Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam tiếp tục có phiên tăng điểm khi tâm lý nhà đầu tư được hỗ trợ bởi dự báo lạc quan của ICAEW với GDP Việt Nam năm 2021 đạt 8%.
Cổ phiếu nhóm bất động sản khu công nghiệp tăng giá TIP (+5.6%), SZL (+3.3%), SNZ (+2.8%) trước thông tin từ CBRE Việt Nam cho thấy giá thuê đất KCN miền Bắc và miền Nam tăng 20% đến 30% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4, trong khi tỷ lệ lấp đầy cũng được cải thiện.
Cũng theo CBRE Việt Nam, giá bán chung cư trung bình tăng khoảng 4 - 6% so với năm trước, và nguồn cung năm nay dự kiến được cải thiện trong khoảng 24,000 – 26,000 căn giúp cổ phiếu nhóm bất động sản tăng giá ở VHM (HM:VHM) (+7%), KDH (HM:KDH) (+6.7%), NLG (HM:NLG) (+4.2%).
Cổ phiếu HVN (HN:HVN) (+6.8%) tăng trần sau thông tin Chính phủ ban hành Nghị quyết 194 đồng ý cho các tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn tối đa 4,000 tỷ đồng với lãi suất 0% để cung cấp khoản vay cho HVN, kéo theo diễn biến tăng mạnh ở các cổ phiếu hàng không khác như VJC (HM:VJC) (+3.8%), ACV (HN:ACV) (+2.5%).
Khối ngoại bán ròng ở LPB (HM:LPB) (-1.1%), HPG (HM:HPG) (+0.7%), VND (HM:VND) (-4.4%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
HĐTL tiếp tục mở rộng đà tăng nhờ diễn biến tích cực của TTCK cơ sở. Chênh lệch F2101 và VN30 mở cửa ở mức 33.7 và giao động trong ngưỡng 19.8 và 27.9 trước khi mở rộng vào cuối phiên khi bên LONG gia tăng trạng thái, đóng cửa ở ngưỡng 29.7. NĐTNN bán ròng nhẹ trong phiên hôm nay trong khi thanh khoản suy giảm.
Thông tin doanh nghiệp
POW (HM:POW) tăng 4.7% lên 14,600 VNĐ/cp.
POW công bố kết quả kinh doanh ước tính 2020 với lợi nhuận 2,335 tỷ đồng (-7% YoY), doanh thu đạt 30,472 tỷ đồng (-14% YoY) và sản lượng điện 19.3 triệu kWh. Giai đoạn 2021-2026, POW lên phương án thoái vốn Hủa Na, NT2 (HM:NT2) xuống 51% cùng nhiều công ty khác và thực hiện các thủ tục có liên quan đối với việc chấm dứt hoạt động của Công ty Thủy điện Sơn Trà – Sông Đà và Công ty Năng lượng châu Á Thái Bình Dương.
PVS (HN:PVS) tăng 2.4% lên 21,000 VNĐ/cp.
PVS công bố kết quả kinh doanh ước tính năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1,000 tỷ đồng (-9% YoY), doanh thu 18,000 tỷ đồng (+2% YoY). Trên cơ sở đánh giá cơ hội, khó khăn và thách thức, PVS đặt mục tiêu năm 2021 với , lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng (-30% YoY) và doanh thu 10,000 tỷ đồng (- 44% YoY).
MBB (HM:MBB) giảm -0.9% xuống 26,350 VNĐ/cp.
MBB ước tính lợi nhuận hợp nhất đạt 10,688 tỷ đồng (+6.5% YoY), tổng tài sản 495 nghìn tỷ (+19.6% YoY), dư nợ tín dụng đạt 307 nghìn tỷ (+23% YoY), tỷ lệ nợ xấu đạt 1.1%. Ngân hàng đặt kế hoạch năm 2021 với LNTT tăng 25-30%, tổng tài sản tăng 15% lên mức 545 nghìn tỷ VND và tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1.3%.
Quan điểm kỹ thuật
VNIndex mở gap tăng điểm, rung lắc nhẹ trong phiên trước khi dần mở rộng đà tăng về cuối phiên.
Với xung lực tăng điểm vẫn đang khá tích cực, chỉ số nhiều khả năng sẽ sớm thử thách vùng đỉnh quanh 1200 trong những phiên tới. Đây là vùng đỉnh lịch sử mang tính trung dài hạn và mặc dù cơ hội vượt đỉnh đang được đánh giá cao nhưng có thể sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc điều chỉnh mạnh.
NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn, kết hợp mua/bán trading quay vòng 1 phần nhỏ ngắn hạn khi nhịp rung lắc xảy ra.
F1 mở gap tăng điểm với nhịp tăng gối đầu tích cực về cuối phiên.
Sau khi bứt phá khỏi vùng đỉnh trung - dài hạn từ đầu năm 2018 ở 1180, chỉ số nhiều khả năng sẽ sớm thử thách vùng điểm 1200, tương ứng khi VN30 tiến lên vùng đỉnh cũ. Đây là vùng đỉnh lịch sử mang tính trung dài hạn và mặc dù cơ hội vượt đỉnh đang được đánh giá cao nhưng có thể sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc điều chỉnh mạnh.
Chiến lược giao dịch trong phiên: Tiếp tục chiến lược giao dịch linh hoạt 2 chiều trong phiên.
Chiến lược giao dịch qua đêm: Chờ nhịp điều chỉnh rõ nét trước khi mở lại vị thế LONG.
-----------------------------------------------
Lưu ý: Mức dừng lỗ áp dụng cho các vị thế trong phiên là 2 điểm và qua đêm là 5 điểm. Tùy vào khẩu vị rủi ro và diễn biến thực tế, NĐT có thể cần điều chỉnh tăng giảm nhẹ các mức này