Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán hồi phục sau phiên giao dịch ngày thứ 6 kể từ sau đợt bán tháo vào giữa tuần. Dữ liệu từ Hoa Kỳ cho thấy chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tăng vào tháng 6, đánh bại dự đoán trước đó rằng chỉ số này sẽ giảm theo báo cáo của Đại học Michigan. Tuy nhiên, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng cũng hồi phục cùng lúc với sự phục hồi của các loại tiền tệ, trong phiên giao dịch Châu Âu. Sự tăng giá của tiền tệ là có thể dự đoán được vì sự phục hồi trước đó trong thị trường chứng khoán và tâm lý an tâm của người tiêu dùng khi chính phủ các nước mở cửa trở lại sau cách ly xã hội. Tuy nhiên, những lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai vẫn còn, đặt ra nghi ngờ về sự phục hồi tổng thể, điều này ngăn cản đà tăng của các loại tiền tệ trong phiên giao dịch tại New York.
Đô la Úc, Canada và đô la New Zealand tăng trưởng không quá cao. Đồng đô la Canada tăng nhờ sự hỗ trợ của giá dầu. Thoát ra khỏi vùng trú ẩn an toàn, sterling biến động mạnh trái với kỳ vong từ dữ liệu của Anh. Sản xuất công nghiệp và GDP hàng tháng tăng nhiều hơn dự đoán trong khi kỳ vọng lạm phát giảm trong tháng 5. Tin tốt duy nhất là thâm hụt thương mại đã giảm nhưng là do nhập khẩu và xuất khẩu yếu hơn. Khi Vương quốc Anh vất vả để đạt được thỏa thuận thương mại với các nước còn lại của châu Âu thì hoạt động thương mại sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, Sản xuất công nghiệp Eurozone cao hơn dự đoán đã khiến cho Euro vượt trội hơn so với đồng bảng Anh.
Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, thị trường tiền tệ và chứng khoán đã tăng điểm nhờ triển vọng phục hồi. Tuần này, chúng ta sẽ có cơ hội để xem những phục hồi này tốt như thế nào? Các biện pháp cách ly xã hội dẫn đến hoạt động kinh tế gần như là đóng cửa vào tháng 3 và tháng 4, nhưng chúng tôi mong chờ một số báo cáo kinh tế trong tháng tới. Trong tháng 5, các quốc gia trên thế giới đã giảm bớt các biện pháp cách ly xã hội. Ngân hàng trung ương kỳ vọng là bằng cách loại bỏ các hạn chế do cách ly xã hội, hoạt động kinh tế sẽ phục hồi. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Canada sẽ công bố doanh số bán lẻ tháng 5 và các nhà đầu tư rất háo hức để xem liệu sự trở lại của người tiêu dùng có tạo triển vọng mới cho nền kinh tế thế giới hay không? Thật không may, các nhà kinh tế không mong đợi tín hiệu tích cực từ số liệu kinh tế đó. Tăng trưởng trong chi tiêu của Hoa Kỳ được kỳ vọng tăng 7,2% từ mức tăng 3,9% không bao gồm chi phí ô tô và xăng. Còn với Anh ước tính tăng 5% doanh số bán lẻ.
Với các thông tin từ các dự báo về sự trở lại của người tiêu dùng, chúng tôi cho rằng thị trường tiền tệ và cổ phiếu có cơ hội tăng giá cao hơn là giảm. Nếu doanh số bán lẻ tăng hơn dự kiến, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy sự phục hồi của cổ phiếu và một đợt biến động trong USD / JPY. Vào cuối ngày thứ 6, ngoại trừ rủi ro sẽ có một đợt dịch COVID-19 thứ hai bùng nổ thì nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đường phục hồi với những cải thiện dần dần về dữ liệu dự kiến. Đồng thời sau tuyên bố của Bồi thẩm đoàn Mỹ về khả năng kiểm soát được làn sóng dịch bệnh thứ 2 tại Hoa Kỳ, có tác động đáng kể đến thị trường dòng chảy của dữ liệu kinh tế.
Bên cạnh các báo cáo doanh số bán lẻ này, còn có ba thông báo là chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, việc làm của Úc và GDP của New Zealand dự kiến được công bố. Trong số các Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, chỉ duy nhất ngân hàng trung ương Anh là dự kiến sẽ giảm bớt chính sách tiền tệ. Không giống như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương Anh chấp nhận tỷ lệ lãi suất âm. Tháng trước, họ cho biết họ đang thử nghiệm tỷ lệ lãi suất này lần đầu tiên và tiết lộ này đã khiến đồng bảng Anh giảm mạnh. Vì hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều nghi ngờ về hiệu quả của quyết định này, nên ngân hàng trung ương rất có thể sẽ tăng mua trái phiếu thay vì cắt giảm lãi suất. Do đó, đồng bảng Anh rất có thể sẽ kéo dài đà giảm trong tuần tới. Không có động thái nào từ Ngân hàng trung ương Nhật, nhưng phía Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ có thể hạ lãi suất âm hoặc hạ thấp đồng tiền vì tỷ giá EUR / CHF đã tăng trong thời gian gần đây.