Christine Lagarde đã dành tám năm như một người cổ vũ cho nền kinh tế toàn cầu khi cô đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Rõ ràng tinh thần lạc quan đó khó có thể mất đi.
Tất cả các nhà phân tích và những người tham gia thị trường đều mong đợi những dự báo không mấy lạc quan về sức mạnh của đồng Euro từ người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu và đó sẽ là một hồi chuông báo động rằng đà tăng của Euro sẽ chậm lại. Nhưng bất chấp những kỳ vọng quá lớn đó, vào vào thứ Năm tuần qua, Lagarde lại đưa ra những quan điểm tích cực về nền kinh tế Châu Âu, sau bài phát biểu của cô, đồng Euro đã được đẩy lên cao hơn.
Ngay sau đó, các thành viên khác của hội đồng quản trị ECB đã đưa ra các quan điểm trái chiều với phát biểu của Lagarde vào thứ Sáu.
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane, thành viên ban điều hành Isabel Schnabel và thống đốc ngân hàng trung ương Pháp François Villeroy de Galhau đều nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách thực sự lo lắng về tác động của đồng Euro đã quá mạnh và nếu có các các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ thì điều này cũng sẽ không làm cản trở sự phục hồi của nền kinh tế.
Quan điểm chưa dựa trên tình hình thực tế của thị trường
Trong khi Lagarde có quan điểm lạc quan về nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ và chỉ đề xuất rằng Ngân hàng trung ương đang rất quan tâm đến tỷ giá hối đoái; mặt khác, Lane và Villeroy de Galhau đều cảnh báo rằng đồng Euro tăng quá mạnh có thể gây hại cho nền kinh tế.
Lane – cựu lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Ireland, cho biết việc không có các công bố về lạm phát sẽ gây rủi ro và không có chỗ cho sự tự mãn. Ông gợi ý rằng dữ liệu trong những tháng tới có thể khiến ECB điều chỉnh chính sách của mình và thúc đẩy các suy đoán rằng ngân hàng sẽ thực sự mở rộng chương trình thu mua tài sản khẩn cấp trị giá 1,35 nghìn tỷ Euro.
Các quyết định thay đổi của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ về việc từ bỏ tăng lãi suất phủ đầu và đẩy lạm phát vượt quá ngưỡng 2% đã đè nặng lên đồng đô la Mỹ, khiến áp lực tăng giá lên đồng Euro vì Hoa Kỳ dường như sẽ giữ lãi suất thấp trong một thời gian. Những người tham gia thị trường đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng ECB ít nhất cũng nhận thức được những nguy hiểm mà điều này gây ra và sẽ thay đổi lại lập trường của ngân hàng sao cho phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Thật khó để đoán được tình hình hiện nay, khi trước đây người đứng đầu ECB phát biểu cũng chính là đang phản ánh quan điểm của hội đồng quản lý ở mức độ nào. Điều đó đúng với người tiền nhiệm của Lagarde - Mario Draghi – và cũng đúng với cô ấy. Điểm khác biệt ở Lagarde là cô ấy dường như bỏ lỡ các tín hiệu về những gì thị trường mong đợi được nghe.
Một số thành viên hội đồng khác được cho là cũng có mặt trong hội đồng với quan điểm ủng hộ Lagarde và không thực sự lo lắng về mức 1 Euro trị giá 1,20 đô la. Đồng tiền chung đã cho thấy mức kết thúc tuần ở khoảng 1,18 đô la vào thứ Sáu, không quá khác biệt so với mức trước cuộc họp, sau khi tăng vọt trên 1,19 đô la.
Nhưng đó vẫn là mức tăng 8% so với mức tại thời điểm bắt đầu đại dịch Coronavirus vào tháng Ba. Các nhà đầu tư đã kỳ vọng rằng ECB có thể làm tỷ giá giảm xuống.
Lạm phát trong khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức âm trong tháng 8, chạm mức âm 0,2% so với mức tăng 0,4% trong tháng 7. Nhưng Lagarde cho biết ngân hàng trung ương dự kiến lạm phát sẽ tăng lên 1% trong năm tới từ mức trung bình 0,3% trong năm nay, nâng dự báo cho năm 2021 từ 0,8% trước đó.
Điều này cũng đi ngược lại với kỳ vọng của thị trường. Báo cáo tháng 8 cho thấy tốc độ lạm phát chậm hơn, xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn bởi sức mạnh của đồng Euro, điều này sẽ làm giảm sự tăng giá đối với hàng nhập khẩu và khiến cho giá xuất khẩu cao hơn.
Dù đúng hay sai, các nhà đầu tư coi sự lạc quan của Lagarde về nền kinh tế và thái độ không thận trọng là tương đối nguy hiểm đối với chính sách tiền tệ, thay vì lập trường mà họ đã mong đợi. Một số nhà kinh tế hiện dự báo đồng Euro sẽ đạt mức 1,20 đô la và kiểm tra ngưỡng đó.
Trên hết, sự bùng phát trở lại của Covid-19 đã khiến nền kinh tế ở một số nước EU ngừng hoạt động trở lại hoặc dẫn đến các vụ đóng cửa mới, làm tê liệt sự phục hồi dự kiến của ngành du lịch và làm chậm sự phục hồi kinh tế nói chung.
Điều này làm cho dự báo lạm phát của ECB có vẻ cao, nhưng ngay cả mức 1% đó cũng quá thấp để cho thấy một sự phục hồi mạnh mẽ, vì vậy sẽ cần nhiều biện pháp kích thích tiền tệ hơn, trong việc giảm thêm lãi suất chuẩn hoặc mở rộng thu mua tài sản.
Nhưng đó không phải là thông điệp mà Lagarde muốn gửi đến cho các nhà đầu tư. Thay vào đó là sự vui mừng vì nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến, cho phép khu vực đồng Euro nâng cao dự báo không mấy lạc quan trong năm nay xuống 8% từ 8,7%. Tuy nhiên, điều này có thể phản tác dụng đối với thị trường rộng lớn.