Thanh khoản hệ thống đang chịu áp lực
Trạng thái thanh khoản tiền Đồng đang chịu áp lực
Lãi suất liên ngân hàng đi ngang tuy vẫn duy trì ở mức cao
Giá trị giao dịch trên thị trường sơ cấp duy trì ở mức thấp do nhu cầu mua
TPCP từ các NHTM giảm. Thanh khoản trên thị trường thứ cấp giảm với đường cong lợi suất có xu hướng dịch chuyển lên phía trên
KBSV dự báo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục đi ngang nhờ việc thanh khoản hệ thống dần ổn định hơn. Lợi suất TPCP có thể tăng nhẹ do nguồn cung khá lớn trong khi cầu giảm
Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kém sôi động
Tổng giá trị phát hành TPDN trong tháng chủ yếu đến từ các ngân hàng và không ghi nhận đợt phát hành nào đến từ các doanh nghiệp bất động sản
Thị trường trái phiếu được dự báo vẫn sẽ hoạt động ở mức thấp trong các tháng tới trước động thái kiểm soát chặt chẽ việc phát hành cũng như giao dịch TPDN của Chính Phủ thông qua dự thảo sửa đổi lần 5 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
Tỷ giá liên ngân hàng duy trì ổn định trong khi tỷ giá chợ đen tăng cao
Tỷ giá liên ngân hàng tiếp tục đi ngang quanh mức 22,915
Tỷ giá chợ đen tăng cao khi chênh lệch giá vàng trong nước – quốc tế vẫn nới rộng khoảng cách và lập kỉ lục mới lên tới 17 triệu đồng/ lượng vào cuối tháng 4
Thanh khoản tiền Đồng chịu nhiều áp lực, kênh OMO được sử dụng với tần suất tăng dần vào cuối tháng
Ngân hàng Nhà Nước tiếp tục sử dụng kênh OMO hỗ trợ hệ thống, với tần suất tăng dần vào cuối tháng 4 nhưng khối lượng không quá lớn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng dịp nghỉ lễ. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng tăng cao khi các doanh nghiệp tích cực vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh kết hợp với việc Ngân hàng Nhà nước bán USD kỳ hạn 3 tháng nhằm xoa dịu nhu cầu USD tăng đột biến cũng đã tạo áp lực phần nào lên thanh khoản hệ thống. Cụ thể, theo số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 25/04/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6.75% YTD và 16.4% YoY. Lượng OMO đang lưu hành trên thị trường đạt 2,718 tỷ đồng, chủ yếu sẽ đáo hạn trong đầu tháng 5.
Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng đi ngang tuy vẫn duy trì ở mức cao
Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng đi ngang so với thời điểm cuối tháng trước ở tất cả các kỳ hạn tuy vẫn duy trì ở mức cao với lãi suất qua đêm, 1 tuần và 1 tháng thay đổi lần lượt là -5 bps, +13 bps và -9 bps so với cuối tháng 3, và khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tập trung ở kỳ hạn qua đêm với tổng giá trị giao dịch tăng 93.1% YoY, phản ánh thanh khoản hệ thống đang chịu áp lực.
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục đi ngang khi thanh khoản thị trường ổn định hơn
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng qua đêm trong tháng 5 được dự báo sẽ tiếp tục đi ngang khi thanh khoản thị trường ổn định hơn nhờ việc tiền gửi huy động tiếp tục tăng. Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 21/3/2022 huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2.15% YTD (cùng thời điểm năm 2021 chỉ tăng 0.54% YTD). Tuy nhiên lãi suất liên ngân hàng sẽ khó có thể giảm về mặt bằng thấp như năm 2020 hay thấp hơn nền của năm 2021.
Xem thêm tại đây