng đóng tại Ukraine, các báo cáo tình báo của Mỹ cho biết có khả năng lớn hơn 50% là Nga sẽ xâm lược Ukraine trong tháng tới.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki đã cho thấy đánh giá tương tự từ Nhà Trắng. Tại một trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, bà nói:

"Chúng tôi tin rằng chúng ta hiện đang ở giai đoạn mà Nga có thể phát động một cuộc tấn công vào Ukraine tại bất kỳ thời điểm nào."

Mặc dù những nhận định của Mỹ về khả năng cao sẽ xảy ra một cuộc giao tranh quân sự giữa Nga và Ukraine có vẻ khá thuyết phục, các bên khác lại tỏ quan điểm lạc quan hơn về khả năng này. 

Theo Tổng thư ký NATO, nguy cơ xảy ra quân đội xung đột là có  nhưng nó "không có dấu hiệu sắp xảy ra." 

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phủ nhận việc Nga có ý định gửi lực lượng quân sự qua biên giới, khẳng định rằng nước Nga "không có kế hoạch và không có ý định tấn công Ukraine."

Một số nhà phân tích tin rằng doanh thu từ việc bán năng lượng của Nga cho châu Âu là quá quan trọng để Putin có thể mạo hiểm với bất kỳ sự gián đoạn nào mà một cuộc xâm lược có thể gây ra. Các nhà phân tích khác tin rằng tình hình kinh tế và tài chính của Nga đang đủ tốt để chịu được sự trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và EU nếu cuộc xâm lược diễn ra.

Các nhà phân tích khác cho rằng Nga không tin rằng các điều kiện quân sự và chính trị thích hợp cho một cuộc can thiệp quân sự. Ví dụ, Eugene Chausovsky lập luận trong Chính sách đối ngoại dựa trên phân tích về các cuộc giao tranh và không tham gia quân sự của Nga trong quá khứ, các điều kiện ở Ukraine không đáp ứng tiêu chuẩn của Nga cho một cuộc xâm lược.

Taras Kuzio đã tranh luận trong một phần tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng sự thiếu vắng sự ủng hộ của dân chúng ở Nga đối với một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine sẽ ngăn Putin khỏi việc tiến hành xâm lược.

Các phản ứng tiềm tàng

Nếu Nga xâm lược Ukraine, phương Tây sẽ không chuẩn bị phản ứng quân sự. Ukraine không phải là thành viên của NATO, vì vậy tổ chức này không bắt buộc phải bảo vệ biên giới của Ukraine.

Tổng thống Biden cũng đã tuyên bố rằng ông sẽ không gửi quân đội Mỹ đến khu vực này. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều có cam kết gửi "các hệ thống vũ khí phòng thủ" cho Ukraine, với việc Mỹ cam kết cung cấp cho Ukraine 200 triệu đô la viện trợ quân sự bao gồm “tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa Stinger, vũ khí nhỏ và tàu thuyền.”

Ngoài các nguồn cung cấp quân sự phòng thủ, phản ứng của Mỹ với một cuộc xâm lược của Nga sẽ chủ yếu là về mặt kinh tế và tài chính. Mỹ có cam kết các biện pháp trừng phạt “chưa từng có” đối với các thành viên thuộc nhóm thân cận của Vladimir Putin.

Có rất ít khả năng các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân sẽ tác động đáng kể đến thị trường. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ thúc đẩy Nga trả đũa bằng cách hạn chế dòng chảy lưu thông dầu, khí đốt tự nhiên và than đến châu Âu. Điều đó sẽ tác động đến giá dầu và khí đốt.

Đức đã đe dọa về "hậu quả" đối với Đường ống Nord Stream 2, một hệ thống đường ống khí đốt tự nhiên lớn giữa Nga và Đức đã được hoàn thành gần đây nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động. Ngoại trưởng Đức cho biết "đường ống dẫn khí đốt này sẽ không thể đi vào hoạt động" nếu Nga tiếp tục leo thang tình hình với Ukraine.

