Các công ty sản xuất ô tô là một trong những nạn nhân lớn nhất của đại dịch COVID-19 khi phải đối mặt với nhà máy hàng loạt đóng cửa và nhu cầu giảm mạnh. Ford Motor Company (NYSE:F)., nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới, là một trong số đó.
Ngay cả trước khi bước vào cuộc khủng hoảng, Ford đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Sau nhiều năm doanh thu tăng mạnh mẽ do được hỗ trợ bởi nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng tăng, nhà sản xuất xe hơi này đang phải đối mặt với nhu cầu về xe hơi giảm mạnh. Năm ngoái, thu nhập ròng của công ty đã giảm hơn một nửa.
Biểu đồ giá theo tuần của Ford
Công ty đã quyết định rời khỏi thị trường xe hơi nhỏ để tập trung vào dòng xe SUV và xe tải ở Mỹ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thâm nhập thị trường xe điện và xe tự động. Năm ngoái, họ tuyên bố sẽ chi 900 triệu đô la để chế tạo ô tô điện và xe tự động tại nhà máy Flat Rock ở phía nam Detroit.
Ford đã thực hiện kế hoạch tái cấu trúc trị giá 11 tỷ đô la, trải dài trong 5 năm, bao gồm cắt giảm hàng ngàn việc làm, cải tiến dòng xe SUV và xe bán tải để phù hợp với xu hướng hiện đại và cắt giảm một số mẫu xe không tạo ra lợi nhuận.
Nhưng cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 đang khiến hãng xe ô tô này gặp nhiều khó khăn, buộc tổ chức Xếp hạng Uy tín Toàn cầu S&P phải giảm xếp hạng tín dụng của Ford. Động thái này diễn ra sau khi Moody giảm xếp hạng của Ford lần thứ hai trong sáu tháng.
Việc hạ tín dụng đã khiến cho giá cổ phiếu Ford sụt giảm. Vốn đã giảm 41% giá trị trong năm, nay giá trị cổ phiếu của Ford còn giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009. Ford đóng cửa phiên hôm qua ở mức $5.25, giảm 2,6% trong ngày.
Trì hoãn chi trả cổ tức
Theo S&P, Ford đang đóng cửa nhà máy trên toàn cầu - bao gồm tất cả các nhà máy ở Bắc Mỹ - và hiện không có thông tin gì về thời điểm họ sẽ bắt đầu hoạt động lại.
“Việc đóng cửa tất cả các nhà máy khác với việc bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế” người xếp hạng mức độ tín dụng cho hay. Đóng cửa nhà máy sẽ khiến Ford không tạo ra được đủ doanh thu để trang trải chi phí. “Chi phí để duy trì công ty hiện nay có thể còn lớn hơn chi phí để vượt qua khủng hoảng thông thường.”
Công ty đang cố gắng ngăn chặn khủng hoảng tài chính và bảo toàn tiền mặt bằng cách hoãn chi trả cổ tức. Công ty sẽ giữ lại tiền mặt để linh hoạt hơn trong tài chính và đầu tư vào một loạt các sản phẩm mới ra mắt trong năm nay.
Jim Hackett cho biết, “mặc không lường trước được đại dịch COVID-19, công ty đã cố gắng duy trì tình hình tài chính mạnh và thanh khoản dồi dào để có thể vượt qua bất ổn kinh tế và đầu tư vào tương lai. Tôi tin tưởng vào những chiến lược công ty đang thực hiện để đối phó với sự bất ổn và tiếp tục hướng tới tương lai.”
Trái lại, các nhà phân tích lại lo ngại về tương lai của Ford khi nhà máy đóng cửa hàng loạt do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và không nhận được hộ trỡ từ chính phủ.
Adam Jonas, người đứng đầu bộ phận phân tích về ngành ô tô của Morgan Stanley, cho rằng mặc dù Ford sẽ vượt qua những bất ổn của nền kinh tế, cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục giảm.
Jonas cho rằng chiến lược của nhà sản xuất ô tô có vấn đề. Nhưng ông cũng chỉ ra những điểm mạnh của công ty khi công ty đang giữ 30 tỷ đô la tiền mặt, nguốn vốn dồi dào, một đội ngũ quản lý đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – thời điểm công ty vượt qua khủng hoảng tài chính mà không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính phủ.
Kết luận
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đổi mới của Ford. Sự sống còn của công ty phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch hỗ trợ của chính phủ và khả năng để tận dụng cơ hội của công ty khi nhu cầu tăng trở lại – được kỳ vọng là sẽ xảy ra trong bối cảnh lãi suất thấp và chi phí nhiên liệu giảm mạnh.