Thị trường ngoại hối ngày 16/4/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Theo các yếu tố cơ bản, không có lý do để nhà đầu tư cảm thấy lạc quan về đồng euro. Nền kinh tế đang suy yếu, Chủ tịch Bundesbank của Đức Jens Weidmann đã đưa ra cảnh báo vào tuần trước rằng tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm 2019, Mỹ đang đe doạ Châu Âu với một loạt quy định thuế quan và chênh lệch lãi suất trái phiếu 10 năm giữa Đức-Mỹ. Mặc dù khảo sát ZEW cho thấy quan ngại về triển vọng của khu vực đang ngày càng ảm đạm. Sản xuất công nghiệp Đức giảm khiến họ vẫn lo lắng về điều kiện hiện tại. Về mặt kỹ thuật, cặp EUR/USD không đạt ngưỡng 1,13 cùng các mức cao và thấp giảm dần là tín hiệu suy yếu, đồng thời giá cũng không thể phá lên trên đường SMA 50 ngày phiên thứ 3 liên tiếp cho thấy giá sẽ giảm dưới ngưỡng 1,12. Bên bán vẫn nắm quyền kiểm soát và trong một tuần nghỉ lễ như thế này, thị trường có thể là một cái bẫy hơn là một phiên bứt phá. Báo cáo thương mại khu vực châu Âu vào ngày thứ Tư và báo cáo lạm phát có thể sẽ gây ngạc nhiên với xu hướng tăng, tạo hỗ trợ cho euro và giữ cho cặp này giao dịch trong ngưỡng 1,1250-1,1325. Đồng thời, báo cáo cán cân thương mại và Beige Book sẽ hỗ trợ nhiều hơn là ảnh hưởng đến USD.
Sau phiên bứt phá vào cuối tuần trước, cặp USD/JPY ít biến động vào tuần này. Đà tăng trong phiên thứ Ba trên thị trường chứng khoán và việc lãi suất trái phiếu hồi phục sẽ giúp cặp này tăng nhưng giá vẫn dao động trong kênh hẹp 20-pip. Điều này có thể do có một hợp đồng quyền chọn khoảng 1,1 tỷ USD ở ngưỡng 112 sẽ hết hạn vào ngày thứ Tư. Khi hợp đồng đáo hạn, cặp này có lẽ sẽ biến động mạnh hơn. Hoạt động ngành sản xuất cải thiện là tín hiệu tích cực đối với báo cáo cán cân thương mại ngày thứ Tư và báo cáo Beige Book có thể tập trung vào việc hồi phục sau khi giảm do Chính phủ đóng cửa hồi tháng 3.
Bảng Anh giảm trong phiên thứ Ba gây bất ngờ cho thị trường do báo cáo việc làm tốt. Tăng trưởng tiền lương đúng với kỳ vọng trong tháng 2 và được điều chỉnh tăng cho tháng 1. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhưng việc làm tăng 179K lên mức cao kỷ lục mới. Tỷ lệ thất nghiệp theo ILO ổn định ở mức 3,9%, mức thấp nhất trong gần 45 năm. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng ngày thứ Tư sẽ hỗ trợ Bảng do tăng trưởng tiền lương tăng, giá hàng hoá tăng và giá các cửa hàng tăng, tất cả đều hỗ trợ lạm phát tăng.
Các loại tiền tệ hàng hoá sẽ là tâm điểm trong 24 giờ tới khi dữ liệu Trung Quốc và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng Q1 của New Zealand được công bố. Giá sữa của NZD tăng trong phiên đấu giá thứ 5 liên tiếp. Cùng với giá hàng hoá khác cũng tăng, tạo tín hiệu áp lực CPI tăng trong quý 1. Cặp NZD/USD đã nỗ lực kéo dài đà tăng sau khi ổn định trên ngưỡng SMA 200 ngày. Các chuyên gia kinh tế cho rằng CPI sẽ tăng 0,3% và nếu mức tăng này đạt hoặc thậm chí vượt kỳ vọng, cặp NZD/USD sẽ tăng 68 xu. Báo cáo GDP của Trung Quốc cũng quan trọng - tăng trưởng dự kiến chậm lại trong Q1 và sẽ rất thú vị khi thấy ảnh hưởng của nó đối với các loại tiền khác. Biên bản họp của RBA khá ôn hoà trong đêm thứ Hai không có ảnh hưởng lâu dài đối với Đôla Úc. Ngân hàng trung ương thảo luận nhiều kịch bản trong đó, việc giảm lãi suất là cần thiết. Điều này khiến cặp AUD/USD giảm nhưng cặp này đã hồi phục trở lại trong phiên New York. Nếu tăng trưởng GDP Trung Quốc bất ngờ tăng, có thể giá sẽ đạt ngưỡng cao mới trong 1 tháng.
Báo cáo lạm phát và cán cân thương mại của Canada sẽ được công bố vào thứ Tư, có thể khiến cặp USD/CAD vượt ra khỏi kênh giao dịch hẹp. Kể từ đầu tháng, cặp này vẫn chỉ trong ngưỡng 1,3280-1,34. Mặc dù giao dịch chứng khoán toàn cầu giảm và hoạt động sản xuất cũng giảm, cặp USD/CAD giảm do giá dầu tăng. Mặc dù chỉ số IVEY PMI cải thiện gần đây, rủi ro nghiêng về xu hướng tăng đối với cả CPI và thương mại. Tuy nhiên nếu số liệu tốt, ảnh hưởng tích cực đối với đô la Canada là ngắn hạn do tâm lý của ngân hàng trung ương Canada vẫn ôn hoà.