Phương án cuối cùng, các quốc gia đã thảo luận về việc ngắt kết nối hệ thống ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT quốc tế. Có một số báo cáo rằng khả năng này là không thể xảy ra vì nó sẽ gây mất ổn định thị trường toàn cầu, nhưng tại một cuộc họp báo vào chiều thứ Tư, Tổng thống Biden nói với các phóng viên rằng: “Nếu [Nga] xâm lược, họ sẽ phải trả giá. Các ngân hàng của họ sẽ không thể giao dịch bằng đô la ”, phát biểu này dường như là ngụ ý đe dọa cắt Nga khỏi hệ thống SWIFT.

Các tác động có thể xảy ra với thị trường: Sự bất ổn, giá tăng vọt

Nguồn cung năng lượng của châu Âu vốn đã bấp bênh, vì vậy sự gián đoạn nguồn cung dầu, khí đốt tự nhiên và/hoặc than đá của Nga sẽ là một thảm họa. Điều này có thể khiến các quốc gia châu Âu chìm trong bóng tối, khiến hàng triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động trong những tháng mùa đông.

Giá năng lượng ở châu Âu sẽ tăng vọt. Giá dầu sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức và sẽ tăng trên toàn cầu. Giá khí đốt tự nhiên và giá than ở các khu vực khác nhau cũng sẽ bị ảnh hưởng, mặc dù không có tác động ngay lập tức và đáng kể như giá dầu, vì những mặt hàng này không được giao dịch toàn cầu như dầu.

Nhiều khả năng mức giá cao ở châu Âu sẽ giúp chuyển hướng nguồn cung dầu, khí đốt tự nhiên và than từ các nơi khác trên thế giới về thị trường châu Âu. Tuy nhiên, vẫn không có đủ công suất dự phòng dầu khí trên toàn cầu để thay thế hoàn toàn nguồn cung cấp của Nga cho châu Âu.

Theo báo cáo của Reuters, chính phủ Hoa Kỳ đã nói chuyện với một số công ty năng lượng quốc tế về việc lập các kế hoạch dự phòng để cung cấp cho châu Âu khí đốt tự nhiên nếu xung đột Ukraine làm gián đoạn nguồn cung. (Nga cung cấp cho EU khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt tự nhiên).

Các công ty nói với Nhà Trắng rằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên đang khan hiếm và họ không có đủ dự trữ để cung cấp số lượng đủ lớn cho châu Âu để thay thế khí đốt của Nga.

Có thể dưới áp lực từ Nhà Trắng, hoặc với các điều khoản đặc biệt từ các quy định do Nhà Trắng đưa ra, các nhà cung cấp có thể tăng sản lượng và đẩy mạnh xuất khẩu dầu khí, hoặc thậm chí hoãn bảo trì một số mỏ để tăng tốc sản xuất, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã cam kết những kế hoạch như vậy.

Nguồn cung tăng có thể giúp giảm giá dầu và khí đốt. Tuy nhiên điều này sẽ chỉ xảy ra nếu các kế hoạch dự phòng chi tiết được đưa ra trước khi cuộc xung đột diễn ra. Nếu khôngm thị trường sẽ chứng kiến ​​một thời kỳ giá cao trong bối cảnh hoạt động logistics đang dần được cải thiện và sản xuất và xuất khẩu được đẩy mạnh.

Về mặt tài chính, việc ngắt kết nối Nga khỏi hệ thống SWIFT sẽ khiến các nước EU không thể mua năng lượng của Nga bằng đô la. Họ có thể chuyển đổi các giao dịch mua từ đồng đô la sang Euro, nhưng họ vẫn phải tìm cách chuyển tiền.

Động thái này có thể gây tổn hại cho các công ty năng lượng của Nga và làm suy yếu đồng rúp. Tuy nhiên, Nga có thể tiếp tục bán dầu và khí đốt cho Trung Quốc, đặc biệt là khi Nga đã chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ.

Dựa theo báo cáo, Nga và Trung Quốc đã có một hệ thống thay thế cho SWIFT. Trên thực tế, các quốc gia khác có thể tham gia vào hệ thống Nga-Trung, gạt bỏ lợi thế của Mỹ trong việc kiểm soát SWIFT. Điều này có thể dẫn đến việc dầu và khí đốt của Nga sẽ hướng đến Trung Quốc, điều này có thể khiến nguồn cung ở Trung Đông bị dịch chuyển và gây bất ổn cho nhóm OPEC+.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.