I/ Giới thiệu doanh nghiệp
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Năm 2018, Techcombank (HM:TCB) được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2019, tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 383.699 tỷ đồng với gần 11.000 nhân viên. Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam.
Cập nhật KQKD Quý 3/2020
TCB công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong Q3/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 3.974 tỷ đồng (+10% so với cùng kỳ năm ngoái), tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu 20 quý liên tiếp trong bối cảnh nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lũy kế 9 tháng 2020, TCB ghi nhận 10.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+20,9% so với cùng kỳ năm ngoái) Qua đó, TCB đã hoàn thành được 82,4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020.
Biên lãi ròng dự phóng cả năm (NIM) 9T20 đạt mức kỷ lục là 4,8%
CASA cải thiện, cao nhất hệ thống
Tính đến 3Q2020, TCB có tỷ lệ CASA cao nhất hệ thống cùng với mức tăng trưởng CASA tốt nhất trong 9 tháng đầu năm, đạt 38.6% so với cùng kỳ năm ngoái, đến từ tăng trưởng E-Banking cùng với các chính sách khách hàng hấp dẫn. Trong đó CASA mảng bán lẻ tăng 64,9% so với cùng kỳ năm ngoái; đóng góp 63% tổng CASA.
Nợ xấu ghi nhận mức thấp kỷ lục tại tính đến Q3/2020
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm xuống 0,6% cuối Q3/20, thấp nhất trong ngành và tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) đạt 148% cuối Q3/20, cao thứ 2 toàn ngành đến từ việc TCB đã mạnh tay trích lập dự phòng trong 9T/2020, tăng 370% so với cùng kỳ năm ngoái.
II/ So sánh thị trường chung và cùng nhóm ngành
II.1/ So sánh tương quan TCB với các đối thủ trong ngành
Trong các ngân hàng niêm yết, TCB tỏ ra yếu thế hơn khi cổ phiếu này có tỷ suất sinh lợi kém hơn các cổ phiếu khác. Đặc biệt trong năm 2020, các ngân hàng có câu chuyện riêng như chuyển sàn và tăng vốn ghi nhận mức tăng trưởng đột phát, đơn cử như: ACB (HM:ACB), SHB (HN:SHB), VIB, LPB (HM:LPB) và CTG (HM:CTG),…
II.2/ Bản đồ tăng trưởng ngành
Nhóm ngành ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận đầu tư ấn tượng tính từ đầu năm 2020 tới nay. Những ngân hàng có “game” riêng ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc. Một vài ví dụ điển hình như chuyển sàn có ACB, VIB, LPB; tăng vốn có CTG, TPB. Việc thị trường Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid khiến hoạt động ngân hàng nhìn chung vẫn tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô là một yếu tố hỗ trợ tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu ngân hàng.
II.3/ Chu kỳ tăng trưởng với TCB trong ngắn hạn
So với các cổ phiếu trong ngành, TCB chưa thật sự bứt phá. Nhìn chung, dư địa tăng trưởng của TCB vẫn còn khi vẫn đang trong vùng dẫn dắt. Trong ngắn hạn, TCB kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mặc dù dư địa thời điểm này không còn quá nhiều.
III/ Phân tích kỹ thuật cổ phiếu TCB
Nhìn chung, khi thị trường bước vào pha tăng trưởng tích cực thì nhóm ngành trụ cột như Ngân hàng sẽ có cơ hội tăng trưởng bứt phá. Đây là động lực hỗ trợ khá lớn cho cổ phiếu TCB ghi nhận nhịp tăng trưởng giá bứt phá trong giai đoạn này.
Cụ thể với đồ thị kỹ thuật TCB, đồ thị cung 1 ngày:
- Xu hướng tăng trưởng khẳng định rõ khi giá lần lượt bứt phá các vùng cản kháng cự mạnh từ Fibonacci. Thậm chí nhịp tăng kéo vượt vùng 100% và giá tìm đến khu vực cản extention 127.2%, tương ứng mức cản giá mạnh 26k/cổ phiếu.
- Không thể bỏ qua yếu tố thanh khoản giá tăng trưởng rất mạnh trong pha tăng trưởng lần này. Điều này chứng tỏ lực tiền mua lên vẫn rất dồi dào và hạn chế áp lực chốt lời với mã TCB khi lượng hàng bán ra được hấp thụ nhanh chóng.
- Chỉ báo MACD xác định xu hướng tăng trưởng rõ nét khi xác định góc tăng trưởng đồng pha. Chưa kể yếu tố tích lũy nền cũng xuất hiện khi vùng histogram chưa thật sự bứt phá.
- Chỉ báo RSI điều chỉnh từ khu vực 70, nhưng không thật sự điều chỉnh trở lại từ khu vực quá Mua này. Nói cách khác, quán tính tăng giá vẫn còn đủ để đưa giá TCB lên các vùng kênh giá cao hơn.
Do vậy, nên tiếp tục cân nhắc mở vị thế Mua lên bám theo đà tăng với mã cổ phiếu này. Tuy nhiên, để ý điểm chặn kháng cự mạnh vùng 26.000 VND/cổ phiếu. Do vậy, có thể cân nhắc rải lệnh Mua lên để hạn chế rủi ro điều chỉnh từ vùng giá 26k/cổ phiếu.