Chủ tịch Ngân hàng Châu Âu Mario Draghi đơn giản chỉ nói rằng “tin ở tôi” tại buổi họp báo hôm thứ Năm sau cuộc họp với hội đồng quản trị ECB. Tuy nhiên, ông đã cố xoa dịu căng thẳng kinh tế tại Châu Âu thông qua việc bày tỏ quan điểm cá nhân tin tưởng mạnh vào khả năng tìm ra giải pháp ổn thỏa cho vấn đề ngân sách Italy và kể cả vấn đề Brexit.
Draghi - cựu thống đốc ngân hàng Italy và có thể sẽ là thủ tướng trong tương lai đề cập đến vấn đề ngân sách của Rome không đồng tình với Brussels: “Cá nhân tôi thực sự tin tưởng rằng một thỏa thuận sẽ đến trong thời gian tới.”
Tuy nhiên, có vẻ như ông đã đưa ra dấu hiệu khi trả lời cho câu hỏi về việc quan điểm của hội đồng với Italy có thể phản tác dụng đặc biệt đối với cuộc bầu cử Châu Âu vào năm tới. Draghi trả lời: “tôi nghĩ anh đang hỏi một câu hỏi rất hay và nghiêm túc, nhưng tôi không phải người để trả lời cho câu hỏi đó mà anh nên hỏi thẳng các ủy viên hội đồng.”
Ông nhắc lại bình luận trước đó là đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác đáng nào cho hậu quả của việc lãi suất trái phiếu chính phủ Italy tăng. Và việc chia sẻ quan điểm cá nhân của ông đã dừng lại khi được hỏi rằng ông có lòng thương cảm đối với quan điểm Rome rằng ngân sách của họ chỉ thâm hụt trong khoảng 3% của hiệp ước cho dù Ủy ban Châu Âu muốn con số này thấp hơn để giảm nợ quốc gia.
“Câu hỏi về việc tôi có lòng thương cảm với điều này hay điều khác. Tôi không biết phải trả lời sao. Chúng ta có Ủy ban và họ mới là người bảo hộ cho hiệp định Ổn định và Tăng trưởng chứ không phải Ngân hàng Châu Âu.”
Khi mà kỳ hạn cuối cho Brexit đã đến gần mà không có thỏa thuận tiếp theo nào đã dấy lên nhiều nghi ngại về thương mại. Draghi cựu chủ tịch của Hội đồng ổn định tài chính ECB cho biết “tôi có niềm tin lớn rằng giải pháp tốt đẹp sẽ được đưa ra giảm thiểu tối đa rủi ro ổn định tài chính.”
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm nếu hạn chót đã ở gần mà không có một hiệp định mới, các đơn vị tư nhân nên dự đoán về Brexit khó khăn và chuẩn bị cho điều đó. Theo Draghi: “Tôi sẽ không coi đó là rủi ro ổn định tài chính lớn cần thiết, nhưng chắc chắn thị trường sẽ trải qua một quãng thời gian không dễ dàng gì kể cả đối với trung gian, đối tác CCP và các ngân hàng thành viên.”
Thắt chặt cho đến cuối năm, nhưng với một lập trường có lợi
Đối với chính sách tiền tệ, Draghi đã có một thông điệp rõ ràng. ECB tiến hành kế hoạch dần cắt giảm mua sắm tài sản vào cuối năm nhưng vẫn duy trì lập trường bằng việc giữ mức đầu tư hiện tại. Điều này cũng vẫn nằm trong kế hoạch không tăng lãi suất cho đến cuối mùa hè năm sau.
Hội đồng cũng lưu ý “động lực tăng yếu” trong tăng trưởng kinh tế, nhưng cho rằng hầu hết đều đến từ tình huống chỉ xảy ra 1 lần như là nền công nghiệp ô tô Đức đang chậm trễ việc triển khai quy trình chứng nhận khí thải mới. Để nhấn mạnh lập trường này, Draghi lập lại tuyên bố trước đó trả lời cho câu hỏi thả lòng đồng tiền đủ để đưa lạm phát gần với mục tiêu 2% ở giữa những rủi ro địa chính trị đang gia tăng.
“Khoản hỗ trợ này sẽ tiếp tục bổ sung việc mua sắm tài sản ròng cho đến cuối năm, bởi số cổ phiếu lớn và khoản tái đầu tư, và bởi hướng dẫn tiêp theo cho việc tăng lãi suất ECB.”
Nếu tình huống với Italy trở nên tồi tệ hơn và giá cổ phiếu giảm khiến vốn ngân hàng suy yếu, Draghi lưu ý rằng ECB có công cụ OMT hỗ trợ mua trái phiếu của một số nước nhất định dưới một vài điều kiện chắc chắn được giới thiệu trong cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu năm 2012 nhưng chưa từng được sử dụng. Sự tồn tại của OMT cho đến nay đủ để ngăn chặn lây lan ngoài kiểm soát.
Khi được hỏi về điều đó, ông nói rằng Hội đồng thậm chí còn chưa thảo luận những điều chỉnh sắp tới về những sự kiện chủ chốt, xác định việc góp vốn của các thành viên Châu Âu và phần trái phiếu Chính phủ mà Ngân hàng trung ương có thể mua trong chương trình mua sắm tài sản. Điều chỉnh này có thể làm tăng lượng mua trái phiếu của Đức, giảm của Ý nhưng Draghi nói rằng ngân hàng không có lý do bỏ qua việc góp vốn, một trong những thước đo của chương trình này.
Các chuyên gia phân tích kết luận rằng ECB sẽ không trở lại chương trình nới lỏng ngay cả khi điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ hơn. OMT đang sẵn có là một công cụ cho một số quốc gia cụ thể và trì hoãn việc tăng lãi suất nếu cần thiết.
Nhận xét dè dặt của Draghi khiến lãi suất trái phiếu Châu Âu giảm và đồng euro suy yếu.
Trong thời gian này, việc báo cáo GDP quý 3 của Mỹ cao hơn dự kiến hỗ trợ lãi suất trái phiếu Mỹ tăng. Chuyên gia cho rằng euro sẽ vẫn chịu áp lực trong trung hạn do chênh lệch lãi suất giữa Châu Âu và Mỹ đang giãn dần.